Đặc điểm, tình hình cơ bản của chủ trang trại

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 52 - 71)

Để phát triển kinh tế trang trại, một trong những yếu tố rất quan trọng có tính quyết định là khả năng tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của chủ trang trại. Nghiên cứu đặc điểm của chủ trang trại từ số liệu điều tra, chúng tôi tổng hợp và tính toán một số chỉ tiêu cụ thể như sau:

Bảng 2.7. Đặc điểm, tình hình cơ bản về chủ trang trại

Chỉ tiêu Số lƣợng Tỷ lệ (%)

1. Giới tính 50 100

Nam 47 94

Nữ 3 6

2. Dân tộc 50 100

Kinh 43 86

Sán Dìu 7 14

3. Thành phần 50 100

Nông dân 43 86

Khác 7 14

4. Tổ chức đoàn thể 50 100

Đảng viên 5 10

Hội viên đoàn viên 40 80

5. Trình độ Văn hoá 50 100

Không biết chữ

Cấp I 10 20

Cấp II 22 44

Cấp III 18 36

6. Trình độ chuyên môn 50 100

Không bằng cấp 35 70

Sơ cấp 9 18

Trung cấp 4 8

Cao đẳng - Đại học 2 4

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Theo số liệu tổng hợp kết quả điều tra, tính đến thời điểm cuối năm 2006 có thể thấy một số tình hình về chủ trang trại ở Phổ Yên như sau:

- Về giới tính: đa số các chủ trang trại là Nam, Nữ chỉ chiếm tỷ lệ 3% trong tổng số.

- Về dân tộc: chủ trang trại là người Kinh chiếm đa số, người dân tộc thiểu số chỉ chiếm 14%, kết quả này cũng phản ánh đúng cơ cấu, thành phần các dân tộc ở các vùng có kinh tế trang trại của Phổ Yên.

- Nguồn gốc xuất thân của chủ trang trại phần lớn từ thành phần nông dân, điều này thể hiện việc hình thành các trang trại chủ yếu xuất phát từ kinh tế hộ nông dân tại địa phương. Một số chủ trang trại có nguồn gốc xuất thân khác là những người có điều kiện về vốn, có ý chí làm giầu thực hiện đầu tư phát triển kinh tế trang trại.

- Về tổ chức đoàn thể của chủ trang trại có 10% là đảng viên, số còn lại hầu hết là hội viên, đoàn viên các đoàn thể như Hội nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ... của địa phương.

Từ thực tế hoạt động ở nhiều trang trại cho thấy, nét đặc trưng của chủ trang trại phải là những người có ý chí làm giàu, chịu khó học hỏi; có kinh nghiệm và khả năng quản lý, điều hành cũng như áp dụng khoa học, kỹ thuật vào sản xuất; có hiểu biết nhất định về thị trường... Tuy nhiên, đến nay ở Phổ Yên số này chưa nhiều.

- Về trình độ văn hoá: do phần đông xuất thân từ nông dân nên trình độ văn hoá bị hạn chế. Trong đó văn hoá cấp I còn chiếm tới 20%; văn hoá cấp II là 44%

và cấp III là 36%. Đây cũng là vấn đề khó khăn đối với các chủ trang trại trong việc quản lý, quyết định các chủ trương đầu tư để phát triển trang trại.

- Về trình độ chuyên môn: phần lớn các chủ trang trại đều không có bằng cấp chuyên môn, số có bằng chuyên môn từ trung cấp trở lên chỉ có 12%. Thực tế này cho thấy năng lực quản lý sản xuất kinh doanh, trình độ khoa học kỹ thuật

và khả năng ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh ở các trang trại còn rất hạn chế.

2.2.5. Tình hình sử dụng lao động của các trang trại

Lao động trong các trang trại là một trong những nhân tố phản ánh quy mô sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động của trang trại. Dưới đây là số liệu tổng hợp về tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra:

Bảng 2.8: Tình hình sử dụng lao động của các trang trại điều tra (Tính bình quân 1 trang trại )

