15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập
3.2.6. Giải pháp hoàn thiện công tác dự trữ, kho trong phân phối.
Để chính sách phân phối phát huy được hiệu quả thì hệ thống hậu cần có vai trò hết sức quan trọng. Hệ thống hậu cần có những vấn đề về lưu trữ lưu chuyển hàng hóa, cung ứng sản phẩm dịch vụ trước và sau bán. Vì thế kênh hậu cần cũng phải được thiết kế cụ thể phân chia từng công đoạn. Đối với công ty, hoạt động hậu cần cũng là một trong những hoạt động quan trọng của chính sách phân phối sản phẩm. Vì là công ty thương mại không trực tiếp sản xuất cho nên các nghiệp vụ trong hậu cần đều phải được chú trọng từ nghiệp vụ mua hàng, nghiệp vụ kho, vận chuyển… Trong quá trình thực hiện mặc dù công ty đã có nhiều cố gắng nhưng vân chưa thể hoàn thiện được, để khắc phục những hạn chế đó em xin đưa ra một số ý kiến sau:
- Về vận chuyển: Con đường đưa hàng hóa đến khách hàng có thể biểu diễn theo sơ đồ sau:
Biểu hình 3.4: dòng vận chuyển sản phẩm của công ty
- Phương tiện vận chuyển của công ty hiện tại bằng xe máy là chủ yếu phục vụ cho những khách hàng gần công ty và mua với số lượng ít, còn với những khách hàng ở xa và mua với số lượng lớn thì sẽ thuê thêm phương tiện bên ngoài để vận chuyển. Tuy nhiên, để chủ động về thời gian và phương tiện giao hàng công ty nên có phương tiện riêng bằng ôtô, hơn nữa, giá thuê xe ở ngoài rất cao, giá xăng dầu lại đang tăng lên chính vì thế giá thuê xe lại càng ngày càng tăng vậy nên việc có phương tiện chuyên chở riêng là rất cần thiết. Khi đó đòi hỏi phải có đội ngũ lái xe, đây sẽ là các nhân viên được hưởng lương theo quy định của công ty, chịu trách nhiệm trước công việc, được hưởng chế độ giống như các thành viên khác trong công ty. Mặt khác, việc chuyên trở các mặt hàng kỹ thuật cao mà công ty đang kinh doanh đỏi hỏi phải có cách sắp xếp sao cho hạn chế thấp nhất sự va đập hay mức độ rung chuyển, xóc để đảm bảo khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng vẫn còn nguyên vẹn. Hơn nữa, thường khi mua các sản phẩm này khách hàng thường yêu câu công ty đến tận nơi để lắp đặt, do việc lắp đặt phải do các nhân viên kỹ thuật có chuyên môn và kinh nghiệm mới có thể đảm nhận, họ không thể tự mình lắp ráp được. Nếu như nhân viên giao hàng đồng thời là các kỹ thuật viên là tốt nhất. Như vậy quá trình đưa hàng hóa cho khách hàng sẽ an toàn và không cần phải có nhân viên khác đi kèm để giám sát hàng.
Kho của công ty Phương tiện vận chuyển
Khách hàng Trung gian phân
phối Phương tiện vận chuyển Kho của công ty Khách hàng Kho của nhà cung ứng Khách hàng
+ Mô hình kiểm tra dự trữ: Kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản trị dự trữ do đó phải xác định được phương pháp kiểm tra. Với tình hình hoạt động và phương thức bán hàng trực tiếp là chủ yếu thì công ty phải áp dụng mô hình kiểm tra dự trữ thường xuyên kết hợp với kiểm tra định kỳ. Công việc kiểm tra thường xuyên được áp dụng với việc kiểm tra số lượng từng mặt hàng vào cuối ngày. Đối với kiểm tra định kỳ có thể áp dụng với kiểm tra tình trạng hàng hóa trong kho về chất lượng, độ an toàn…Với hai mô hình kiểm tra này công ty đảm bảo tốt được lượng hàng cung ứng cho khách
+ Xác định quy mô lô hàng: Đây là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp tới chi phí. Việc xác định quy mô lô hàng phải hợp lý, lô hàng không được quá lớn sẽ ảnh hưởng làm tăng chi phí dự trữ. Để xác định được lô hàng phù hợp công ty phải tiến hành phân định được giới hạn kinh tế, tức là mức lợi nhuận cận biên của một đơn vị bán ra phải bằng lỗ cận biên không bán được của đơn vị hàng hóa đó. Bên cạnh đó công ty cũng cần dự đoán được tình hình số lượng đơn đặt hàng trong thời gian tới, nhu cầu tiêu thụ của nó để có kế hoạch dự trữ thích hợp. Bởi vì với mặt hàng công nghệ cao này mà dự trữ nhiều sẽ rất bất lợi, vì công nghệ thay đổi liên tục do đó nếu dự trữ nhiều công ty sẽ không tiêu thụ kịp, dẫn đến tồn, mà khi công nghệ của nó đã lạc hậu thì rất khó bán với giá ban đầu, công ty sẽ phải bán theo kiểu thanh lý và như vậy lợi nhuận sẽ bị giảm.