Các nhân tố thuộc môi trường ngành.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY KINH DOANH (Trang 35 - 38)

15 Lợi nhuận sau thuế thu nhập

2.2.2.Các nhân tố thuộc môi trường ngành.

a. Đặc điểm thị trường – khách hàng trọng điểm.

Theo đánh giá của giới chuyên môn, thị trường máy tính hiện nay vẫn đang trong tình trạng khó kiểm soát. Điều này sẽ gây ra thiệt hại không nhỏ cho người tiêu dùng đồng thời cũng gây mất lòng tin của họ đối với các công ty kinh doanh mặt hàng này. Tuy vậy,sức mua máy vi tính sẽ tiếp tục tăng cao. Đối tượng mua chủ yếu là học sinh, sinh viên mà gia đình tương đối khá giả hay những sinh viên của các trường cao đẳng, kỹ thuật mà máy tính là một công cụ học tập không thể thiếu. Trong đó có những người thật sự cần máy tính như là một thiết bị thiết yếu nhưng cũng có những người mua máy tính như một phong trào. Những đối tượng này thường không đòi hỏi quá cao về cấu hình của máy và thường thích những loại máy tính giá rẻ. Phần lớn những đối tượng này chọn linh kiện máy tính lắp ráp từ các cửa hàng, với mức giá vừa phải, 400-500 USD/bộ thậm chí chọn hàng giá rẻ 250-350 USD/bộ. Một lượng khách hàng cũng tương đối lớn của công ty đó là các công nhân viên chức của các công ty làm trong lĩnh vực phần mềm và các công ty mới thành lập cần đầu tư trang thiết bị cho văn phòng. Những khách hàng này có yêu cầu cao hơn về cấu hình của máy, và thường thì giá cả không thành vấn đề với họ mà chủ yếu về chất lượng sản phẩm. Họ là những người có thu nhập tương đối cao và tính chất công việc họ đòi hỏi những máy móc có chất lượng tốt. Họ thường mua những bộ máy tính đồng bộ và sản phẩm của những công ty uy tín lớn trên thị trường mà chất lượng sản phẩm đã được công nhận.

Không ít học sinh, sinh viên có hiểu biết về vi tính hiện nay thường chọn giải pháp tự mua linh kiện theo dạng mô-đun (tùy loại model mỗi máy có 9-11 mô-đun) về tự lắp ráp. Máy vi tính bộ do các cửa hàng kinh doanh máy tính lắp ráp sẵn, hoặc do các đơn vị trong nước sản xuất lắp ráp được tiêu thụ nhiều. Riêng máy bộ nhập ngoại chủ yếu chỉ nhập theo số lượng đã được ký hợp đồng sẵn đối với các cơ quan, doanh nghiệp lớn.

Khách hàng của công ty TNHH TIC chủ yếu là khách hàng taị địa bàn Hà Nội, cùng với các dịch vụ đi kèm, hiện công ty đã xây dựng được uy tín của mình, đồng thời cùng với các chuyên gia trong lĩnh vực máy tính, dịch vụ bảo

hành, bảo trì và nâng cấp hệ thống của công ty được thực hiện rất tốt.Với mục tiêu mở rộng hệ thống khách hàng khắp miền Bắc, công ty đã và đang cố gắng thực hiện các biện pháp cung cấp sản phẩm và chăm sóc khách hàng tốt nhất. Trên địa bàn Hà Nội hiện nay có rất nhiều công ty kinh doanh cùng loại mặt hàng cũng như các dịch vụ mà công ty đang kinh doanh, mặc dù được thành lập chưa lâu so với các công ty cạnh tranh, nhưng công ty đã thiết lập được mối quan hệ với khách hàng và ngày càng mở rộng hệ thống kênh phân phối của mình.

STT Tên hàng Doanh thu (Nghìn đồng) Tỷ trọng (%) 2004 2005 2006 2004 2005 2006

1 Bộ máy tính để bàn 1.710.758 3.106.961 4.100.510 41,24 35,57 29,082 Máy tính xách tay 654.602 1.523.346 2.996.418 15,78 17,44 21,25 2 Máy tính xách tay 654.602 1.523.346 2.996.418 15,78 17,44 21,25 3 Linh kiện rời. 677.002 1.553.044 2.590.316 16,32 17,78 18,37 4 Thiết bị văn phòng 1.105.936 2.551.429 4.413.548 26,66 29,21 31,30 5 Tổng doanh thu 4.148.298 8.734.781 14.100.792 100 100 100

Biểu hình 2.4: Danh mục mặt hàng của công ty.

b. Đối thủ cạnh tranh.

Cuộc chiến cạnh tranh về giá giữa các công ty máy tính hiện nay vô cùng nóng bỏng. Các doanh nghiệp không muốn cạnh tranh về giá sẽ phải nỗ lực đa dạng hoá sản phẩm bằng cách nhảy vào các thị trường liên quan, như điện tử gia dụng chẳng hạn, để nâng đỡ lợi nhuận. Trong khi đó, nhiều hãng khác lại theo đuổi các cuộc sáp nhập với đối thủ để cải thiện lợi nhuận thông qua quy mô.

