Đối với trang trại trồng cây lâu năm

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 91 - 93)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5

3.3.2.1. Đối với trang trại trồng cây lâu năm

Trang trại trồng cây lâu năm trên địa bàn huyện là loại hình trang trại có nhiều ưu thế phát triển với các sản phẩm chủ lực là sản xuất chè, cây ăn quả kết hợp chăn nuôi đại gia súc được đánh giá là loại hình trang trại có mức thu nhập khá và tương đối ổn định, với nguồn gốc từ kinh tế hộ qua tích luỹ phát triển lên thành kinh tế trang trại. Ngoài những giải pháp trên bình diện chung đã đưa ra để thực hiện cho các loại hình trang trại, chúng tôi xin đề cập một số giải pháp riêng cho loại hình trang trại này như sau:

- Các trang trại trồng cây lâu năm trên địa bàn hiện nay đang đứng trước một số thực trạng khó khăn trong sản xuất cây chè, cây ăn quả.

Về sản xuất cây Chè, hiện nay phần lớn diện tích Chè trong các trang trại vẫn là chè giống cũ, năng suất thấp, chất lượng nguyên liệu chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến và tiêu thụ trên thị trường, vì vậy, giải pháp hàng đầu hiện nay là cần nhanh chóng tiến hành cải tạo, trồng mới và trồng lại diện tích chè giống cũ để tăng nhanh sản lượng, nâng cao phẩm cấp nhằm đáp ứng nhu cầu thu mua, chế biến của công ty chè Bắc Sơn, công ty chè Quân Chu. Tỉnh, huyện cần có kế hoạch trợ giúp về giống, vốn, kỹ thuật cho các trang trại, các hộ sản xuất trong vùng sớm hoàn thành kế hoạch cải tạo giống chè trên địa bàn. Mặt khác, các trang trại cũng đang rất cần Nhà nước quan tâm về công tác thuỷ lợi cho vùng đồi, núi, hỗ trợ đầu tư theo phương pháp tưới chè nhỏ giọt để đẩy mạnh thâm canh và nhất là để sản xuất chè vụ đông, nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè.

Về cây ăn quả, khó khăn, hạn chế lớn nhất vẫn là khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm; vì các sản phẩm sản xuất chủ yếu của các trang trại trên địa bàn là các cây ăn quả phổ biến như Vải, Nhãn, Hồng, Na,… mặc dù luôn được mùa nhưng thường mất giá và khó khăn trong khâu tiêu thụ, phụ thuộc chủ yếu vào thị trường trái cây tự do. Đây cũng là tình hình chung hiện nay và rất cần được Nhà nước quan tâm, quy hoạch và thu hút đầu tư các cơ sở công nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm cho nông dân nói chung và cho các trang trại nói riêng. Về phía các trang trại, cũng cần phải nỗ lực tìm kiếm đối tác, mở rộng thị trường tiêu thụ ra bên ngoài. Bên cạnh đó, cần thực hiện trồng xen canh cây hàng năm để tận dụng diện tích và bù đắp chi phí theo phương châm lấy ngắn nuôi dài.

Sơ đồ 3.1 : Cây giải pháp phát triển trang trại cây lâu năm. Giải pháp phát triển trang trại cây lâu năm

Hình thành cơ sở chế Tự chế biến của Đầu tư kết cấu hạ tầng Cho vay vốn dài hạn Thực hiện lấy ngắn Cải tạo vườn tạp Hoàn thiện phương Tổ chức mạng lưới

biến chung trang trại nuôi dài thức canh tác khuyến nông

Trong sơ đồ cây giải pháp nêu trên, chúng tôi cho rằng cần tập trung vào các giải pháp thiết yếu sau:

- Đối với Nhà nước và địa phương cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện quy hoạch phát triển vùng chuyên canh sản xuất cây chè, cây ăn quả đối với các xã phía tây của huyện như Phúc Thuận, Phúc Tân, Bắc Sơn... gắn với kế hoạch đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ, giải quyết tốt vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đẩy mạnh các chương trình dự án đầu tư cải tạo và nâng cao chất lượng giống chè, giống cây ăn quả, nâng cao hiệu quả hoạt động công tác khuyến nông đi đôi với việc giải quyết tốt nhu cầu về vay vốn trung và dài hạn cho các hộ sản xuất nói chung và cho các trang trại nói riêng.

- Đối với các chủ trang trại cần tập trung cải tạo vườn tạp, hoàn thiện phương thức canh tác, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quan tâm đầu tư nhiều hơn vào các khâu chế biến và tiêu thụ sản phẩm để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại.

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)