Những khó khăn, nguyện vọng của các trang trại điều tra

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 73 - 77)

- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến

2. Thu từ lâm nghiệp Ng đ 4.593 3.583 107 17.611 5

2.2.13. Những khó khăn, nguyện vọng của các trang trại điều tra

Tổng hợp kết quả phỏng vấn tại 50 trang trại điều tra cho thấy một số những khó khăn bức xúc chủ yếu của các trang trại như sau: 78% các chủ trang trại bày tỏ khó khăn về vốn, trong đó bức xúc nhất là những khó khăn trong việc tiếp cận và vay vốn từ nguồn ngân hàng; 70% các ý kiến bày tỏ sự thiếu hiểu biết về khoa học kỹ thuật và có nhu cầu được đào tạo, bồi dưỡng để áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh; 50% các ý kiến bày tỏ sự khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm, 38% cho rằng thiếu thông tin về thị trường, 36% cho rằng cần phải có các dịch vụ hỗ trợ

sản xuất và chỉ có 20% có nhu cầu về mở rộng diện tích đất cho sản xuất kinh doanh.

Về tâm tư nguyện vọng của các chủ trang trại điều tra thì: có tới 82% các ý kiến mong mỏi việc tháo gỡ khó khăn để được vay vốn ngân hàng; 66% các ý kiến mong muốn được Nhà nước can thiệp và hỗ trợ trong việc tiêu thụ sản phẩm; 64% ý kiến đề đạt được đào tạo và hỗ trợ đào tạo kiến thức; 46% ý kiến cho rằng cần có sự hỗ trợ dịch vụ về giống cây, con và 18% ý kiến đề nghị được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để yên tâm đầu tư, phát triển trang trại.

Bảng 2. 18: Tổng hợp những khó khăn, nhu cầu, nguyện vọng của các chủ trang trại điều tra

Đơn vị tính: Số ý kiến Chỉ tiêu TT Cây lâu năm TT Chăn nuôi TT Lâm nghiệp TT Tổng hợp Tổng hợp Tổng số ý kiến Tỷ lệ % A. Những khó khăn chủ yếu Do thiếu đất 7 2 1 10 20,0 Thiếu vốn 5 21 6 7 39 78,0 Khó tiêu thụ sản phẩm 4 16 2 3 25 50,0

Thiếu hiểu biết về KHKT 5 16 7 7 35 70,0

Thiếu thông tin thị trường 4 11 2 2 19 38,0

Thiếu dịch vụ hỗ trợ sản xuất 4 8 2 4 18 36,0

B. Nguyện vọng về C.S của NN 0,0

Được cấp GCN quyền SDĐ 1 3 3 2 9 18,0

Được vay vốn ngân hàng 6 21 7 7 41 82,0 Được hỗ trợ DV giống cây con 4 11 4 4 23 46,0 Được hỗ trợ đào tạo kiến thức 5 14 7 6 32 64,0

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả

* Từ những kết quả phân tích, đánh giá thực trạng phát triển kinh tế trang trại của Phổ Yên, chúng tôi rút ra một số nhận xét và kết luận như sau:

Kinh tế trang trại ở Phổ Yên trong thời gian qua có bước phát triển khá nhanh cả về quy mô, cơ cấu và loại hình sản xuất kinh doanh trên cả hai vùng sinh thái của huyện, năng suất cây trồng, vật nuôi, kết quả sản xuất kinh doanh, giá trị sản phẩm hàng hoá, dịch vụ đều tăng lên, thu nhập của trang trại và mức sống người lao động có sự cải thiện rõ rệt.

- Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần tích cực vào quá trình chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá gắn với thị trường tiêu thụ.

- Kinh tế trang trại phát triển đã góp phần thúc đẩy tình hình sử dụng đất đai có hiệu quả hơn. Các trang trại đã tích cực, đi đầu trong việc phủ xanh đất trống đồi trọc, khai phá đất hoang hoá, đất mặt nước, đất nhận thầu, nhận khoán đưa vào sản xuất, kinh doanh đem lại hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho địa phương.

- Kinh tế trang trại đã góp phần khai thác, huy động được nguồn vốn đáng kể trong dân để đưa vào đầu tư phát triển sản xuất.