Tháng 6/2004, ra đời một liên minh gồm các công ty Intel, CMS, FPT Elead, Hewlett-Packard, LG Electronics, Samsung, Seagate, VDC, Microsoft cùng chương trình “Máy tính Thánh Gióng” với mục tiêu bán 1 triệu máy tính cho những người có thu nhập thấp và thanh niên nông thôn. Bên cạnh đó, nhóm G6 gồm 6 Công ty Máy tính Hà Nội là Trần Anh, Mai Hoàng, Phúc Anh, Vĩnh Trinh, Hà Nội Computer và Ben Computer cũng đã tung ra thị trường những sản phẩm của mình, linh kiện dành cho máy tính của họ đều dùng hàng mới 100%, đảm bảo chất lượng của các hãng sản xuất lớn trên thế giới và có nhà phân phối tại Việt Nam. Người tiêu dùng đã có ấn tượng tốt đối với các công ty này giờ lại có thêm cơ sở để lựa chọn sản phẩm cho mình, có thể mua các “máy

tính giá rẻ” mà chất lượng vẫn đảm bảo. Các công ty này hiện đã có uy tín lâu năm, được khách hàng tin tưởng và được xem như những công ty hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh máy tính và thiết bị văn phòng ở Hà Nôi và đang chiếm một thị phần áp đảo. Điều này tạo nên một sức ép tương đối lớn đối với các công ty kinh doanh máy tính trên địa bàn Hà Nội và công ty TNHH thương mại tin học và thiết bị văn phòng TICcũng không ngoại lệ, đòi hỏi công ty phải nỗ lực rất lớn mới có thể đứng vững được trên thị trường. Các mặt hàng linh kiện máy vi tính hiện nay khá dồi dào. Sản phẩm thế hệ mới xuất hiện liên tục có cấu hình và tốc độ mạnh hơn đã đẩy giá linh kiện model trước đó giảm mạnh, do đó bắt buộc công ty phải tìm cách tiêu thụ hàng nhanh vì nếu tồn kho nhiều có thể sẽ gây thiệt hại lớn cho công ty. Việc sử dụng sản phẩm nào phụ thuộc vào lựa chọn của khách hàng và uy tín của nhà cung cấp. Bên cạnh đó, dịch vụ bảo trì và hậu mãi cũng là một trong những điều mà người tiêu dùng quan tâm, mà về khía cạnh này công ty TIC chưa thể sánh bằng với các công ty lớn như Trần Anh, FPT, Khai Trí, Nguyễn Hoàng được.

Hơn nữa, các công ty máy tính ở Hà Nội hiện nay đang tung ra rất nhiều chương trình khuyến mãi nhằm quảng bá thương hiệu cũng như nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng của mình, điều đó khiến cho công ty TIC dễ bị chìm lấp trong hàng chục công ty khác nếu như không có những chính sách xúc tiến độc đáo hơn, và việc để cho các khách hàng biết đến công ty gặp rất nhiều khó khăn. Mặt khác,khi cánh cửa WTO đã rộng mở thì vấn đề bản quyền phần mềm là một thách thức lớn với các doanh nghiệp nhưng đồng thời cũng là cơ hội kinh doanh cho các nhà cung cấp giải pháp phần mềm. Tuy nhiên, điều khiến các công ty máy tính lắp ráp tại Việt Nam như T&H, CMS, Khai Trí, Nguyễn Hoàng…nói chung và công ty TNHH thương mại tin học và thiết bị văn phòng TIC nói riêng thực sự lo ngại là khả năng cạnh tranh khi các nhà cung cấp lớn từ nước ngoài đổ vào. 80% thị trường máy tính để bàn thuộc về công ty máy tính Việt Nam đang đối diện với nguy cơ lấn lướt từ laptop, mà phần lớn thị trường máy tính xách tay thuộc về các hãng nước ngoài, và thị trường Hà Nội là một trong những mặt trận khốc liệt nhất sau thành phố Hồ Chí Minh. Trong mối lo chung đó, công ty TNHH TIC luôn thận trọng trong việc đề ra các chiến

lược kinh doanh và theo dõi sát sao những diễn biến trên thị trường trong và ngoài nước để có thể đưa ra những sự điều chỉnh hợp lý, giảm tối đa những thiệt hại và phục vụ khách hàng của mình một cách tốt nhất, nâng cao sức cạnh tranh của công ty.

c. Các trung gian phân phốí.

Các trung gian phân phối hiện nay khá đa dạng với hiệu quả làm việc ngày càng cao. Do nhu cầu của người dân ngày càng lớn và các công ty thì khó có thể đáp ứng trực tiếp cho cả một thị trường rộng lớn, cho nên các trung gian có cơ hội để phát triển, thực hiện chức năng đưa hàng hoá tới tay người tiêu dùng nhanh chóng và hiệu quả hơn. Số lượng các nhà bán lẻ cũng như bán buôn trên địa bàn Hà Nội đã tăng lên rất nhiều trong một vài năm gần đây, thêm vào đó là các dịch vụ phụ trợ cũng không ngừng được nâng cao, đó là sự phát triển vượt bậc của dịch vụ ngân hàng, truyền thông, nghiên cứu và tư vấn…Điều này tạo ra nhiều thuận lợi song đồng thời cũng gây không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của công ty, khó khăn lớn nhất mà nó gây ra đó là tạo ra một sức ép cạnh tranh tương đối lớn, đòi hỏi công ty phải có một sự nỗ lực lớn để có thể tồn tại và phát triển được.

Một phần của tài liệu CHÍNH SÁCH PHÂN PHỐI CỦA CÔNG TY KINH DOANH (Trang 35 - 38)