Nhóm giải pháp về đất đai Quy hoạch và Đầu tư hạ tầng

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 81 - 83)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5

3.3.1.1. Nhóm giải pháp về đất đai Quy hoạch và Đầu tư hạ tầng

Đất đai có vị trí quan trọng hàng đầu trong sản xuất nông nghiệp, đây cũng là mối bận tâm lo lắng của những người làm kinh tế trang trại. Vì vậy chính sách

đất đai của địa phương cần dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất phát triển, hoàn thành quy hoạch sử dụng đất đai, đẩy nhanh tiến độ giao quyền sử dụng đất.

- Cần quy hoạch cụ thể cho từng vùng để định hình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thích ứng.

- Nhanh chóng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các trang trại để họ yên tâm sản xuất và có tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng.

- Khuyến khích các chủ trang trại khai thác sử dụng đất hoang hoá, đất trống, đồi núi trọc, mặt nước để phát triển kinh tế trang trại.

- Cần khắc phục tình trạng manh mún ruộng đất để tạo tiền đề cho quá trình chuyển từ sản xuất nông hộ lên kinh tế trang trại một cách thuận lợi, không thể áp đặt bằng mệnh lệnh mà phải theo nguyên tắc tự nguyện. Trước tiên là khuyến khích việc dồn đổi ruộng đất là chính.

Trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, của huyện; quy hoạch phát triển ngành nông lâm nghiệp và các ngành liên quan. Huyện phải tiếp tục xây dựng, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, xác định cụ thể các vùng chuyên canh các loại cây trồng vật nuôi, gắn chuyên canh với đa canh để phát huy tối đa các lợi thế các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của từng vùng, từng địa phương. Từ đó, xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế trang trại cho từng vùng, từng địa phương phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn của tỉnh, của huyện, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, gắn sản xuất với chế biến nhằm khắc phục đến mức thấp nhất tình trạng phát triển tự phát, hiệu quả thấp, kém bền vững của các trang trại, thực hiện khai thác có hiệu quả đất đai, tài nguyên nước, lao động, vốn và các tiềm năng kinh tế khác, bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.

Bảng 3.1 : Một số chỉ tiêu quy hoạch đất phát triển nông nghiệp huyện Phổ Yên đến năm 2010

Loại đất Năm 2005

(Ha)

Năm 2010

(Ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất nông nghiệp 20.191,97 18.771,81 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.639,87 9.160,80 48,80 a. Đất cây hàng năm 8.221,61 7.410,14 39,47 Trong đó: đất trồng lúa 6.333,88 5.824,04 31,03 b. Đất trồng cây lâu năm 1.418,26 1.750,66 9,33 2. Đất lâm nghiệp 7.367,75 6.559,31 34,94 3. Đất nuôi trồng thuỷ sản 325,62 347,34 1,85 4. Đất nông nghiệp khác 2.858,73 2.740,36 14,41

Nguồn: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Phổ Yên thời kỳ 2006-2010

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế trang trại, Nhà nước có kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống các cơ sở hạ tầng nông thôn giúp cho kinh tế trang trại khắc phục được những khó khăn trở ngại trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

Nhà nước đầu tư xây dựng các khu, cụm kinh tế, văn hoá với hệ thống hạ tầng văn hoá, xã hội, xây dựng các hồ đập chứa nước, các trạm bơm, hệ thống kênh dẫn phục vụ tưới tiêu. Mở rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông nông thôn đảm bảo giao thông, vận chuyển và đi lại thuận lợi. Đầu tư cải tạo, mở rộng và nâng cấp hệ thống điện, thông tin liên lạc, phát triển thị trường dịch vụ cho khu vực nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)