Bảng 4.6: Một số đặc tính lý – hóa của Gas thương phẩm

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (Trang 31 - 41)

37P/70B (Elf, Shell, …), và 20P/80B (có rất ít). Những loại này hầu như đã được pha trộn sẵn và tồn tại dưới dạng hỗn hợp. Nhìn chung, do đặc tính lý – hóa của Probane nên hỗn hợp chứa nhiều thanh phần Probane thì có nhiệt lượng rất cao và sử dụng được triệt để vì bốc hơi hoàn toàn ở môi trường bên ngoài. Còn về Butane, nếu chứa nhiều thì không cần phải có áp lực cao, vì áp suất hơi không lớn ở nhiệt độ môi trường, nhưng thường không sử dụng triệt để nếu nhiệt độ môi trường thấp.

Bảng 4.6: Một số đặc tính lý – hóa của Gas thương phẩm Loại Gas Đặc tính 100% Probane Butane100% Hỗn hợp 50P/50B Tỷ trọng, g/cm3 (15oC, 1atm) 0,507 0,580 0,541 - 31 -

Áp suất hơi, kg/cm2 (40oC) 13,5 3,2 9,2

Áp suất hơi, atm (20oC) 8 2

Nhiệt độ sôi (oC) - 42,07 - 0,5

Nhiệt trị, Kcal/kg (25oC, 1 atm) 12,034 11,832 11,903

Nguồn: Dầu khí và Dầu khí Việt Nam – GSTS Trần Mạnh Trí

Đối với Gas dân dụng, tỷ lệ P/B không làm chất lượng khác biệt đáng kể. Với lượng Gas không lớn, nhiệt trị chênh lệch giữa 50P/50B và 30P/70B không đáng kể. Ngoài ra, mức độ an toàn cũng tương đương. Các loại bình 12, 45, 50 kg hiện nay được thiết kế chịu được áp suất khoảng 60 atm, trong khi áp suất hơi tạo ra ở 20oC của 50P/50B là 5 atm, và của Gas 30P/70B là 3,8 atm.

Đối với Gas công nghiệp, thành phần Probane cao hơn sẽ cho ra nhiệt trị cao hơn, sử dụng triệt để hơn. Nhưng đồng thời cũng là do yếu tố an toàn và để tiết kiệm khi thiết kế bồn chứa, đối với tình hình như ở thị trường Cần Thơ thì Gas 50P/50B là thích hợp, sản phẩm của Saigon Petro, PV Gas, Gia đình Gas, Total Gas, … đã đáp ứng được điều này.

Hiện tại với những đặc tính đó thì chất lượng sản phẩm của ngành hàng Gas của Công ty là rất tốt, rất phù hợp với những nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Cần Thơ. Và trong thời gian tới, Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế giới, nhu cầu và điều kiện thỏa mãn của khách hàng ngày cang cao. HAMACO chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Với một tập thể có truyền thống đoàn kết, thống nhất và sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, HAMACO sẽ phát triển bền vững cùng khách hàng trong tương lai.

Hiện nay, Công ty đang thực hiện theo ISO 9001:2000 vào hoạt động của Công ty, nhờ vào việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng này mà hoạt động của Công ty đều theo từng qui trình cụ thể, có thứ tự, và đạt chất lượng cao.

4.1.6 Hệ thống thông tin

Đối với đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì hệ thống thông tin là một điểm yếu. Đối với Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang thì hệ thống thông tin của Công ty luôn được cập nhật và bảo mật riêng. Công ty đã xây dựng một hệ thống nối kết Internet nội bộ rất có hiệu quả, và tính bảo mật cao, vì vậy, thông tin trong nội bộ Công ty luôn chính xác và nhanh chống. Về thông tin bên ngoài thì Công ty đã xây dựng một hệ thống tình báo Marketing hoạt động rất có hiệu quả và bí mật. Nhờ vậy mà những thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như về khách hàng rất chính xác. Hệ thống thông tin là một điểm mạnh của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang, nó đã góp phần vào sự thành công của Công ty.