ĐVT : Lao động Chỉ tiêu

Các loại hình trang trại Cây Lâu

năm

Chăn nuôi

Lâm nghiệp

Tổng hợp

BQ chung

I. Lao động TX 3,33 3,48 3,44 4,25 3,58

1. LĐ của chủ TT 3,33 2,33 3 3,13 2,7

2. LĐ thuê TX - 1,15 0,44 1,12 0,88

II. LĐ thuê thời vụ 5,17 2,22 5,44 5,37 3,66 Tổng cộng LĐ 8,5 5,7 8,88 9,62 7,24

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Kết quả điều tra, khảo sát về tình hình lao động của các trang trại được tổng hợp và trình bày ở trên cho thấy quy mô lao động phụ thuộc vào loại hình sản xuất, trình độ trang bị tư liệu sản xuất và quy mô của từng trang trại. Bình quân 1 trang trại ở Phổ Yên hiện đang sử dụng 3,58 lao động thường xuyên (cả nước là 3,48) và 3,66 lao động thuê theo thời vụ (tính ở thời điểm cao nhất trong năm), trong số lao động thường xuyên thì lao động của gia đình chủ trang trại chiếm tới 75,4% (cả nước là 73,6%) còn số phải thuê ngoài là 24,6%. Các loại

hình trang trại tổng hợp, trang trại lâm nghiệp và trang trại trồng cây lâu năm sử dụng nhiều lao động hơn trang trại chăn nuôi.

Các trang trại điều tra đều có thuê lao động bên ngoài, lao động thuê ngoài thường là dân địa phương quen biết, trình độ thấp, làm những công việc nặng nhọc, không có trường hợp thuê lao động kỹ thuật hoặc quản lý. Việc thuê mướn lao động thuần tuý chỉ thông qua thoả thuận miệng giữa chủ trang trại và người làm thuê. Ngoài tiền công ra người lao động không được hưởng thêm một chế độ nào khác.

Thu nhập bình quân 1 lao động thuê ngoài trong các trang trại thường từ 8- 9 triệu đồng/năm cao gấp 2 lần so với lao động khu vực nông thôn. Tuy nhiên, lao động làm việc trong trang trại chủ yếu vẫn là lao động phổ thông, chưa qua đào đạo chỉ có khả năng đảm nhiệm những công việc đơn giản như làm đất, trồng cây, chăn nuôi gia súc, gia cầm, chế biến thức ăn,... có rất ít lao động đảm nhiệm các khâu việc yêu cầu trình độ kỹ thuật như điều khiển máy móc, chọn giống cây con, kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi, mua vật tư, bán sản phẩm,.... Điều đó đang đặt ra yêu cầu cấp bách cho việc đạo tạo nguồn nhân lực có trình độ, chuyên môn kỹ thuật cho khu vực nông thôn, nông nghiệp nói chung và cho kinh tế trang trại nói riêng.

2.2.6. Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại

Đất đai là yếu tố đầu tiên, quyết định đến quy mô, loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại. Tổng hợp kết quả điều tra tình hình đất đai và sử dụng đất đai trong các trang trại như sau:

Bảng 2.9 Tình hình sử dụng đất đai của các trang trại điều tra

Đơn vị tính : m2

Chỉ tiêu Tổng số

Các loại hình trang trại

Chăn nuôi Cây lâu năm Lâm nghiệp Tổng hợp Tổng số BQ Tổng

số BQ Tổng số BQ Tổng số BQ Tổng số BQ

1. Tổng số trang trại 50 27 6 9 8

2. Tổng số d.tích đất canh tác 3.148.748 62.975 249.488 9240 748.360 124.727 1.305.620 145.069 845.280 105.660 - Đã giao quyền sử dụng 1.761.770 172.147 583.720 659.338 346.565

2.1. Cây hàng năm 199,819 3.996 96.919 3.590 29.000 4.833 27.200 3.022 46.700 5.838 Đất trồng lúa 122.380 2.448 48.781 1.807 18.100 3.017 19.480 2.164 36.020 4.503 Đất cây CN hàng năm 59.200 1.184 36.099 1.337 10.500 1.750 5.600 622 7.000 875 2.2. Cây lâu năm 453.549 9.071 103.529 3.834 191.000 31.833 100.320 11.147 58.700 7.338 Đ. cây CN lâu năm 259.690 5.194 59.770 2.214 116.000 19.333 48.820 5.424 35.100 4.338 Đ. cây ăn quả 189.860 3.797 39.760 1.473 75.000 12.500 51.500 5.722 23.600 2.950 2.3. Đất lâm nghiệp 2.407.520 48.150 36.520 1.353 513.000 85.500 1.165.000 129.444 693.000 86.625 Đất rừng trồng 2.367.520 47.350 36.520 1.353 513.000 85.500 1.165.000 129.444 653.000 81.625 2.4. Đất NT thuỷ sản 87.860 1.757 12.520 464 15.360 2.560 13.100 1.456 46.880 5.860

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Diện tích đất canh tác bình quân của 1 trang trại điều tra là 6,3 ha, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (5,8 ha) và của Thái Nguyên (5,3 ha) nhưng lại thấp hơn mức bình quân của khu vực Đông Bắc bộ (8,9 ha).

