Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty giảm mạnh trong năm 2008 so với năm 2007, cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp đang rất không tốt nhưng xét về tổng thể nền kinh tế hiện thời đang trong giai đoạn suy thoái – khủng hoảng thì chỉ số này ở một mức có thể chấp nhận được. Tỷ số này được giữ vững trong 2 năm 2008, 2009 cho thấy được với chỉ số này thì Công ty có thể duy trì được các hoạt động của Công ty.
Về cơ cấu nguồn vốn
Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn
Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Cụ thể cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của doanh nghiệp và nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp. Với Công ty Hamaco thì tỷ số này là 0,786, 0,805, 0,706 lần lượt qua ba năm 2007, 2008, 2009. Với những số liệu như vậy thì Công ty đang giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Công ty và mức biến động qua các năm là không lớn. Trong năm 2008 tỷ số nợ tăng lên là do nhiều nguyên nhân khác nhau một trong những nguyên nhân đó là do thị trường đang bị khủng hoảng Công ty muốn giữ vững thị phần phải vay nợ để duy trì các hoạt động của doanh nghiệp làm cho tỷ lệ nợ tăng lên. Nhờ vào những chiến lược và những chính sách đúng đắn của Công ty mà trong năm 2009 tỷ số nợ đã giảm và ở một mức thấp hơn cả so với năm 2007. Nhìn chung, tỷ lệ nợ của Công ty còn ở mức cao.
Nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của Công ty đang trong giai đoạn phát triển rất tốt. Mặt dù trong năm 2008 tỷ số này giảm chỉ còn 19% (chỉ số năm 2007 là 21%) nhưng ở năm 2009 chỉ số này đã tăng lên ở mức 29%.
Hình 4.5: Biểu đồ khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu: Với chỉ số này cho biết 100 đồng doanh thu của Công ty sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Thực tế tại Hamaco 100 đồng doanh thu mang về lợi nhuận đạt 1,03 đồng vào năm 2007, 1,39 đồng vào năm 2008 và 1,83 đồng vào năm 2009. So sánh qua 3 năm ta thấy được tỷ số này càng tăng thêm qua các năm, và hiệu quả của nó cũng tăng theo.
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản cho biết 100 đồng tài sản sẽ mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho Công ty. Thực tế tại Hamaco, 100 đồng trong tổng tài sản mà Công ty đầu tư vào đã mang về 0,07 đồng lợi nhuận năm 2007; 0.08 đồng lợi nhuận năm 2008 và 0,16 đồng lợi nhuận năm 2009. Vậy qua ba năm, tỷ số này liên tục tăng, và đạt hiệu quả cao nhất là năm 2009.
Hình 4.6: Biểu đồ tỷ suất lợi nhuận/Vốn chủ sở hữu
Nhìn chung qua 3 năm, chỉ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu tăng theo một tỷ lệ cố định trung bình vào khoảng 10 %/năm. Chỉ số này còn cho biết 100 đồng vốn chủ sơ hữu mang về cho Công ty bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cụ thể, năm 2007 là 36,01, năm 2008 là 44,58 và năm 2009 là 551. Hay nói cách khác hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của Công ty là rất tốt.
Nhìn chung về tình hình tài chính của Công ty đang bình ổn tỷ số thanh toán hiện thời và tình hình thanh toán nhanh còn chưa thật sự tốt nhưng vẫn ở múc có thể chấp nhận được trong tình hình kinh tế hiện nay. Cũng vì tình hình thanh toán của Công ty không tốt nên Công ty đã giảm tỷ lệ nợ trong tổng nguồn vốn của Công ty để ổn định tài chính, nhưng tỷ lệ nợ trong kinh doanh của Công ty còn ở tỷ lệ khá cao bù vào đó thì tỷ suất lợi nhuận trên tổng doanh thu và tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của công ty đều tăng qua các năm.
4.1.4 Cơ sở vật chất và kỹ thuật
Hiện tại, Sau 30 năm hoạt động đến nay, Công ty Cổ phần Vật tư Hậu Giang ngày càng nâng cao năng lực phân phối hàng hóa. Và Công ty đã xây dựng được cơ sở vật chất rất mạnh bao gồm:
Kho bãi tổng diện tích kho bãi hiện có của Công ty là 36.000 m2, chi tiết như sau:
Bảng 4.4: Tổng diện tích kho bãi của Công ty đvt: m2
Stt Kho Diện tích 1 Tổng Kho Trà Nóc 10.000 2 Kho 8A 3.700 3 Kho 184 1.000 4 Kho C22 10.000 5 Kho 55 Tầm Vu 800 6 Kho 65A 500 7 Kho Bạc Liêu 1.000 8 Kho Vị Thanh 5.800 9 Kho Sóc Trăng 1.400 10 Kho TP.HCM 1.800 Tổng diện tích 36.000
Nguồn: Báo cáo tài sản của Công ty năm 2009
Phương tiện vận tải - thiết bị xếp dỡ để đáp ứng và chủ động trong xếp dỡ, vận chuyển hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng Công ty đã thành lập đội vận tải thủy - bộ, xếp dỡ với phương tiện và thiết bị như sau:
Bảng 4.5: Các loại phương tiện vận chuyển của Công ty
1 Xe tải dưới 5 tấn 15 chiếc
2 Xe tải từ 5 đến dưới 10 tấn 20 chiếc
3 Xe tải trên 10 tấn 10 chiếc
4 Xe chuyên dùng cho bê tông tươi 10 chiếc
5 Ghe 50 – 100 tấn 05 chiếc 6 Xà lan tự hành 650 tấn 01 chiếc 7 Thiết bị xếp dỡ 8 Cần cẩu 20 - 35 tấn 05 chiếc 9 Xe xúc 02 chiếc 10 Xe nâng 4 tấn 01 chiếc 11 Palan 6 - 8 tấn 03 cái
Nguồn: Báo cáo tài sản năm 2009
Bên cạnh đó, Công ty còn liên kết trên 25 phương tiện vận tải thủy, trên 25 phương tiện vận tải bộ để đảm bảo vận chuyển hàng hóa kịp thời cho khách hàng.
