PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ:

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 57 - 65)

Là một thành phố trực thuộc Trung Ương, Cần Thơ đang vươn lên phát triển mạnh mẽ cùng với nền kinh tế của cả nước. Hệ thống ngân hàng tại cần thơ đang đáp

ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của nền kinh tế, đặc biệt ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long cũng đang có chiến lược hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả hoạt

động tín dụng của mình.

Nhận thức được sự phát triển kinh tế xã hội sẽ gắn liền nhu cầu về vốn, do đó Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ đã và đang cố gắng mở rộng nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu cho nền kinh tế. Kinh tế càng phát triển thì nhu cầu về

vốn càng cao, ngân hàng phải đáp ứng nhanh và hiệu quả vốn cho nền kinh tế. Vì vậy từ việc chỉ cho vay đối với một sốđối tượng cụ thể, ngân hàng đã mở rộng cho vay đối với nhiều thành phần kinh tế và nhiều ngành nghề kinh tế khác nhau, đáp ứng một cách

đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Phân tích tình hình cho vay theo các thành phần kinh tế của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Thành phố Cần Thơ cho thấy những tác động của việc mở rộng cho vay đến các thành phần kinh tế, các ngành nghề kinh tế khác nhau cũng như những rủi ro mà chúng sẽ mang lại cho hoạt động của ngân hàng.

4.3.1. Phân tích Doanh số cho vay.

Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG QUA 3 NĂM (2004-2006) Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ treọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 1. Kinh tế Nhà nước 76.940 100 5.000 100 71.748 100 (71.940) (93,50) 66.748 1334,96 Ngắn hạn 50.127 65,15 5.000 100 5.500 7,67 (45.127) (90,03) 500 10,00 Trung, dài hạn 26.813 34,85 66.248 92,33 (26.813) (100) 66.248 100 2.Kinh tế tưnhân 140.643 100 98.990 100 187.526 100 (41.653) (29,62) 88.536 89,44 Ngắn hạn 129.369 91,98 90.490 91,41 170.503 90,92 (38.879) (30,05) 80.013 88,42 Trung, dài hạn 11.274 8,02 8.500 8,59 17.023 9,08 (2.774) (24,61) 8.523 100,27 3. Kinh tế cá thể 421.750 100 422.974 100 460.467 100 1.224 0,29 37.493 8,86 Ngắn hạn 311.204 73,79 264.846 62,62 285.305 61,96 (46.358) (14,90) 20.459 7,72 Trung, dài hạn 110.546 26,21 158.128 37,38 175.162 38,04 47.582 43,04 17.034 10,77 TỔNG CỘNG 639.333 526.964 719.741 (112.369) (17,58) 192.777 36,58

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế chính là vốn được chuyển đến các tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ sản xuất… từ nguồn vốn huy động được, ngân hàng thực hiện công tác cho vay vừa đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế vừa thực hiện kinh doanh để sinh lời.

Doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế qua 3 năm của ngân hàng tăng trưởng không đều nhau.

4.3.1.1. Kinh tế Nhà Nước.

Hiện nay tuy doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế Nhà Nước đã giảm xuống so với những năm trước đây nhưng nó vẫn chiếm một tỉ trọng tương đối và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Cụ thểở năm 2004 số tiền cho vay

đối với thành phần Kinh tế Nhà nước là 76.940 triệu đồng, chiếm 12,03% tổng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế trong đó cho vay ngắn hạn có phần vượt trội với 50.172 triệu đồng, chiếm 65,15% trong khi cho vay trung và dài hạn chỉ chiếm 34,85%.Sang năm 2005, con số này chỉ còn 5.000 triệu đồng, giảm 71.940 triệu đồng về số tuyệt đối và 93,50% về số tương đối so với năm 2004 và hoàn toàn cho vay ngắn

hạn. Tuy vậy, so với số tiền cho vay ngắn hạn ở năm 2004 thì con số này vẫn còn giảm nhiều là 45.127 triệu đồng về số tuyệt đối và 90,03% về số tương đối và chỉ chiếm 0,95% trong tổng doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế trong năm 2005. Nguyên nhân của sự giảm xuống này ở năm 2005 là do chuyển dịch cơ cấu cho vay phân tán sang những thành phần kinh tế khác.