Trong đó, diện tích đất đã được giao quyền sử dụng lâu dài chiếm 56%, vẫn còn 44% diện tích chưa được giao quyền sử dụng lâu dài cho chủ trang trại; diện tích đất chưa được cấp giấy chủ quyền cho các chủ trang trại chủ yếu là đất nhận chuyển nhượng; đất nhận khoán của nông, lâm trường và đất tự khai phá mở rộng sản xuất. Để các chủ trang trại yên tâm đầu tư, khuyến khích khai thác và sử dụng đất đai có hiệu quả cần nhanh chóng giải quyết thủ tục cấp chủ quyền đối với diện tích đất của trang trại trong mức hạn điền, nhất là đối với diện tích đất tự khai phá, đất sang nhượng hợp pháp.

Về quy mô diện tích phụ thuộc vào loại hình sản xuất kinh doanh của trang trại, các trang trại chăn nuôi có quy mô diện tích nhỏ nhất với mức bình quân chỉ có 0,92 ha; trang trại trồng cây lâu năm có quy mô diện tích bình quân là 12,5 ha; trang trại tổng hợp là 10,5 ha và trang trại lâm nghiệp có quy mô diện tích bình quân cao nhất là 14,5 ha. Nhìn chung, quy mô diện tích đất canh tác của các trang trại ở Phổ Yên đều vượt quy định trong tiêu chí về diện tích do Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn và Tổng cục Thống kê ban hành.

Bảng 2.10 Cơ cấu diện tích đất các trang trại điều tra

Đơn vị tính DT : M2

Chỉ tiêu

Tổng số Các loại hình trang trại

Chăn nuôi Cây lâu năm Lâm nghiệp Tổng hợp DT

(m2)

cơ cấu (%)

DT (m2)

cơ cấu (%)

DT (m2)

cơ cấu (%)

DT (m2)

cơ cấu (%)

DT (m2)

cơ cấu (%)

1. Tổng số trang trại 50 27 6 9 8

2. Tổng d.tích canh tác 3.148.748 100 249.488 100 748.360 100 1.305.620 100 845.280 100 2.1.Cây hàng năm 119,819 6,3 96.919 38,8 29.000 3,9 27.200 2,1 46.700 5,5 Đất trồng lúa 122.380 3,9 48.781 19,6 18.100 2,4 19.480 1,5 36.020 4,3 Đất cây CN hàng năm 59.200 1,9 36.099 14,5 10.500 1,4 5.600 0,4 7.000 0,8 2.2. Cây lâu năm 453.549 14,4 103.529 41,5 191.000 25,5 100.320 7,7 58.700 6,9 Đ cây CN lâu năm 259.690 8,2 59.770 24,0 116.000 15,5 48.820 3,7 35.100 4,2 Đ cây ăn quả 189.860 6,0 39.760 15,9 75.000 10,0 51.500 3,9 23.600 2,8 2.3. Đất lâm nghiệp 2.407.520 76.5 36.520 14,6 513.000 68,5 1.165.000 89,2 693.000 82,0 Đất rừng trồng 2.367.520 75.2 36.520 14,6 513.000 68,5 1.165.000 89,2 653.000 77,3 2.4. Đất thuỷ sản 87.860 2,8 12.520 5,0 15.360 2,1 13.100 1,0 46.880 5,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Về cơ cấu diện tích đất canh tác trong các trang trại thực hiện điều tra thì đất lâm nghiệp chiếm tỷ trọng tới 76,5 % trong tổng diện tích, trong đó chủ yếu là đất rừng trồng. Đất trồng cây lâu năm chiếm 14,4%; đất trồng cây hàng năm 6,3% và đất thuỷ sản 2,8% trong tổng diện tích. Cơ cấu diện tích một số cây trồng chính như sau: đất Lúa chiếm 3,9 %; đất trồng cây công nghiệp hàng năm 1,9%; đất cây công nghiệp lâu năm 8,2%; đất trồng cây ăn quả 6% và đất rừng trồng 75,2% trong tổng diện tích.