Qua đó cho thấy về cở sở vật chất Công ty đang đủ năng lực đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh.
4.1.5 Quản trị chất lượng
Hiện tại trên thị trường có 3 loại Gas chủ yếu: 50P/50B (Sàigon Petro, PV Gas), 37P/70B (Elf, Shell, …), và 20P/80B (có rất ít). Những loại này hầu như đã được pha trộn sẵn và tồn tại dưới dạng hỗn hợp. Nhìn chung, do đặc tính lý – hóa của Probane nên hỗn hợp chứa nhiều thanh phần Probane thì có nhiệt lượng rất cao và sử dụng được triệt để vì bốc hơi hoàn toàn ở môi trường bên ngoài. Còn về Butane, nếu chứa nhiều thì không cần phải có áp lực cao, vì áp suất hơi không lớn ở nhiệt độ môi trường, nhưng thường không sử dụng triệt để nếu nhiệt độ môi trường thấp.
Bảng 4.6: Một số đặc tính lý – hóa của Gas thương phẩm Loại Gas Đặc tính 100% Probane Butane100% Hỗn hợp 50P/50B Tỷ trọng, g/cm3 (15oC, 1atm) 0,507 0,580 0,541 - 31 -
Áp suất hơi, kg/cm2 (40oC) 13,5 3,2 9,2
Áp suất hơi, atm (20oC) 8 2
Nhiệt độ sôi (oC) - 42,07 - 0,5
Nhiệt trị, Kcal/kg (25oC, 1 atm) 12,034 11,832 11,903
Nguồn: Dầu khí và Dầu khí Việt Nam – GSTS Trần Mạnh Trí
Đối với Gas dân dụng, tỷ lệ P/B không làm chất lượng khác biệt đáng kể. Với lượng Gas không lớn, nhiệt trị chênh lệch giữa 50P/50B và 30P/70B không đáng kể. Ngoài ra, mức độ an toàn cũng tương đương. Các loại bình 12, 45, 50 kg hiện nay được thiết kế chịu được áp suất khoảng 60 atm, trong khi áp suất hơi tạo ra ở 20oC của 50P/50B là 5 atm, và của Gas 30P/70B là 3,8 atm.
Đối với Gas công nghiệp, thành phần Probane cao hơn sẽ cho ra nhiệt trị cao hơn, sử dụng triệt để hơn. Nhưng đồng thời cũng là do yếu tố an toàn và để tiết kiệm khi thiết kế bồn chứa, đối với tình hình như ở thị trường Cần Thơ thì Gas 50P/50B là thích hợp, sản phẩm của Saigon Petro, PV Gas, Gia đình Gas, Total Gas, … đã đáp ứng được điều này.
Hiện tại với những đặc tính đó thì chất lượng sản phẩm của ngành hàng Gas của Công ty là rất tốt, rất phù hợp với những nhu cầu của người tiêu dùng tại thị trường Cần Thơ. Và trong thời gian tới, Việt Nam ngày càng phát triển và hội nhập mạnh mẽ với thế giới, nhu cầu và điều kiện thỏa mãn của khách hàng ngày cang cao. HAMACO chú trọng đào tạo nguồn nhân lực, cải tiến hệ thống quản lý theo ISO 9001:2000, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Với một tập thể có truyền thống đoàn kết, thống nhất và sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, HAMACO sẽ phát triển bền vững cùng khách hàng trong tương lai.
Hiện nay, Công ty đang thực hiện theo ISO 9001:2000 vào hoạt động của Công ty, nhờ vào việc áp dụng hệ thống quản trị chất lượng này mà hoạt động của Công ty đều theo từng qui trình cụ thể, có thứ tự, và đạt chất lượng cao.
