PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 69)

Ngoài việc phân loại tín dụng theo thành phần kinh tế, Ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ còn phân loại theo ngành nghề kinh tế. Đây cũng là cơ

sở để làm căn cứ cho vay đối với ngân hàng bởi vì dựa vào việc phân tích này ngân hàng có thể xác định được ngành nào đang phát triển, thông qua đó sẽ có thái độđúng

đắn trong việc cho vay. Ngày nay, nền kinh tế đất nước đã hội nhập nên tốc độ phát triển cao, các ngành nghề kinh tế cũng theo đó mà phát triển, cho nên mỗi ngành nghề đều có thế mạnh riêng của mình. Phân tích tín dụng theo ngành nghề kinh tế sẽ cho ta hiểu thêm về hoạt động tín dụng tại ngân hàng cũng như những rủi ro mà nó mang lại.

4.4.1. Doanh số cho vay

Bảng 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ

QUA 3 NĂM (2004-2006). Đơn vị tính: Triệu đồng 2004 2005 2006 Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. CNCB 58.333 9,12 78.058 14,81 159.379 22,14 19.725 33,81 81.321 104,18 Ngắn hạn 57.269 67.409 156.299 10.140 17,71 88.890 131,87 Trung, dài hạn 1.064 10.649 3.080 9.585 900,85 (7.569) (71,08) 2. Xây dựng 248.266 38,83 108.047 20,50 249.027 34,60 (140.219) (56,48) 140.980 130,48 Ngắn hạn 138.981 43.464 33.380 (95.517) (68,73) (10.084) (23,20) Trung, dài hạn 109.285 64.583 215.647 (44.702) (40,90) 151.064 233,91 3. Thương nghiệp 287.610 44,99 239.538 45,46 171.919 23,89 (48.072) (16,71) (67.619) (28,23) Ngắn hạn 253.931 179.707 162.994 (74.224) (29,23) (16.713) (9,30) Trung, dài hạn 33.679 59.831 8.925 26.152 77,65 (50.906) (85,08) 4. Ngành khác 45.124 7,06 101.321 19,23 139.416 19,37 56.197 124,54 38.095 37,60 Ngắn hạn 40.519 69.756 108.636 29.237 72,16 38.880 55,74 Trung, dài hạn 4.605 31.565 30.780 26.960 585,45 (785) (2,49) TỔNG CỘNG 639.333 100 526.964 100 719.741 100 (112.369) (17,58) 192.777 36,58

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL)

4.4.1.1. Công nghiệp chế biến.

Doanh số cho vay đối với ngành công nghiệp chế biến qua 3 năm nhìn chung là không cao, chỉ chiếm một tỉ trọng tương đối. Năm 2004 là 9,12%, đến năm 2005 là 14,81% và năm 2006 là 22,14%. Các ngành chủ yếu là công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghệp chế biến thủy hải sản và một số ngành truyền thống khác của ngân hàng.

Mặc dù vậy ta nhận thấy con số này tăng lên qua 3 năm. Từ năm 2004 là 58.333 triệu đồng và đến năm 2005 đã tăng lên 78.057 triệu đồng và đến năm 2006 đã là 159.379 triệu đồng. Năm 2005 tăng 19.725 triệu đồng hay tăng 33,81% so với năm 2004; năm 2006 tăng 81.321 triệu đồng hay tăng 104,18%. Qua đó ta thấy tốc độ tăng của năm sau cao hơn năm trước. Kết quả đó là do phía ngân hàng đã tích cực và chủ động cho vay mở rộng ra nhiều ngành nghề kinh tế, không còn bó hẹp trong một ngành cố định là đơn vị xây dựng. Hơn nữa, công nghiệp chế đang là ngành phát triển và

4.4.1.2. Xây dựng

Mặc dù ngành xây dựng không còn chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu ngành nghề

cho vay của chi nhánh nhưng nhìn chung doanh số cho vay đối với ngành nghề này vẫn khá cao bởi ngân hàng phát triển nhà là ngân hàng chuyên cho vay để phục vụ nhu cầu xây dựng, sửa chữa, nâng cấp nhà ở và cơ sở hạ tầng nhằm góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước. Tuy nhiên do có sự thay đổi trong cơ cấu cho vay cũng như sự

cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trên cùng đại bàn cho nên doanh số này không

đều qua các năm.