Từ các phân tích trên và thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia, có thể đánh giá được một số điểm mạnh và điểm yếu của Công ty như sau:

Điểm mạnh:

(2) Chính sách giá cả hợp lý cho nhà phân phối cũng như những người tiêu dùng; (3) Hệ thống phân phối rộng lớn;

(4) Hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất hiệu quả; (5) Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả;

(6) Nguồn tài chính mạnh; (7) Cở sở vật chất mạnh; Điểm yếu:

(1) Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu;

(2) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh; (3) Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu còn yếu;

4.1.7 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)

Bảng 4.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE

Các yếu tố bên trong quan trọngMức độ Phân loại quan trọngSố điểm

(1) Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt 0,13 4 0,52

(2) Chính sách giá cả hợp lý dành cho nhà phân phối cũng như những người tiêu dùng

0,09 3 0,27

(3) Hệ thống phân phối rộng lớn 0,1 4 0,4

(4) Hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất

hiệu quả 0,11 3 0,33

(5) Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả 0,09 3 0,27

(6) Nguồn tài chính mạnh 0,1 4 0,4

(7) Cở sở vật chất mạnh 0,08 4 0,32

(8) Công tác nghiên cứu và phát triển sản

phẩm còn rất yếu 0,08 2 0,16

(9) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu

hoạt động kinh doanh 0,1 2 0,2

(10) Công tác xây dựng và quảng bá

thương hiệu còn yếu 0,12 1 0,12

Tổng 1.0 2,99

Nguồn:Tham khảo ý kiến chuyên gia và tính toán của tác giả, 2010

4.2 Phân tích môi trường bên ngoài 4.2.1 Môi trường vĩ mô

4.2.1.1 Yếu tố Chính phủ và chính trị

Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp như các bất ổn chính trị ở Trung Đông, Trung Á, Thái Lan… và chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, tàn bạo. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, môi trường…nổi lên, đã ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định ở nhiều nước và khu vực. Tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm

%

dần, giá nguyên liệu và đặc biệt là giá xăng đầu và giá gas thường xuyên biến động ở mức cao, trong khi đó xu hướng bảo hộ mậu dịch ở các nước phát triển cũng đang có chiều hướng gia tăng.

Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất.

Luật Doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung ngày càng hoàn thiện, cơ chế thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Đây là sự thuận lợi đối với ngành cũng như cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.

Chính phủ cũng như Bộ Thương mại sử dụng quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.

Tuy nhiên hệ thống pháp lý về việc quản lý ngành Gas còn lỏng lẻo, việc xử lý các hành vi kinh doanh hàng giả chưa nghiêm, làm cho môi trường kinh doanh không lành mạnh.

4.2.1.2 Yếu tố kinh tế

4.2.1.2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta qua 3 năm (2007-2009) đều giảm, từ 8,48% năm 2007 xuống 6,18% năm 2008 và năm 2009 con số này là 5,32%. Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giảm trong 2 năm gần đây, nhưng nước ta vẫn được xem là nước có tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng khá nặng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế đều bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí tăng trưởng là âm, thì Việt Nam được xem là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Châu Á., bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, trong tương lai không xa các chuyên gia dự đoán Việt Nam có thể cất cánh bay lên đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục 10% như Trung Quốc.

Bên cạnh duy trì được mức tăng trưởng khá cao, thì cơ cấu kính tế của Việt Nam cũng chuyển biến tích cực theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Tỷ trọng giá trị công nghiệp và dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngày càng tăng, nông nghiệp ngày càng giảm.Cơ cấu tỷ trọng bình quân của khu vực nông – lâm – thủy sản trong 4 năm qua khoảng 21%, khu vực công nghiệp và xây dựng khoảng 41%, con số này của khu vực dịch vụ là khoảng 38%. Như vậy, cơ cấu kinh tế của Việt Nam đang chuyển biến theo hướng công nghiệp và dịch vụ, phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Những thành công ngày càng lớn của Việt Nam trong việc hội nhập của nền kinh tế toàn cầu, được biểu hiện rõ qua sự tăng trưởng thương mại nhanh chóng và thu hút các dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI)… Những nhân tố này có thể giúp Việt Nam trở thành 1 trung tâm phát triển mới của Đông Nam Á.

