Trong quá trình giải quyết cho khách hàng vay và quản lý khoản vay, tùy theo nhiệm vụ được phân công, các cán bộ, nhân viên tham gia vào việc đề xuất và giải quyết cho vay, thu nợ phải kiểm tra giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả
nợ của khách hàng vay như sau:
- Kiểm tra trước khi cho vay: là quá trình khảo sát, điều tra trực tiếp khách hàng có nhu cầu vay, đối chiếu với nguyên tắc, điều kiện cho vay, làm cơ sở đề xuất cho vay.
- Kiểm tra trước khi giải ngân: là kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của bộ hồ sơ
vay, các chứng từ giải ngân, người nhận tiền…
- Kiểm tra sau khi cho vay là kiểm tra việc sử dụng vốn vay và trả nợ, tài sản bảo đảm tiền vay cũng như việc thực hiện các điều khoản cam kết trong hợp đồng tín dụng được thực hiện trong 30 ngày làm việc kể từ ngày giải ngân lần đầu và định kỳ tối thiểu 03 tháng/lần.
3.6. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM.
Với quy mô tín dụng và địa bàn hoạt động ngày càng được mở rộng, Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long hoạt động ngày càng tích cực trong hệ thống ngân hàng. Riêng chi nhánh tại Thành phố Cần Thơ, kết quả hoạt động trong 3 năm qua tăng trưởng khá. Nó cho thấy đây là một kết quả khả quan, đồng thời cũng tạo điều kiện để hoạt động tín dụng tại Ngân hàng những năm tiếp theo tăng trưởng tốt hơn nữa. Sau đây là bảng tóm lược kết quả hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng qua 3 năm, phần phân tích chi tiết sẽđược trình bày trong phần sau.
Bảng 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM. Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Số Tiền Số Tiền Số Tiền Tỷ lệ (%) Số Tiền Tỷ lệ (%) 1. Thu Nhập 65.579 85.590 90.757 20.011 30,51 5.167 6,04 2. Chi phí 57.564 72.439 69.840 14.875 25,84 (2.599) (3,59)
3. Thu nhập trước thuế 8.015 13.151 20.917 5.136 64,08 7.766 59,05
4. Thu nhập sau thuế 5.770,80 9.468,72 15.060,24 3.698 64,08 5.592 59,05
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)
3.7. THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG NĂM 2007.
3.7.1. Những thuận lợi.
Cần Thơ là thành phố trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long lại là thành phố trực thuộc Trung Ương nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng là rất lớn, nhu cầu về vốn cao, đây chính là nhóm khách hàng truyền thống của ngân hàng với lượng vốn vay khá lớn. Đây lại là khu vực có dân sốđông, nhu cầu về xây dựng và phát triển nhà ở là rất cao do đó ngân hàng có được lượng khách hàng rất lớn từ nguồn này.
Vị thế cạnh tranh cũng như uy tín của ngân hàng ngày càng được mở rộng trên thị
vậy mà mở rộng được hoạt động tín dụng của ngân hàng. Càng ngày càng có nhiều khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trẻ, năng nổ nhiệt tình trong công tác.
Áp dụng hệ thống quản trị chất lượng ISO trong công tác quản lý nên chất lượng và hiệu quả trong công việc ngày càng được nâng cao.
3.7.2. Những khó khăn.
- Khó khăn đầu tiên chính là sự cạnh tranh gay gắt trên địa bàn hoạt động do sự
xuất hiện ngày càng nhiều các ngân hàng và chi nhánh hoạt động với các sản phẩm đa dạng.
- Công ty bảo hiểm, tiết kiệm bưu điện là các đối thủ cạnh tranh gây khó khăn không nhỏđối với ngân hàng.
- Sự thay đổi của lãi suất trên thị trường do sự cạnh tranh của các ngân hàng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật chưa đủđể trang bị cho quá trình cạnh tranh giữa các ngân hàng.
- Cán bộ còn ít nên khi được điều hành đi công tác đến những nơi khác thì không có người đảm nhận công việc.
3.7.3. Những mục tiêu cụ thể cần đạt được trong năm 2007.
Để góp phần cùng toàn ngành thực hiện đạt định hướng do Ban Giám Đốc đề ra trong năm 2007, toàn chi nhánh tiếp tục thực hiện phương châm: An toàn-Hiệu quả- Phát triển bền vững, đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu sau:
- Giữ vững và nâng cao thị phần,
- Nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Tăng huy động vốn, tăng khách hàng và dịch vụ cung cấp. - Giảm nợ quá hạn.