Trong năm 2004 doanh sốđối với ngành kinh tế này là 248.266 triệu đồng chiếm 38,83% nhưng đến 2005 giảm còn 108.147 triệu đồng, chiếm 20,50%, nghĩa là giảm đi 140.219 triệu đồng. Đầu năm 2004 Cần Thơ trở thành Thành Phố trực thuộc Trung

Ương, do vậy trước đó chi phí đểđầu tư xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng là rất lớn, doanh số cho vay để bổ sung vật tư thiết bị thi công lớn, nhưng đến năm 2005 thì tốc

độ giảm xuống, nhu cầu xây dựng vẫn còn nhưng không cao cho nên doanh số cho vay

ở năm 2005 bị giảm xuống.

Năm 2006, doanh số cho vay là 249.027 triệu đồng, tăng 140.980 triệu đồng hay tăng 130,48% so với năm 2005. Trong năm này tốc độ tăng trưởng kinh tế khá, người dân có nhu cầu xây dựng và sửa chữa nhà ở thêm vào đó là các công trình xây dựng dài hạn xuất hiện nhiều hơn do đó mà doanh số cho vay lại tăng lên ở năm 2006.

4.4.1.3. Thương nghiệp

Doanh số cho vay luôn cao hơn những ngành khác. Tỉ trọng này ở năm 2004 là 44,99%, năm 2005 là 45,46% và năm 2006 là 23,89%, Như vậy so với năm 2004 thì năm 2005 tăng 0,47% về tỉ trọng nhưng lại giảm 48.072 triệu đồng trong đó vay ngắn hạn là 179.707 triệu đồng, vay trung và dài hạn là 59.831 triệu đồng. So với năm 2005 thì năm 2006 giảm 67.619 triệu đồng hay 28,23% và doanh số cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỉ trọng cao hơn.

Doanh số cho vay trung và dài hạn thấp hơn so với doanh số cho vay ngắn hạn ngắn hạn, khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp tư nhân, các thể hay hộ kinh doanh. Trong những năm gần đây doanh số cho vay đối với các ngành này luôn chiếm trên

75%. Cho vay những khách hàng này sẽ hạn chếđược rủi ro vì ngân hàng thường cho vay theo hình thức cầm cố giấy tờ có giá do đó ít bị chênh lệch giá khi phát mãi như

những hình thức khác.

4.4.1.4. Cho vay đối với những ngành khác.

Các ngành này bao gồm nhà hàng, khách sạn nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, thông tin liên lạc, tiêu dùng và cho vay phục vụ cá nhân. Trong các ngành thì ngành thủy sản chứa đựng nhiều rủi ro hơn cả do chịu ảnh hưởng của thiên tai và thời tiết thất thường.

Cho vay phục vụ tiêu dùng tương đối cao do đời sống của người dân đã được nâng lên, họ chú trọng hơn đến chất lượng cuộc sống. Nhà hàng, khách sạn, kho bãi, thông tin liên lạc cũng tăng qua 3 năm nhưng tập trung nhất vẫn là cho vay ngắn hạn. Năm 2004, doanh số cho vay là 45.124 triệu đồng, chiếm 7,06%, sang năm 2005 là 101.321 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 56.197 triệu đồng hay 124,54%. Sang năm 2006 là 139.416 triệu đồng, tăng hơn năm 2005 là 38.095 triệu đồng hay 37,60%. Cho vay ngắn hạn luôn cao hơn trung và dài hạn nhằm hạn chế rủi ro và tăng khả năng quay vòng vốn cho ngân hàng, tạo điều kiện trả nợ cho khách hàng.

