Tổng hợp các trường phái lý thuyết, thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thểđược xác định trên 4 nhóm yếu tố sau:
- Chất lượng, khả năng cung ứng, mức độ chuyên môn hóa các đầu vào
- Các ngành sản xuất và dịch vụ trợ giúp cho doanh nghiệp
- Yêu cầu của khách hàng về chất lượng sản phẩm, dịch vụ - Vị thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh
Theo Michael Porter thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gồm bốn yếu tố:
a. Các yếu tố bản thân doanh nghiệp: Bao gồm các yếu tố về con người (chất lượng, kỹ năng); các yếu tố về trình độ (khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm thị
trường); các yếu tố về vốn… các yếu tố này chia làm 2 loại:
* Loại 1: các yếu tố cơ bản như: môi trường tự nhiên, địa lý, lao động; * Loại 2: các yếu tố nâng cao như: thông tin, lao động trình độ cao…
Trong đó, yếu tố thứ 2 có ý nghĩa quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chúng quyết định lợi thế cạnh tranh ởđộ cao và những công nghệ có tính độc quyền. Trong dài hạn thì đây là yếu tố có tính quyết định phải được đầu tư
một cách đầy đủ và đúng mức.
b. Nhu cầu của khách hàng: Đây là yếu tố có tác động rất lớn đến sự phát triển của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, không một doanh nghiệp nào có khả năng thõa mãn đầy đủ tất cả những yêu cầu của khách hàng. Thường thì doanh nghiệp có lợi thế về mặt này thì có hạn chế về mặt khác. Vấn đề cơ bản là, doanh nghiệp phải nhận biết được điều này và cố gắng phát huy tốt nhất những điểm mạnh mà mình
đang có để đáp ứng tốt nhất những đòi hỏi của khách hàng. Thông qua nhu cầu của khách hàng, doanh nghiệp có thể tận dụng được lợi thế theo quy mô, từđó cải thiện
các hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình. Nhu cầu khách hàng còn có thể gợi mở cho doanh nghiệp để phát triển các loại hình sản phẩm và dịch vụ mời. Các loại hình này có thể được phát triển rộng rãi ra thị trường bên ngoài và khi đó doanh nghiệp là người trước tiên có được lợi thế cạnh tranh.
c. Các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ: Sự phát triển của doanh nghiệp không thể tách rời sự phát triển các lĩnh vực có liên quan và phụ trợ như: thị trường tài chính, sự phát triển của công nghệ thông tin… Ngày nay, nhờ công nghệ thông tin, khách du lịch có thểđặt tour ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc nào.
d. Chiến lược của doanh nghiệp, cấu trúc ngành và đối thủ cạnh tranh:
Sự phát triển của hoạt động doanh nghiệp sẽ thành công nếu được quản lý và tổ
chức trong một môi trường phù hợp và kích thích được các lợi thế cạnh tranh của nó. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ là yếu tố thúc đẩy sự cải tiến và thay đổi nhằm hạ thấp chi phí, nâng cao chất lượng dịch vụ.
Trong bốn yếu tố trên, yếu tố 1 và 4 được coi là yếu tố nội tại của doanh nghiệp, yếu tố 2 và 3 là những yếu tố có tính chất tác động và thúc đẩy sự phát triển của chúng. Ngoài ra, còn hai yếu tố mà doanh nghiệp cần tính đến là những cơ hội và vai trò của Chính Phủ. Vai trò của Chính Phủ có tác động tương đối lớn đến khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là trong việc định ra các chính sách về công nghệ, đào tạo và trợ cấp.
2.1.3.2 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
Môi trường kinh doanh bao gồm tất cả các yếu tố, điều kiện thuận lợi và khó khăn, tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động của doanh nghiệp. Người ta có thể phân loại môi trường theo những tiêu thức khác nhau, ví dụ như môi trường tự
nhiên và môi trường xã hội, môi trường kinh tế và môi trường chính trị… Nhưng cách phân loại môi trường kinh doanh phổ biến nhất là: môi trường bên trong (nội bộ doanh nghiệp), môi trường vi mô hay môi trường trực tiếp (môi trường cạnh tranh) và môi trường vĩ mô (môi trường bên ngoài)