- Tổng dư nợ tăng 28%. Nợ xấu không vượt quá 2,5% tổng dư nợ. - Chênh lệch thu nhập chi phí tăng 30%.
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ CẦN THƠ.
4.1. PHÂN TÍCH KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN.
Trong bất kỳ hoạt động kinh tế nào thì nguồn vốn kinh doanh cũng luôn nắm giữ
một vai trò đặc biệt quan trọng. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng thế và nó phụ thuộc khá nhiều vào nguồn vốn. Để hoạt động của ngân hàng được phát triển và ngày càng được mở rộng thì nguồn vốn của ngân hàng phải được đảm bảo một cách an toàn. Nguồn vốn đó có thể do huy động, đi vay cũng có thể từ các tài sản nợ khác của ngân hàng. Tùy theo cơ cấu nguồn vốn mà mỗi thành phần trong nguồn vốn chiếm một tỉ lệ khác nhau. Tình hình nguồn vốn tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ qua 3 năm 2004, 2005, 2006 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:
Bảng 2: KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng CHÊNH LỆCH CHỈ TIÊU 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 TiSềốn Tỷ trọng (%) TiSềốn Tỷ trọng (%) TiSềốn Tỷ trọng (%) TiSềốn Tỷ trọng (%) Tiên Số Tỷ trọng (%) 1. VHĐ 167.810 25,28 231.161 32,12 261.441 38,63 63.351 37,75 30.280 13,10 2. VĐC từHS 483.117 72,77 457.800 63,61 389.659 57,58 (25.317) (5,24) (68.141) (14,88) 3. TS nợkhác 12.983 1,96 30.778 4,28 25.656 3,79 17.795 137,06 (5.122) (16,64) Tổng cộng 663.910 100 719.739 100 676.756 100 55.829 8,41 (42.983) (5,97)
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ) (Vốn ĐC từ HS: Vốn điều chuyển từ hội sở)
Trong quá trình hoạt động kinh doanh, ngân hàng huy động vốn từ bên ngoài như
huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế và các thành phần dân cư. Tuy nhiên do một số
nguyên nhân khách quan nên nguồn vốn huy động từ các tổ chức kinh tế, dân cư vẫn chưa thật sự lớn. Do dó mà hoạt động kinh doanh chủ yếu của ngân hàng là dựa vào
nguồn vốn được điều chuyển từ Hội Sở cấp trên. Điều này được thể hiện qua bảng số
liệu trên.
Bảng số liệu về nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng cho thấy rằng mặc dù sự
tăng giảm của nguồn vốn qua các năm là không đều nhau nhưng đã có sự mở rộng nguồn vốn. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Sự gia tăng này góp phần tích cực vào việc phát triển và mở rộng hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng theo phương thức đa dạng hóa phù hợp với sự phát triển chung của nền kinh tế. Mặc dù đến năm 2006, tình hình nguồn vốn của ngân hàng có giảm đi so với năm 2005 nhưng nhìn chung ngân hàng vẫn duy trì được hoạt động của mình.
Cụ thể nguồn vốn của năm 2005 tăng lên thêm 55.829 triệu đồng hay tăng 8,41% so với năm 2004. Nguồn vốn năm 2005 tăng lên chủ yếu là do tăng nguồn vốn huy
động và tăng các tài sản nợ khác. Năm 2004 vốn huy động và tài sản nợ khác lần lượt là 167.810 triệu đồng và 12.983 triệu đồng, còn năm 2005 là 231.161 triệu đồng và 30.778 triệu đồng. Riêng nguồn vốn năm 2006 là 676.756 triệu đồng, giảm đi 42.983 triệu đồng hay giảm 5,97% so với năm 2005. Nguyên nhân chủ yếu là do sự giảm xuống của nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Năm 2005 vốn điều chuyển từ Hội Sở là 457.800 triệu đồng đến năm 2006 thì giảm xuống còn 389.659 triệu đồng tức là giảm
đi 68.141 triệu đồng hay giảm 14,88%.