2.2.7. Tình hình vốn và nguồn vốn của các trang trại

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất để tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh của trang trại. Thực trạng tình hình về vốn, nguồn vốn của các trang trại ở huyện Phổ Yên được tổng hợp qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.11 Tình hình Vốn và Nguồn vốn của các trang trại điều tra ( Tính bình quân 1 trang trại )

Chỉ tiêu

BQ chung T.T chăn nuôi T.T cây lâu năm T.T lâm nghiệp T.T tổng hợp Số tiền

(1000đ)

cơ cấu

%

Số tiền

(1000đ) cơ cấu % Số tiền

(1000đ) cơ cấu % Số tiền

(1000đ) cơ cấu % Số tiền (1000đ)

cơ cấu % 1. Tổng vốn SXKD hiện co 175.470 100 241.519 100 117.333 100 77.500 100 106.375 100 Vốn của chủ trang trại 150.390 85,7 203.815 84,4 115.667 98,6 68.611 88,5 88.125 82,8

Vốn vay 23.460 13,4 35.074 14,5 1.667 1,4 7.778 10,0 18.250 17,2

Tr. Đó vay NH,TD 21.700 12,4 32.852 13,6 1.667 1,4 7.778 10,0 14.750 13,9

Vốn huy động khác 1.620 0,9 2.630 1,1 0,0 1.111 1,4 0,0

2. Vốn đầu tư năm 2005 40.950 100,0 58.741 100,0 26.500 100,0 7.500 100,0 29.375 100,0 Vốn của chủ trang trại 28.630 69,6 41.333 70,4 24.833 93,7 3.056 40,7 17.375 59,1

Vốn vay 12.120 29,6 17.037 29,0 1.667 6,3 4.444 59,3 12.000 40,9

Tr. Đó vay NH,TD 10.680 26,1 15.778 26,9 1.667 6,3 2.222 29,6 11.000 37,4

Vốn huy động khác 200 0,5 370 0,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Tổng số vốn đầu tư của các trang trại tính đến thời điểm điều tra là 8.773,5 triệu đồng, bình quân vốn đầu tư 1 trang trại là 175,5 triệu đồng. Trong đó trang trại chăn nuôi có quy mô vốn bình quân cao nhất là 241,5 triệu đồng, kế đến là trang trại trồng cây lâu năm 117,3 triệu đồng; trang trại tổng hợp 106,4 triệu và cuối cùng là trang trại lâm nghiệp 77,5 triệu đồng.

Xét về quy mô vốn đầu tư bình quân các trang trại của Phổ Yên chỉ bằng 68,1% so với mức bình quân chung của cả nước; bằng 91,4% so với mức bình quân chung của khu vực Đông Bắc nhưng lại cao hơn mức bình quân chung của Thái Nguyên là 18,4%, (quy mô vốn bình quân 1 trang trại của Thái Nguyên là 148,2 triệu đồng).

Về cơ cấu nguồn vốn, chủ yếu là nguồn vốn tự có của chủ trang trại, chiếm tới 85,7%; vốn đi vay chỉ chiếm 13,4% (trong đó 92,5% là vay ngân hàng, tín dụng). Như vậy, vốn đầu tư để phát triển trang trại ở Phổ Yên vẫn chủ yếu là vốn tự có của chủ trang trại, đây là tỷ lệ huy động khá cao, phản ánh khả năng huy động nội lực để đầu tư phát triển trang trại.

Tuy nhiên, có tới 78% ý kiến của các chủ trang trại điều tra nêu những khó khăn bức súc về tình trạng thiếu vốn sản xuất nhưng lại không được vay vốn của các ngân hàng. Trong đó, đặc biệt là các thủ tục, giấy tờ trong việc cho vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng luôn là những trở ngại lớn đối với các trang trại. Mặt khác, mức vốn được vay thường thấp, lãi suất cao trong khi thời gian cho vay lại ngắn nên các chủ trang trại không đủ thời gian quay vòng vốn. Do vậy, cần phải có biện pháp tháo gỡ trong quan hệ giao dịch vay vốn giữa ngân hàng với các chủ trang trại, phấn đấu thực hiện tốt các chính sách ưu đãi về vay vốn của chính phủ quy định đối với kinh tế trang trại.