Hinh 4.8: Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế Việt Nam qua các năm 2007-2009

4.2.1.2.2 Lạm phát và tỷ giá hối đoái

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, nguyên liệu chính của Công ty phần lớn là nhập khẩu nên việc thay đổi về tỷ giá và lạm phát sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận cũng như tình hình tài chính của Công ty.

+ Về lam phát

Trong khi năm 2007 tỷ lệ lạm phát của Việt Nam là 12,3% thì bước sang năm 2008 con số này đã tăng lên kỷ luc gần 23%, con số này đã vượt xa ngưỡng lạm phát cho phép tối đa là 9% của mỗi quốc gia. Điều này làm suy giảm nền kinh tế quốc gia. Bên cạnh đó, lạm phát tác động mạnh tới đời sống của nhân dân, nhất là dân nghèo, khi vật giá ngày càng leo thang. Và ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Tuy nhiên, do ngay từ đầu năm 2009 Chính phủ và các cấp các ngành đã triển khai quyết liệt và đồng bộ các giải pháp nhằm phòng ngừa tái lạm phát cao trở lại, khôi phục và đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, nhất là tập trung phát triển thị trường trong nước, chỉ đạo, điều hành tài chính, tiền tệ linh hoạt, nên mức lạm phát năm 2009 chỉ 6,88% mức thấp nhất trong 6 năm trở lại đây.

+ Về tỷ giá hối đoái

Nếu tỷ giá VND/USD giảm thì Công ty nhập gas về với giá rẻ hơn, do đó giá vốn sẽ được giảm xuống và nhu cầu vốn cũng giảm theo. Khi đó doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí sử dụng vốn và giá gas sẽ được nhiều người tiêu dùng chấp nhận hơn.

Ngược lại nếu tỷ giá VND/USD tăng sẽ khiến cho Công ty nhập gas về với giá cao hơn, do đó giá vốn cũng tăng lên và nhu cầu vốn của doanh nghiệp cũng tăng theo. Công

ty phải tăng tiền đồng Việt Nam mua đồng USD để thanh toán tiền hàng và dẫn đến doanh nghiệp phải tăng chi phí sử dụng vốn, giá thành sản phẩm đầu ra sẽ tăng lên từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của Công ty.

Năm 2009 có thể coi là năm “tiền tệ” tại Việt Nam. Tỷ giá VND/USD tăng mạnh, tỷ giá chính thức giữa USD và VND trong năm 2009 đã trải qua hai lần điều chỉnh, một lần vào tháng 3 (+2%) do tăng biên độ giao dịch từ 3% lên 5% và lần gần nhất là vào tháng 11 (+3,4%). Mặc dù sau mỗi lần điều chỉnh, tỷ giá chính thức đều lên kịch trần nhưng tỷ giá trên thị trường không chính thức (tỷ giá thị trường tự do) vẫn luôn nằm ngoài biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.

Trên thực tế, điều này đã xảy ra từ đầu năm đến nay, cho thấy thị trường ngoại hối luôn căng thẳng, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của công ty.

+ Lãi suất

Công ty có nhu cầu vay vốn cho việc dự trữ nhiên liệu nhằm phục vụ cho nhu cầu kinh doanh, các khoản vay có thời hạn vay ngắn, vì vậy khi có biến động về lãi suất sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của kế hoạch dự trữ. Ngoài ra, khi Công ty có kế hoạch đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh thì nhu cầu vay vốn dài hạn sẽ cần thiết để tài trợ cho các dự án.