Tóm lại sự tăng giảm nguồn vốn của ngân hàng qua các năm là do sự tăng giảm của nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở và các tài sản nợ khác. Riêng nguồn vốn huy
động thì vẫn tăng qua các năm. Việc mở rộng mạng lưới huy động một cách thích hợp trong thời gian những năm gần đây đã giúp cho ngân hàng mở rộng được nguồn vốn kinh doanh của mình, đảm bảo cho việc kinh doanh năng động hơn và phát triển hơn. Tuy nhiên, do thời gian thành lập ngắn hơn những ngân hàng khác trên cùng địa bàn và một số những yếu tố khách quan khác mà việc huy động vốn dẫu có mang lại hiệu quả
nhưng vẫn còn thấp. Vốn điều chuyển từ Hội Sở mặc dù có xu hướng giảm dần qua các năm nhưng vẫn chiếm một tỉ trọng lớn trong nguồn vốn kinh doanh. Cụ thể năm 2004, nguồn vốn điều chuyển là 483.117 triệu đồng chiếm 72,77% trong cơ cấu nguồn vốn, sang năm 2005 nguồn vốn này là 457.800 triệu đồng chiếm 63,61% tổng nguồn vốn và
sang năm 2006 là 389.659 triệu đồng chiếm 57,58% tổng nguồn vốn. Kếđến là nguồn vốn huy động và cuối cùng là tài sản nợ khác của ngân hàng.
4.1.1. Phân tích tình hình nguồn vốn huy động.
Bảng 3: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: triệu đồng Chênh Lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so v2005 ới Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) I. TG TCKT, DC 167.069 99,56 194.735 84,24 226.206 86,52 27.666 16,56 31.471 16,16 II. TG TCTD khác 562 0,33 757 0,33 497 0,19 195 34,70 (260) (34,35) III. Phát hành GTCG 179 0,11 35.669 15,43 34.738 13,29 35.490 19.826,82 (931) (2,61) Tổng VHĐ 167.810 100 231.161 100 261.441 100 63.351 37,75 30.280 13,10
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)
Từ bảng phân tích số liệu về vốn huy động trên ta thấy vốn huy động qua 3 năm là tăng trưởng khá. Cụ thể năm 2004 vốn huy động là 167.810 triệu đồng, năm 2005 là 231.161 triệu đồng tăng 63.351 triệu đồng hay tăng 37,75% so với năm 2004. Nguồn vốn huy động năm 2005 tăng lên là do tiền gửi của các tổ chức dân cư, tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác, phát hành giấy tờ có giá đều tăng trong đó đáng kể nhất là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tăng thêm 27.666 triệu đồng; phát hành giấy tờ có giá tăng thêm 35.490 triệu đồng. Sang năm 2006 tổng nguồn vốn huy động là 261.441 triệu đồng, tăng 30.280 triệu đồng hay tăng 13,10% so với năm 2005. Riêng nguồn vốn huy động năm 2006 tăng chủ yếu là do tiền gửi của các tổ chức kinh tế, dân cư tiếp tục tăng lên 31.471 triệu đồng so với năm 2005. Thực tế huy động vốn qua 3 năm cho thấy rằng tuy tổng vốn huy động qua 3 năm đều tăng nhưng tốc độ tăng qua các năm là chưa cao và sang năm 2006 thì tốc độ tăng chậm lại, giảm từ 37,75% xuống còn 13,10%. Phân tích chi tiết về các hình thức huy động vốn giúp ta rõ hơn về tình hình huy động vốn tại ngân hàng.