- Kinh tế trang trại đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn của địa phương.

Tuy nhiên, kinh tế trang trại của Phổ Yên vẫn còn nhiều yếu kém và bất cập. - Các trang trại trên địa bàn còn phát triển mang tính tự phát, các cấp chính quyền chưa có quy hoạch và định hướng cụ thể cho kinh tế trang trại phát triển, chưa hình thành được các mối liên kết trong quá trình phát triển. Vấn đề giao đất, giao rừng gắn với quyền sử dụng đất lâu dài cho các chủ trang trại được tiến hành còn

chậm. Phần lớn các trang trại được phân bố ở những vùng đất có nhiều bất lợi về vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện hạ tầng như giao thông, thuỷ lợi, điện, thông tin, liên lạc,...nhất là những khó khăn trong việc tiếp cận với các dịch vụ đầu vào và đầu ra. Do vậy, kinh tế trang trại còn lệ thuộc nhiều vào các nhân tố khách quan bên ngoài, độ rủi ro cao, sự đầu tư phát triển còn nhiều hạn chế.

- Phần lớn các chủ trang trại xuất thân từ thành phần nông dân, trình độ văn hoá, thấp, thói quen tư duy sản xuất nhỏ, vốn ít, chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý sản xuất kinh doanh, chưa am hiểu nhiều về khoa học kỹ thuật và hiểu biết về thị trường còn rất hạn chế.

- Nội lực của trang trại còn non yếu, chưa có điều kiện để đầu tư chiều sâu nên chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp, việc lựa chọn mô hình sản xuất ở đại bộ phận các trang trại còn mang tính tự phát, thiếu quan điểm hệ thống, chưa theo sát diễn biến thị trường, sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá chưa cao.

- Kinh tế trang trại đòi hỏi lượng vốn đầu tư lớn hơn nhiều so với kinh tế hộ tiểu nông, đại bộ phận vượt quá khả năng của chủ trang trại, vì vậy thiếu vốn là khó khăn chung của hầu hết các trang trại. Trong khi đó, cơ chế chính sách về khuyến khích đầu tư, về vốn vay cho sản xuất hiện nay vẫn chưa phù hợp và đáp ứng được với loại hình kinh tế này. Các chính sách về tín dụng đối với kinh tế trang trại vẫn áp dụng như đối với kinh tế hộ là những trở ngại hàng đầu đối với kinh tế trang trại hiện nay.

- Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương nói chung chưa có sự thống nhất về nhận thức, chưa có thái độ rõ ràng đối với kinh tế trang trại để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc. Điều này đã làm cho các chủ trang trại còn băn khoăn lo ngại, chưa yên tâm đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, nhất là vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài cho trang trại cũng như cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại để họ được bảo đảm về địa vị pháp lý cũng như được hưởng các ưu đãi, khuyến khích theo chính sách của Nhà nước.

- Trình độ quản lý của chủ trang trại và tay nghề của người lao động còn nhiều hạn chế, đại bộ phận chủ trang trại chưa qua đào tạo nên lúng túng trước cơ chế thị trường; lao động làm việc trong các trang trại chủ yếu là lao động phổ thông chưa qua đào tạo tay nghề nên năng suất, chất lượng lao động thấp. Mức độ trang bị và sử dụng máy móc, thiết bị trong các trang trại phản ánh trình độ cơ giới hoá còn rất thấp.

- Chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá chưa cao, sản phẩm tiêu thụ chủ yếu dưới dạng thô, giá cả và thị trường tiêu thụ còn nhiều bấp bênh, thiếu ổn định trong khi nhận thức và hiểu biết về thị trường và kinh tế thị trường của các chủ trang trại còn nhiều hạn chế, thường chỉ dựa vào kinh nghiệm và thụ động trong các quyết định về đầu tư và kinh doanh nên thường gặp rủi ro, bất lợi. Vấn đề này cũng đặt ra những đòi hỏi cấp bách về nhu cầu đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kinh doanh, quản trị kinh doanh, về thị trường và kinh tế thị trường cho các chủ trang trại.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Luận Văn thạc sĩ về Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế trang trại ở Phổ Yên (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)