4.1.6 Hệ thống thông tin
Đối với đại đa số các doanh nghiệp Việt Nam thì hệ thống thông tin là một điểm yếu. Đối với Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang thì hệ thống thông tin của Công ty luôn được cập nhật và bảo mật riêng. Công ty đã xây dựng một hệ thống nối kết Internet nội bộ rất có hiệu quả, và tính bảo mật cao, vì vậy, thông tin trong nội bộ Công ty luôn chính xác và nhanh chống. Về thông tin bên ngoài thì Công ty đã xây dựng một hệ thống tình báo Marketing hoạt động rất có hiệu quả và bí mật. Nhờ vậy mà những thông tin về đối thủ cạnh tranh cũng như về khách hàng rất chính xác. Hệ thống thông tin là một điểm mạnh của Công ty Cổ Phần Vật Tư Hậu Giang, nó đã góp phần vào sự thành công của Công ty.
Từ các phân tích trên và thông qua tham khảo ý kiến chuyên gia, có thể đánh giá được một số điểm mạnh và điểm yếu của Công ty như sau:
Điểm mạnh:
(2) Chính sách giá cả hợp lý cho nhà phân phối cũng như những người tiêu dùng; (3) Hệ thống phân phối rộng lớn;
(4) Hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất hiệu quả; (5) Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả;
(6) Nguồn tài chính mạnh; (7) Cở sở vật chất mạnh; Điểm yếu:
(1) Công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm còn rất yếu;
(2) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng được nhu cầu hoạt động kinh doanh; (3) Công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu còn yếu;
4.1.7 Ma trận đánh giá nội bộ (IFE)
Bảng 4.7: Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong IFE
Các yếu tố bên trong quan trọngMức độ Phân loại quan trọngSố điểm
(1) Sản phẩm đa dạng, chất lượng tốt 0,13 4 0,52
(2) Chính sách giá cả hợp lý dành cho nhà phân phối cũng như những người tiêu dùng
0,09 3 0,27
(3) Hệ thống phân phối rộng lớn 0,1 4 0,4
(4) Hổ trợ và tiếp xúc với khách hàng rất
hiệu quả 0,11 3 0,33
(5) Hệ thống thông tin hoạt động hiệu quả 0,09 3 0,27
(6) Nguồn tài chính mạnh 0,1 4 0,4
(7) Cở sở vật chất mạnh 0,08 4 0,32
(8) Công tác nghiên cứu và phát triển sản
phẩm còn rất yếu 0,08 2 0,16
(9) Nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu
hoạt động kinh doanh 0,1 2 0,2
(10) Công tác xây dựng và quảng bá
thương hiệu còn yếu 0,12 1 0,12
Tổng 1.0 2,99
Nguồn:Tham khảo ý kiến chuyên gia và tính toán của tác giả, 2010
4.2 Phân tích môi trường bên ngoài 4.2.1 Môi trường vĩ mô
4.2.1.1 Yếu tố Chính phủ và chính trị
Trong những năm qua, tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp như các bất ổn chính trị ở Trung Đông, Trung Á, Thái Lan… và chủ nghĩa khủng bố quốc tế vẫn tiếp tục diễn ra với nhiều hình thức tinh vi, tàn bạo. Các mối đe dọa an ninh phi truyền thống như dịch bệnh, thiên tai, môi trường…nổi lên, đã ảnh hưởng đến sự phát triển và ổn định ở nhiều nước và khu vực. Tăng trưởng kinh tế thế giới có xu hướng giảm
%
dần, giá nguyên liệu và đặc biệt là giá xăng đầu và giá gas thường xuyên biến động ở mức cao, trong khi đó xu hướng bảo hộ mậu dịch ở các nước phát triển cũng đang có chiều hướng gia tăng.
Tuy nhiên, Việt Nam hiện nay được xếp vào những nước có nền chính trị ổn định cao. Điều này cho thấy sự bền vững của môi trường đầu tư. Từ đó tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, cũng như các doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô sản xuất.
Luật Doanh nghiệp đã được sửa đổi bổ sung ngày càng hoàn thiện, cơ chế thông thoáng khuyến khích doanh nghiệp đầu tư và phát triển. Đây là sự thuận lợi đối với ngành cũng như cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Chính phủ cũng như Bộ Thương mại sử dụng quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.
Tuy nhiên hệ thống pháp lý về việc quản lý ngành Gas còn lỏng lẻo, việc xử lý các hành vi kinh doanh hàng giả chưa nghiêm, làm cho môi trường kinh doanh không lành mạnh.
4.2.1.2 Yếu tố kinh tế
4.2.1.2.1 Khái quát tình hình kinh tế Việt Nam
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta qua 3 năm (2007-2009) đều giảm, từ 8,48% năm 2007 xuống 6,18% năm 2008 và năm 2009 con số này là 5,32%. Nguyên nhân khiến tốc độ tăng trưởng kinh tế nước ta giảm là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước ta giảm trong 2 năm gần đây, nhưng nước ta vẫn được xem là nước có tốc độ tăng trưởng khá cao. Hầu hết các nước trên thế giới đều bị ảnh hưởng khá nặng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, tốc độ tăng trưởng kinh tế đều bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí tăng trưởng là âm, thì Việt Nam được xem là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất ở Châu Á., bên cạnh Trung Quốc và Ấn Độ, trong tương lai không xa các chuyên gia dự đoán Việt Nam có thể cất cánh bay lên đạt tốc độ tăng trưởng ngoạn mục 10% như Trung Quốc.