4.1.1.1. Tiền gửi tổ chức kinh tế, dân cư.
Bảng 4: PHÂN TÍCH TÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC KINH TẾ, DÂN CƯ CỦA NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006)
Đơn vị tính: triệu đồng Chênh Lệch Chỉ tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so v2005 ới Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) I. TG TCKT, dân cư 167.069 100 194.735 100 226.206 100 27.666 16,56 31,.471 16,16 1. TG TCKT, DC 79.427 47,54 110.559 56,77 124.510 55,04 31.132 39,20 13.951 12,62 Không kỳ hạn 68.427 99.559 88.485 31.132 45,50 (11.074) (11,12) Có kỳ hạn 11.000 11.000 36.025 0 0,00 2.,025 227,50 2. TGTK 87.642 52,46 84.176 43,23 101.696 44,96 (3.466) (3,95) 17.520 20,81 Không kỳ hạn 4.293 4.094 2.157 (199) (4,64) (1.937) (47,31) Có kỳ hạn 83.349 80.082 99.539 (3.267) (3,92) 19.457 24,30 Tổng vốn huy động 167.810 231.161 261.441 63.351 37,75 30.280 13,10
(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)
Bảng số liệu cho thấy nguồn vốn của ngân hàng được huy động chủ yếu từ
tiền gửi của các tổ chức kinh tế và dân cư. Nguồn huy động này luôn chiếm một tỉ
trọng lớn hơn rất nhiều so với nguồn từ tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác và phát hành giấy tờ có giá. Cụ thểở năm 2004, huy động tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, dân cư là 167.069 triệu đồng chiếm 99,56% tổng vốn huy động, năm 2005 là 194.735 triệu
đồng chiếm 84,24% và sang năm 2006 là 226.206 triệu đồng chiếm 86,52%. Nhìn chung qua 3 năm tỉ trọng của vốn huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư là khá lớn và chênh lệch nhau không nhiều. Tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ luôn có những chương tình hấp dẫn nhằm thu hút khách hàng gửi tiền vào. Đó là những chương trình tiết kiệm dự thưởng cho những khách hàng có thời hạn gửi tiền tối thiểu từ 6 tháng trở lên. Ngoài ra vào cuối mỗi quý, ngân hàng còn tổ chức chương trình tiết kiệm tặng quà cho những khách hàng có tiền gửi tiết kiệm tối thiểu là 10 triệu
đồng với kỳ hạn là 6 tháng.
Trong những năm gần đây, tình hình kinh tế xã hội có những chuyển biến tích cực, việc sản xuất của các đơn vị kinh doanh trên địa bàn được cải thiện và hoạt động có hiệu quả. Họđã dùng nguồn tiền nhàn rỗi của mình để gửi vào ngân hàng, do đó mà
nguồn vốn huy động của ngân hàng có phần tăng lên. Cụ thể năm 2004 tỉ trọng này là 47,54%, năm 2005 là 56,77% và năm 2006 là 55,04%. Tiền gửi tiết kiệm của dân cư
cũng chiếm một tỉ trọng khá cao qua các năm là: năm 2004 chiếm 52,46% tổng số tiền huy động từ tổ chức kinh tế, dân cư, năm 2005 chiếm 43,23% và năm 2006 chiếm 44,96%.
4.1.1.2. Tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
Thực chất đây là khoản tiền gửi của các tổ chức tín dụng tại Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ nhằm phục vụ cho các hoạt động của mình. Nó chiếm một tỉ trọng khá khiêm tốn trong tổng vốn huy động của ngân hàng. Cụ thể năm 2004 tiền gửi của tổ chức tín dụng đạt 562 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33%, sang năm 2005 con số này tăng lên 757 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,33% và đến năm 2006 con số
này giảm xuống còn 497 triệu đồng chiếm tỉ trọng 0,19%.
4.1.1.3. Phát hành giấy tờ có giá.
Ở đây, giấy tờ có giá chính là các chứng chỉ nợ có thời hạn, mệnh giá và lãi suất cố định. Phát hành giấy tờ có giá để vay vốn trên thị trường nhằm phục vụ cho hoạt
động kinh doanh được phát triển. Đây được xem là một công cụ có hiệu quả trong việc kiểm soát và ổn định nền kinh tế thông qua việc ổn định chính sách tài chính, ổn định tiền tệ và hạn chế lạm phát trên thị trường. Qua đó gián tiếp góp phần làm ổn định mặt bằng lãi suất trong việc huy động vốn.
Năm 2004, số dư của kỳ phiếu, trái phiếu là 179 triệu đồng chiếm 0,11% trên vốn huy động, năm 2005 là 35.669 triệu đồng chiếm 15,43% và năm 206 là 34.738 triệu
đồng chiếm 13,29%. Số liệu thực tế cho thấy vốn huy động từ việc phát hành giấy tờ
có giá mà cụ thể là kỳ phiếu và trái phiếu ở năm 2005 và 2006 đột ngột tăng lên. Đến năm 2005, do nhu cầu huy động vốn lớn, ngân hàng đã mởđợt phát hành kỳ phiếu, trái phiếu ngắn hạn và dài hạn trong dân cư và đã làm cho nguồn vốn huy động tăng lên
đáng kể từ năm 2004 là 179 triệu đồng tăng lên ở năm 2005 là 35.669 triệu đồng. Ở
năm 2005, ngân hàng đã mở liên tiếp 3 đợt phát hành lớn. Đây là nguyên nhân lý giải