Năm 2006, doanh số cho vay lại tăng lên đột ngột là 71.748 triệu đồng, tăng 66.748 triệu đồng hay tăng 1334,96% so với năm 2005, chiếm 9,97% tổng doanh số

cho vay đối với các thành phần kinh tế, trong đó cho vay trung và dài hạn chiếm tỉ

trọng cao hơn là 92,33% so với cho vay ngắn hạn là 7,67%. Như vậy nếu so sánh giữa 2 năm 2004 và 2006 ta thấy có sự chuyển dịch giữa cho vay ngắn hạn với cho vay trung và dài hạn do đặc điểm tình hình kinh tế các năm khác nhau.

Các doanh nghiệp thuộc thành phần Kinh tế Nhà nước thường là các đơn vị xây dựng và doanh số cho vay phụ thuộc khá nhiều vào hoạt động kinh doanh của họ. Năm 2005, doanh số cho vay giảm nhanh do thị trường bất động sản đóng băng, hoạt động chậm lại, ngân hàng hạn chế cho vay đối với thành phần kinh tế này, cho vay tăng dần

đối với kinh tế cá thể.

4.3.1.2. Kinh tế Tập Thể.

Thành phần kinh tế này chủ yếu là các hợp tác xã vốn tồn tại lâu đời ở nước ta dựa trên cơ sở là sở hữu tập thể, các thành viên Hợp tác xã hoạt động vì lợi ích chung. Trước đây cụ thể là năm 2003, ngân hàng cho vay đối với thành phần kinh tế này chủ yếu là các Hợp tác xã là 275 triệu đồng, chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số

cho vay, khoảng 0,07%. Sang những năm tiếp theo, nhu cầu của họ giảm mạnh và gần như ngân hàng không còn cho vay đối với thành phần này. Song nguyên nhân chủ yếu là do số lượng các Hợp tác xã trên địa bàn quá ít, việc trả nợ cho ngân hàng trong những năm trước đây thường gặp khó khăn nên trong 3 năm từ 2004 đến 2006 ngân hàng không còn cho vay đối với thành phần kinh tế này nữa.

4.3.1.3. Kinh Tế Tư Nhân.

Trong tất cả các thành phần kinh tế thì đây là loại hình kinh tế hoạt động tốt, kinh doanh có hiệu quả và khác phát triển. Bên cạnh đó, ngày nay, do thủ tục thành lập

Doanh nghiệp tư nhân không còn quá khó và mất nhiều thời gian như trước nên có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân được thành lập. Thêm vào đó là tâm lý muốn được làm chủ trong ngành nghề kinh doanh của mình nên cùng với sự phát triển của nền kinh tế, doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày càng nhiều.

Năm 2004, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là 140.643 triệu

đồng, chiếm 22% tổng doanh số cho vay đối với các thành phần kinh tế. Đến năm 2005, doanh số cho vay là 98.990 triệu đồng giảm 41.653 triệu đồng hay giảm 29,26% so với năm 2004, chiếm 18,78 tổng doanh số cho vay. Ở năm 2005 thì doanh số cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều giảm. Tiêu biểu là ngắn hạn giảm từ 129.369 triệu đồng xuống còn 90.490 triệu đồng, trung và dài hạn giảm từ 11.274 triệu đồng xuống còn 8.500 triệu đồng. Trong năm 2005 này, do một số doanh nghiệp đến vay vốn ngân hàng chỉ để thực hiện phương án sản xuất kinh doanh dứt điểm nợ và không tiếp tục quan hệ tín dụng với ngân hàng nữa, phần khác do ngân hàng cho vay hạn chế ở một số doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực rủi ro cao như công nghiệp chế biến, nuôi trồng thủy sản và đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản nên doanh số cho vay giảm so với năm 2004.

Năm 2006, doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là 187.526 triệu

đồng, tăng 88.536 triệu đồng về tuyệt đối và 89,44% về tương đối so với năm 2005, chiếm 26,05% tổng doanh số cho vay. Như vậy đến năm 2006, doanh số cho vay lại tăng lên do doanh số cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đều tăng. Cụ thể doanh số ngắn hạn tăng từ 90.490 triệu đồng lên 170.503 triệu đồng, trung và dài hạn tăng từ 8.500 triệu đồng lên 170.023 triệu đồng ở năm 2006 trong đó doanh số cho vay ngắn hạn chiếm đến 90,92% đối với doanh số cho vay kinh tế tư nhân. Nền kinh tế Việt Nam năm 2006 có nhiều sự kiện quan trọng: nền kinh tế phát triển nhanh và ổn định. Các doanh nghiệp đã ra đời và cạnh tranh nhau gay gắt để tồn tại và khẳng định vị trí của mình trên thương trường do đó những doanh nghiệp tồn tại được là những doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh họ tìm đến ngân hàng để vay. Riêng ngân hàng cũng có sự chuyển hướng cho vay nhiều hơn đối với thành phần kinh tế tư nhân vì đây là thành phần hoạt động có hiệu quả trong năm,

phần vì muốn tạo thêm mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tạo lòng tin ở khách hàng vào hoạt động tín dụng của ngân hàng.