Đánh giá:

Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng chủ yếu là đối với các ngành như

thương nghiệp, xây dựng, công nghiệp chế biến. Dù ở năm 2005 doanh số cho vay có giảm xuống là 526.964 triệu đồng nhưng đến năm 2006 doanh số lại tăng lên là 719.741 do những biến động trên thị trường như giá vàng, dịch cúm gia cầm đã được khắc phục

4.4.2. Phân tích doanh số thu nợ.

Bảng 11: DOANH SỐ THU NỢ THEO NGÀNH NGHỀ KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ(%) S trọng ố Tiền Tỷ(%) trọng 1. CNCB 48.758 10,90 61.626 12,05 146.862 20,99 12.868 26,39 85.236 138,31 Ngắn hạn 47.859 51.647 143.725 3.788 7,91 92.078 178,28 Trung, dài hạn 899 9.979 3.137 9.080 1010,01 (6.842) (68,56) 2. Xây dựng 151.601 33,88 159.566 31,20 237.010 33,87 7.965 5,25 77.444 48,53 Ngắn hạn 46.125 64.522 84.511 18.397 39,89 19.989 30,98 Trung, dài hạn 105.476 95.044 152.499 (10.432) (9,89) 57.455 60,45 3. Thương nghiệp 230.561 51,52 247.058 48,30 203.673 29,10 16.497 7,16 (43.385) (17,56) Ngắn hạn 178.686 179.809 155.882 1.123 0,63 (23.927) (13,31) Trung, dài hạn 51.875 67.249 47.791 15.374 29,64 (19.458) (28,93) 4. Ngành khác 16.604 3,71 43.221 8,45 112.249 16,04 26.617 160,30 69.028 159,71 Ngắn hạn 14.198 35.753 100.047 21.555 151,82 64.294 179,83 Trung, dài hạn 2.406 7.468 12.202 5.062 210,39 4.734 63,39 TỔNG CỘNG 447.524 100 511.471 100 699.794 100 63.947 14,29 188.323 36,82

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

4.4.2.1. Ngành công nghiệp chế biến

Xét về cơ cấu thì ngành công nghiệp chế biến có doanh số thu nợ phù hợp với doanh số cho vay hơn những ngành khác và tăng đều đặn qua các năm. Giữ vững và phát huy dấu hiệu này sẽ làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng tăng lên. Năm 2004, doanh số thu nợ là 48.758 chiếm 10,90% tổng doanh số thu nợ, năm 2005 doanh số thu nợ là 61.626 triệu đồng, tăng 12.868 triệu đồng hay tăng 26,39% so với năm 2004, chiếm 12,05% tổng doanh số thu nợ. Năm 2006 là 146.862 triệu đồng tăng 85.236 triệu đồng hay tăng 138,31%so với năm 2005, chiếm 20,99% doanh số thu nợ. Công nghệp chế biến là ngành nghềđang phát triển trong nền kinh tế. Các khách hàng thuộc ngành này ngày càng tỏ ra làm ăn có hiệu quả, nhu cầu vốn nhiều nhưng cũng đảm bảo trả nợ khi đến hạn, tập trung chủ yếu là ở vay ngắn hạn.

4.4.2.2. Ngành xây dựng.

Doanh số thu nợ qua các năm tăng nhưng không tương xứng với doanh số cho vay. Năm 2004, doanh số thu nợ là 151.601 triệu đồng, chiếm 33,88% tổng doanh số

thu nợ các ngành nghề, năm 2005 là 159.566 triệu đồng tăng hơn năm 2004 là 7.965 triệu hay tăng 5,25% chiếm 31,20% tổng doanh số thu nợ. Như vậy mặc dù doanh số

thu nợ năm 2005 có tăng lên nhưng lại chiếm tỉ trọng thấp hơn so với năm 2004. Năm 2006 doanh số thu nợ tiếp tục tăng lên là 237.010 triệu tăng 77.444 triệu đồng hay tăng 48,53% so với năm 2005. Doanh số thu nợ của ngành xây dựng tập trung chủ yếu ở

vay trung và dài hạn.