Bảng 2.12: Cơ cấu vốn thực hiện đầu tư năm 2005 (Tính bình quân 1 trang trại )

Chỉ tiêu

BQ chung T.T chăn nuôi T.T cây lâu

năm T.T lâm nghiệp T.T tổng hợp Số tiền

(1000 đ)

cấu (%)

Số tiền (1000

đ)

cấu (%)

Số tiền (1000

đ)

cấu (%)

Số tiền (1000

đ)

Cơ cấu (%)

Số tiền (1000 đ)

cấu (%)

Tổng vốn đầu tƣ 2005 40.950 58.741 26.500 7.500 29.375

1.Phân theo khoản mục ĐT 40.950 100 58.741 100 26.500 100 7.500 100 29.375 100,0 Đầu tư cho TSCĐ 37.816 92,3 54.948 93,5 25.500 96,2 7.500 100,0 23.338 79,4

Đầu tư cho TSLĐ 3.134 7,7 3.793 6,5 1.000 3,8 6.038 20,6

2. Phân theo ngành kinh tế 40.950 100,0 58.741 100,0 26.500 100,0 7.500 100,0 29.375 100,0 Nông nghiệp 39.686 96,9 58.741 100,0 26.500 100,0 2222 29,6 27.413 93,3

Lâm nghiệp 242 0,6 833 11,1 575 2,0

Thuỷ sản 222 0,5 1.388 4,7

Dịch vụ 800 2,0 4444 59,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua biểu tính cơ cấu vốn thực hiện đầu tư trong năm 2005 có thể thấy 92,3% lượng vốn đầu tư trong năm dùng để tăng tài sản cố định, trong đó cho xây dựng cơ bản chiếm 59,3%; cho mua sắm tài sản cố định 33,7%. Số vốn đầu tư tăng tài sản lưu động chỉ chiếm 7,7%. Điều này phản ánh hầu hết các trang trại của Phổ Yên hiện nay đang trong giai đoạn mới đầu tư cơ bản, chưa đi vào đầu tư chiều sâu nên có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Vốn đầu tư phân theo ngành kinh tế thì đầu tư cho sản xuất nông nghiệp chiếm tới 96,9%, các ngành khác chỉ có 3,1%. Con số này cũng phản ánh cơ cấu loại hình sản xuất của các trang trại ở Phổ Yên còn mang tính thuần nông, chưa có sự phát triển đa dạng để nâng cao hiệu quả tổng hợp của mô hình kinh tế trang trại nói chung.

2.2.8. Tình hình trang bị và sử dụng máy móc thiết bị của các trang trại Tư liệu sản xuất là những phương tiện cần thiết, không thể thiếu được khi các trang trại tiến hành sản xuất kinh doanh. Mục tiêu của các trang trại là sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá, chất lượng cao, giá thành hạ để thu được nhiều lợi nhuận.

Bảng 2.13: Trang bị và sử dụng máy móc trong trang trại Đơn vị tính: chiếc

Chỉ tiêu Tổng số TT Chăn nuôi

TT Cây lâu năm

TT Lâm nghiệp

TT Tổng

hợp

Máy cày, máy kéo 2 - - - 2

Ô tô vận tải 1 1 - - -

Máy động cơ 157 88 22 23 24

Máy phát điện 9 7 - 1 1

Máy tuất lúa có động cơ 17 9 1 2 5

Máy sao, sấy 33 11 8 8 6

Máy chế biến lương thực 6 1 1 2 2

Máy bơm nước 112 73 13 11 15

Máy chế biến TAGS 4 4 - - -

Máy vi tính 3 3 - - -

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Qua tổng hợp tình hình trang bị và sử dụng máy móc, thiết bị nêu trên, có thể thấy bước đầu các trang trại đã tập trung đầu tư mua sắm, trang bị những máy móc, thiết bị thiết yếu, tối thiểu để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, có thể thấy trình độ cơ giới hoá trong các trang trại điều tra nêu trên còn nhiều hạn chế và yếu kém. Một số khâu như bơm tát, sao, sấy, tuốt lúa... chủ yếu được trang bị như đối với quy mô kinh tế hộ. Còn lại một số khâu cơ bản như vận chuyển, làm đất, chế biến ... hầu như chưa có sự quan tâm đầu tư để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh trong các trang trại. Đây cũng là một trong những yếu kém, bất cập hiện nay cần phải có chính sách hỗ trợ của nhà nước để các trang trại nhanh chóng đầu tư trang bị để nâng cao trình độ cơ giới hoá, điện khí hoá và hiện đại hoá trong các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.