4.3.1.4. Kinh tế Cá Thể.

Khi nền kinh tế càng phát triển, đời sống xã hội được nâng cao thì nhu cầu vềđời sống vật chất lẫn tinh thần của người dân cũng được cải thiện. Kinh tế cá thể là loại hình mà ngân hàng đặc biệt chú trọng cho vay mà hình thức cho vay chủ yếu là cho vay có thế chấp và cầm cố chứng từ có giá, do đó khoản vay này được an toàn. Khách hàng vay để mua sắm vật dụng trong gia đình, chi tiêu trong sinh hoạt.

Năm 2004 doanh số cho vay đối với thành phần kinh tế này là 421.750 triệu đồng chiếm 65,97% tổng doanh số cho vay trong đó cho vay ngắn hạn là 311.204 triệu đồng chiếm 73,79% doanh số cho vay kinh tế cá thể, trung và dài hạn chiếm 26,21%. Đến năm 2005, doanh số cho vay là 422.974 triệu đồng tăng 1.224 triệu đồng hay tăng 0,29% so với năm 2004 trong đó cho vay ngắn hạn là 264.846 triệu đồng, giảm 46.358 triệu đồng, cho vay trung và dài hạn là 158.128 triệu đồng tăng 47.582 triệu đồng so với năm 2004. Doanh số cho vay kinh tế cá thể năm 2005 chiếm 80,27% tổng doanh số

cho vay đối với các thành phần kinh tế. Như vậy chỉ tiêu này so với năm 2004 là cao hơn 14,3%.

Năm 2006, doanh số cho vay là 460.467 triệu đồng, tăng 37.493 triệu đồng hay tăng 8,86% so với 2005, chiếm 63,98% tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn không có sự thay đổi nhiều so với năm 2005 và tổng doanh số cho vay qua 3 năm đều đạt trên mức 65%.

Cho vay đối với thành phần kinh tế này ngân hàng sẽ giảm thiểu được rủi ro và bảo toàn được vốn do nguồn thu được đảm bảo. Đây là thành phần kinh tế làm ăn có hiệu quả nên việc thu hồi vốn của ngân hàng cũng được đảm bảo. Vì vậy cần có sự

quan tâm đến thành phần kinh tế này nhiều hơn. Tăng cường cho vay ngắn hạn cũng là phương pháp để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Đánh giá:

Việc thực hiện cơ cấu cho vay giữa các thành phần kinh tế theo xu hướng phát triển của nền kinh tế bước đầu đã mang lại hiệu quả cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. Trong những năm qua, do cơ cấu cho vay đối với các thành phần kinh tế có sự

thay đổi nên doanh số cho vay cũng thay đổi qua các năm giữa các thành phần kinh tế. Chiếm tỉ trọng cao nhất là kinh tế cá thể, kếđến là kinh tế tư nhân và cuối cùng là kinh tế Nhà Nước. Hiện nay cơ cấu cho vay theo chính sách tín dụng mới là mở rộng cho vay đối với các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, cho vay với mọi loại hình kinh tế

khác nhau đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm phân tán rủi ro cho ngân hàng.

4.3.2. Phân tích doanh số thu nợ.

Nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là thu hồi cả gốc và lãi theo đúng hạn đã thoả thuận giữa ngân hàng với khách hàng. Việc thu hồi nợ có đúng thời hạn hay không phản ánh kết quả sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không. Điều đó thể hiện qua doanh số thu nợ. Đối với ngân hàng, doanh số thu nợ cho biết được hiệu quả hoạt động tín dụng của ngân hàng, khả năng của cán bộ tín dụng trong công tác thu hồi nợ. Riêng

đối với khách hàng, nó cho biết khách hàng có sử dụng vốn vay có hiệu quả hay không và có thực hiện đúng cam kết thời hạn trả nợ như đã thoả thuận hay không. Nhìn chung, doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng, thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng là tốt. Tình hình cụ thể như sau:

Bảng 7: DOANH SỐ THU NỢ THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ. Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh Lệch Chỉ Tiêu 2004 2005 2006 2005 so với 2004 2006 so với 2005 Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) Số Tiền Tỷ trọng (%) 1. KTNN 4.701 100 12.370 100 67.280 100 7.669 163,14 54.910 443,90 Ngắn hạn 4.701 100 1.208 9,77 45.018 66,91 (3.493) (74,30) 43.810 3626,66 Trung, dài hạn 11.162 90,23 22.262 33,09 11.162 100 11.100 99,44 2. KTTT 220 100 (220) 0 Ngắn hạn 220 100 (220) 0 Trung, dài hạn 0 0 3. KTTN 99.616 100 140.442 100 183.781 100 40.826 40,98 43.339 30,86 Ngắn hạn 74.296 74,58 133.995 95,41 169.884 92,44 5.,699 80,35 35.889 26,78 Trung, dài hạn 25.320 25,42 6.447 4,59 13.897 7,56 (18.873) (74,54) 7.450 115,56 4. KTCT 342.987 100 358.659 100 448.733 100 15.672 4,57 90.074 25,11 Ngắn hạn 207.651 60,54 196.528 54,80 269.263 60,00 (11.123) (5,36) 72.735 37,01 Trung, dài hạn 135.336 39,46 162.131 45,20 179.470 40,00 26.795 19,80 17.339 10,69 TỔNG CỘNG 447.524 511.471 699.794 63.947 14,29 188.323 36,82

(Nguồn: Phòng Nghiệp vụ kinh doanh NH PTN ĐBSCL-Cần Thơ)

4.3.2.1. Kinh tế Nhà Nước.

Đối với kinh tế Nhà Nước, doanh số thu nợ qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2004 doanh số thu nợ là 4701 triệu đồng chiếm 1,05% tổng doanh số thu nợ đối với các thành phần kinh tế. Sang năm 2005, doanh số tăng lên đến 12.370 triệu đồng, tăng 7.669 triệu đồng hay 163,14% so với năm 2004, chiếm 2,42% tổng doanh số thu nợ

trong năm. Không dừng lại ở đó, sang năm 2006, doanh số tăng lên là 67.280 triệu

đồng, tăng 54.910 triệu đồng hay tăng 443,90% so với cùng kỳ năm 2005, trong đó doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng theo thời gian còn doanh số thu nợ ngắn hạn thì lại giảm.

Ở năm 2004, doanh số thu nợ thấp là do trong giai đoạn này xuất hiện nhiều doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn làm ăn kinh doanh có hiệu quả

và nhận được nhiều công trình xây dựng, làm hạn chế hoạt động của các công ty quốc doanh. Do hiệu quả hoạt động kém nên khả năng trả nợ cho ngân hàng cũng giảm sút. Tuy nhiên doanh số thu nợ đối với thành phần kinh tế này ở 2 năm 2005 và 2006 tăng lên chứng tỏ tình hình có khá hơn và công tác thu nợ của cán bộ tín dụng cũng khá tốt.

4.3.2.2. Kinh tế tập thể.

Thành phần kinh tế tập thể ở Cần Thơ từ lâu vốn đã không nhiều, trong những năm gần đây lại càng ít do sự phát triển và cạnh tranh diễn ra trong nền kinh tế. Ngân hàng cho vay đối với thành phần này không nhiều do đó doanh số thu nợ đối với thành phần này cũng không cao.

Năm 2004 doanh số thu nợ là 220 triệu đồng và chủ yếu là thu ở cho vay ngắn hạn, chỉ chiếm 0,05% tổng doanh số thu nợ, đây thực chất là khoản thu tồn đọng trong năm trước và từ năm 2004 trở đi ngân hàng không còn cho vay đối với thành phần kinh tế này nữa. Bên cạnh đó do tài sản thế chấp của họ không đảm bảo nên ngân hàng cũng hạn chế cho vay.

4.3.2.3. Kinh tế tư nhân.

Doanh số thu nợ qua 3 năm lần lượt là 99.616 triệu đồng, 140.442 triệu đồng và 183.781 triệu đồng. Nhìn chung thì doanh số thu nợ tăng trưởng theo thời gian. Năm 2004 chiếm 22,26% tổng doanh số thu nợ, sang năm 2005 là 27,46% và năm 2007 là 26,26%. Có thể nói đây là những năm hoạt động kinh doanh của kinh tế tư nhân đạt

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG CHI NHÁNH CẦN THƠ (Trang 57 - 65)