4.4.2.3. Ngành thương nghiệp

Luôn có xu hướng cao hơn các ngành khác. Như đã nêu ở các phần trước, thương nghiệp là ngành khá phát triển, hoạt động lại có hiệu quả nên khả năng trả nợ

của khách hàng là rất cao.

Năm 2004, doanh số thu nợ là 230.561 triệu đồng, chiếm 51,52% tổng doanh số

thu nợ các ngành nghề trong đó doanh số thu nợ vay ngắn hạn chiếm đến 178.686 triệu

đồng. Năm 2005, doanh số thu nợ là 247.058 triệu đồng, tăng 16.497 triệu đồng hay tăng 7,16%, chiếm 48,30%. Tuy so về số tương đôi thì doanh số thu nợ năm 2005 có cao hơn nhưng tỉ trọng thì thấp hơn năm 2004. Năm 2006 doanh số thu nợ có phần giảm so với 2 năm đầu với số tiền là 203.673 triệu đồng, chiếm 29,10% tổng doanh số

thu nợ trong năm. Doanh số thu nợ năm 2006 có phần giảm là do doanh số cho vay ở

năm trước đã giảm xuống, đến kỳ hạn trả nợ thì số tiền thu hồi lại không cao hơn năm trước.

Tuy nhiên nhìn chung thì doanh số thu nợ ngành thương nghiệp vẫn chiếm một tỉ

trọng cao chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, công tác thu nợ của ngân hàng

đối với ngành này là tốt trong đó doanh số thu nợ ngắn hạn luôn cao hơn, chiếm trên 72% do đặc điểm của ngành là vòng quay vốn nhanh.

4.4.2.4. Các ngành khác.

Trong 3 năm qua, công tác thu nợ của ngân hàng đối với các ngành khác này có bước chuyển biến tích cực. Từ năm 2004 doanh số thu nợ chỉ là 16.604 triệu đồng, qua

năm 2005 là 43.221 triệu đồng và đến năm 2006 đã đạt đến 112.249 triệu đồng, chiếm tỉ trọng lần lượt qua 3 năm là 3,71%, 8,45% và 16,04%.

Tốc độ tăng của doanh số thu nợ cho thấy khách hàng của ngành này có uy tín, trả nợ đúng thời hạn do đó nguồn thu nợ tương đối chắc chắn. Các tài sản được họ thế

chấp là những tài sản có giá trị lớn hơn số tiền mà họ vay cho nên giảm được rủi ro.

Đánh giá:

Qua việc phân tích cho thấy doanh số thu nợ của Ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ theo các ngành nghề kinh tế là tăng ổn định qua các năm với tổng doanh số thu nợ qua các năm là 447.524 triệu đồng, 511.471 triệu đồng và 699.794 triệu đồng. Doanh số này tăng liên tục qua các năm chứng tỏ công tác thẩm

định vốn vay, giám sát việc sử dụng vốn và đôn đốc việc trả nợ được cán bộ tín dụng thực hiện tốt, vòng quay vốn được luân chuyển nhanh đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế. 4.4.3. Phân tích dư nợ Tín dụng. Bảng 12: DƯ NỢ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền % Số Tiền Tỷ tọng (%) 1. CNCB 31.269 4,93 47.701 7,35 60.218 9,00 16.432 52,55 12.517 26,24 Ngắn hạn 27.804 43.566 56.140 15.762 56,69 12.574 28,86 Trung, dài hạn 3.465 4.135 4.078 670 19,34 (57) (1,38) 2. Xây dựng 340.238 53,67 288.719 44,46 300.736 44,93 (51.519) (15.14) 12.017 4,16 Ngắn hạn 126.564 105.506 54.375 (21.058) (16,64) (51.131) (48,46) Trung, dài hạn 213.674 183.213 246.361 (30.461) (14,26) 63.148 34,47 3. Thương nghiệp 217.533 34,32 210.013 32,34 178.259 26,63 (7.520) (3,46) (31.754) (15,12) Ngắn hạn 161.715 161.613 168.725 (102) (0,06) 7.112 4,40 Trung, dài hạn 55.818 48.400 9.534 (7.418) (13,29) (38.866) (80,30) 4. Ngành khác 44.876 7,08 102.976 15,86 130.143 19,44 58.100 129,47 27.167 26,38 Ngắn hạn 35.509 69.512 78.101 34.003 95,76 8.589 12,36 Trung, dài hạn 9.367 33.464 52.042 24.097 257,25 18.578 55,52 Tổng Cộng 633.916 100 649.409 100 669.356 100 15.493 2,44 19.947 3,07

