- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến
2.2.5. Tình hình sử dụng lao động của các trang trạ
Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của trang trại. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra:
Bảng 2.8: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra
(Tính bình quân 1 trang trại )
ĐVT : Lao động
Chỉ tiêu
Các loại hình trang trại Cây Lâu năm Chăn nuôi Lâm nghiệp Tổng hợp BQ chung I. Lao động TX 3,33 3,48 3,44 4,25 3,58 1. LĐ của chủ TT 3,33 2,33 3 3,13 2,7 2. LĐ thuê TX - 1,15 0,44 1,12 0,88
II. LĐ thuê thời vụ 5,17 2,22 5,44 5,37 3,66
Tổng cộng LĐ 8,5 5,7 8,88 9,62 7,24
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả
Kết quả điều tra, khảo sát về tình hình lao động của các trang trại được tổng hợp và trình bày ở trên cho thấy quy mô lao động phụ thuộc vào loại hình sản xuất, trình độ trang bị tư liệu sản xuất và quy mô của từng trang trại. Bình quân 1 trang trại ở Phổ Yên hiện đang sử dụng 3,58 lao động thường xuyên (cả nước là 3,48) và 3,66 lao động thuê theo thời vụ (tính ở thời điểm cao nhất trong năm), trong số lao động thường xuyên thì lao động của gia đình chủ trang trại chiếm tới 75,4% (cả nước là 73,6%) còn số phải thuê ngoài là 24,6%. Các loại
hình trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây lâu năm sử dụng nhiều lao động hơn trang trại chăn nuôi.
Các trang trại điều tra đều có thuê lao động bên ngoài, lao động thuê ngoài thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp, làm những công việc nặng nhọc, không có trường hợp thuê lao động kỹ thuật hoặc quản lý. Việc thuê mướn lao động thuần tuý chỉ thông qua thoả thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm thuê. Ngoài tiền công ra người lao động không được hưởng thêm một chế độ nào khác.
Thu nhập bình quân 1 lao động thuê ngoài trong các trang trại thường từ 8- 9 triệu đồng/năm cao gấp 2 lần so với lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào đạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc đơn giản như làm đất, trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,... có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu việc yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,.... Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho việc đạo tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông thôn, nông nghiệp nói chung và cho kinh tế trang trại nói riêng.