Hiện nay, lãi suất của ngân hàng nước ta đang giảm, ở mức tương đối thấp. phổ biến ở mức 11-12%/năm đối với vay ngắn hạn cho hoạt động sản suất kinh doanh. Điều này tạo điều kiện thuận lợi và ưu đãi cho các doanh nghiệp trong vấn đề huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Tạo điều kiện thuận lợi cho công ty vì trong những năm gần đây công ty đang huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư mở rộng và phát triển doanh nghiệp.

4.2.1.2.3 Yếu tố xã hội

Cùng với mức thu nhập của người dân ngày càng tăng cao, đời sống được cải thiện rõ rệt, nhận thức của người dân đối với việc công nghiệp hóa-hiện đại hóa đất nước ngày càng tiến bộ, thì nhu cầu về một cuộc sống tiện nghi là điều tất yếu. Giống như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Việt Nam có phong tục “ăn chín, uống sôi” nên nhu cầu về năng lượng đáp ứng cho việc nấu nướng là rất cần thiết.

Nhu cầu sử dụng gas trong việc nấu chín thức ăn sẽ tăng lên nếu dân số tăng, thu nhập cũng như mức sống của người dân tăng. Theo dự báo dân số của khu vực ĐBSCL nói chung, của TP.Cần Thơ nói riêng cũng sẽ tăng nhưng với tốc độ chậm. Bên cạnh đó, mức sống của người dân cũng đang tăng nhanh. Từ đó, cho thấy nhu cầu về gas cũng sẽ tăng trong tương lai. Ngoài ra các yếu tố về lao động như: chất lượng lao động, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp cũng tác động đến doanh nghiệp trong việc tìm kiếm nguồn lao động đáp ứng cho nhu cầu sản xuất.

4.2.1.2.4 Yếu tố tự nhiên

Cần Thơ nằm trên bờ phải sông Hậu, ở đồng bằng sông Cửu Long. Là một trong 5

thành phố trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Ngày 24 tháng 6 năm 2009 được Thủ tướng Chính phủ ra quyết định công nhận là đô thị loại 1. cách Thành phố Hồ Chí Minh

đới với 2 mùa rõ ràng: mùa mưa (tháng 5 đến tháng 11) và mùa khô (tháng 12 đến tháng 4).

Độ ẩm trung bình là 83%, lượng mưa trung bình 1.635 mm, nhiệt độ trung bình 27°C. Thành phố Cần Thơ là trung tâm quan trọng nhất của vùng đồng bằng sông Cửu Long về kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật. Theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009 dân số Cần Thơ là 1.187.089 người, trong đó: Dân cư thành thị 781.481 người chiếm 65,8% và dân cư nông thôn 405.608 người chiếm 34,2%.

Quốc lộ 91 từ Cần Thơ đi An Giang, Quốc lộ 80 từ Cần Thơ đi Kiên Giang, Quốc lộ 1A, từ Cần Thơ đi các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau

Hiện tuyến đường Nam Sông Hậu (đoạn nối liền Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu) đang thông xe vào 24/04/2010 Sắp tới thành phố cũng sẽ triển khai xây dựng tuyến cao tốc Cần Thơ - Vị Thanh.

Cần Thơ có 3 bến cảng: Cảng Cần Thơ: Diện tích 60.000 m², có thể tiếp nhận tàu biển 10.000 tấn. Cảng Trà Nóc: Có diện tích 16 ha, cảng có 3 kho chứa lớn với dung lượng 40.000 tấn. Khối lượng hàng hóa thông qua cảng có thể đạt đến 200.000 tấn/năm. Cảng Cái Cui: Có thể phục vụ cho tàu từ 10.000-20.000 tấn, khối lượng hàng hóa thông qua cảng là 4,2 triệu tấn/năm. Sau khi thực hiện xong dự án nạo vét và xây dựng hệ thống đê tại cửa biển Quan Chánh Bố, Cảng Cái Cui sẽ là Cảng biển Quốc Tế tại TP. Cần Thơ.

Một phần của tài liệu CÔNG TY CỔ PHẦN VẬT TƯ HẬU GIANG (Trang 31 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w