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

4.4.3.1. Ngành công nghiệp chế biến.

Công nghiệp chế biến là ngành có dư nợ thấp nhất tại Ngân hàng phát triển nhà

ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ. Mặc dù qua 3 năm dư nợ có tăng lên nhưng vẫn chiếm một tỉ trọng nhỏ.

Năm 2004 dư nợ là 31.268 triệu đồng, chiếm 4,93% tổng dư nợ của cả năm trong

đó dư nợ ngắn hạn là 27.804 triệu đồng. Năm 2005, dư nợ là 47.701 triệu đồng, tăng 16.432 triệu đồng hay tăng 52,55% so với năm 2004, chiếm 7,35% tổng dư nợ trong năm trong đó chủ yếu là dư nợ ngắn hạn với số tiền là 43.566 triệu đồng cao hơn dư nợ

trung và dài hạn là 4.135 triệu đồng. Năm 2006 dư nợ là 60.218 triệu đồng tăng 12.517 triệu đồng hay tăng 26,24% so với năm 2005 trong đó dư nợ ngắn hạn là 56.140 triệu

đồng. Dư nợ tăng lên qua 3 năm là do hoạt động tín dụng tại Ngân hàng được mở rộng cùng với sự phát triển của xã hội ngày càng phát triển.

4.4.3.2. Ngành xây dựng

Xây dựng là ngành có dư nợ cao nhất trong các ngành qua 3 năm cụ thể biến

động như sau: năm 2004 dư nợ là 340.730 triệu đồng, năm 2005 là 288.719 triệu đồng, năm 2006 là 300.730 triệu đồng chiếm tỉ trọng lần lượt qua 3 năm như sau, năm 2004 là 53,67%, năm 2005 là 44,46% và năm 2006 là 44,93%. So với năm 2004 thì dư nợ

của năm 2005 giảm 8,74% hay tương ứng là 51.519 triệu đồng. So với năm 2005 dư nợ

lại tăng lên là 12.017 triệu đồng hay tăng 4,16%.

Khả năng thẩm định là yếu tố quan trọng, do đó thẩm định phải đúng và chính xác để góp phần giảm thiểu nợ quá hạn. Việc sử dụng vốn không hiệu quả cũng là một nguyên nhân làm cho nợ quá hạn tăng lên, do đó có sự sai lệch về thời gian thu nợ và trả nợ.

4.4.3.3. Ngành thương nghiệp.

Thương nghiệp là ngành có dư nợ xếp thứ 2 trong cơ cấu ngành. Dư nợ qua 3 năm cụ thể như sau: Năm 2004, dư nợ là 217.533 triệu đồng, chiếm 34,32% tổng dư nợ

trong năm. Năm 2005 dư nợ có phần giảm xuống nhưng không nhiều với số tiền là 210.013 triệu đồng, chỉ giảm 7520 triệu đồng hay 3,46% so với năm 2004, chiếm 32,34% tổng dư nợ trong năm. Con số này lại tiếp tục giảm ở năm 2006 với 178.259

triệu đồng, chiếm 26,63% tổng dư nợ trong năm. So với năm 2005 thì dư nợ giảm đi 31.754 triệu đồng. Dư nợ qua 3 năm giảm liên tục. Chúng ta thấy do doanh số cho vay giảm dần qua 3 năm từ 287.610 triệu đồng năm 2004 xuống còn 171.919 triệu đồng ở

năm 2006, còn doanh số thu nợ thì lại tương đối ổn định và cao, luôn đạt trên 200.000 triệu đồng vì vậy mà dư nợ có xu hướng giảm.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 69)