2.2.9. Kết quả sản xuất kinh doanh của các trang trại điều tra

Để đánh giá thực trạng kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại, chúng tôi nghiên cứu quy mô, cơ cấu giá trị sản xuất, chi phí trung gian và thu nhập hỗn hợp của các trang trại chia theo các loại hình sản xuất.

Giá trị sản xuất của các loại hình trang trại sự khác nhau đáng kể vì nó phụ thuộc vào quy mô và đặc điểm, tính chất của sản phẩm sản xuất kinh doanh, mặt khác nó cũng phụ thuộc vào năng lực, trình độ tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của các chủ trang trại.

Bảng 2.14: Giá trị sản xuất kinh doanh năm 2006 tính bình quân cho 1 trang trại

Chỉ tiêu

Bình quân

chung TT Cây lâu năm TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Tông hợp Tổng

số (1000đ)

cơ cấu

%

Tổng số (1000đ)

cơ cấu

%

Tổng số (1000đ)

cơ cấu

%

Tổng số (1000đ)

cơ cấu

%

Tổng số (1000đ)

cơ cấu

% Giá trị SX BQ 294.867 100 105.798 100 475.612 100 58.900 100 92.116 100 A. Từ nông nghiệp 284.045 96,3 99.161 93,7 468.758 98,6 38.659 65,6 75.358 81,8 Từ trồng trọt 26.806 9,1 85.593 80,9 10.692 2,2 25.251 42,9 38.847 42,2 Từ chăn nuôi 257.239 87,2 13.568 12,8 458.066 96,3 13.408 22,8 36.511 39,6

B. Từ lâm nghiệp 4.593 1,6 3.583 3,4 107 0 17.611 29,9 5.843 6,3

C. Từ thủy sản 2.421 0,8 2.220 2,1 732 0,2 1.852 3,1 8.915 9,7

D. Từ hoạt động khác 3.808 1,3 833 0,8 6.015 1,3 778 1,3 2.000 2,2

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Giá trị sản xuất bình quân của 1 trang trại điều tra là 294,9 triệu đồng, cao hơn mức bình quân chung của cả nước (174,9 triệu) và của Thái Nguyên (116,7 triệu). Trang trại có giá trị sản xuất cao nhất là các trang trại chăn nuôi với mức 475,6 triệu; kế đến là các trang trại trồng cây lâu năm là 105,8 triệu; trang trại tổng hợp có mức thu bình quân là 92,1 triệu và thấp nhất là trang trại lâm nghiệp chỉ đạt 58,9 triệu đồng/năm. Chỉ tiêu giá trị sản xuất bình quân cao như trên chủ yếu là do số trang trại chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao, trong tổng số 27/50 trang trại.

Về cơ cấu nguồn thu từ sản xuất kinh doanh các trang trại cho thấy nguồn thu từ sản xuất kinh doanh nông nghiệp chiếm tỷ trọng gần như tuyệt đối (96,3%) trong tổng thu. Trong đó, thu từ chăn nuôi là chủ yếu (87,2%), các nguồn thu từ lâm nghiệp, thuỷ sản và thu khác hầu như chưa đáng kể trong cơ cấu tổng thu của các trang trại.

Bảng2.15: Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2006 của các trang trại điều tra (Tính bình quân cho 1 trang trại điều tra)

ĐVT: 1000 đồng

Chỉ tiêu Bình quân chung

TT cây lâu năm

TT chăn nuôi

TT lâm nghiệp

TT tổng hợp Giá trị sản xuất (GO) 294.867 105.798 475.612 58.900 92.116 A. Chi phí trung gian(IC) 188.070 49.253 316.282 21.312 47.069 IC/GO*100 63,8 46,6 66,5 36,2 51,1 B. Giá trị gia tăng(VA) 106.797,0 56.544,7 159.330,0 37.588,0 45.046,6

VA/GO*100 36,2 53,4 33,5 63,8 48,9 C. Thu nhập hỗn hợp(MI) 100.058,9 53.399,7 151.623,3 29.980,5 39.861,6

MI/GO*100 33,9 50,5 31,9 50,9 43,3

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 52 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)