Trước cách mạng tháng tám và trong thời kỳ chống Pháp, Phổ Yên cũng đã xuất hiện một số trang trại dưới hình thức đồn điền của tư bản nước ngoài và địa chủ như đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái ... Sau cách mạng Tháng Tám, Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất và tiến hành phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp, các trang trại này được xoá bỏ và đi vào sản xuất tập thể dưới hình thức hợp tác xã.
Từ khi Nhà nước có chủ trương mới về giao đất giao rừng, đặc biệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993 đã mở đường cho kinh tế trang trại phát triển trong cả nước nói chung và ở Phổ Yên nói riêng.
Kinh tế trang trại có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Nhận thức được tính chất, vị trí, vai trò của kinh tế trang trại. Đại hội lần thứ 26 huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2001-2005 đã có chủ trương:
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển nhằm khai thác tiềm năng của địa phương, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, phát
triển kinh tế trang trại đi đôi với phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chủ trương đó, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại của Phổ Yên đã có bước phát triển khá và tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Điều đó chứng tỏ phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn, một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và hiệu quả.
2.2.2. Các loại trang trại ở huyện Phổ yên
Theo số liệu điều tra nông thôn nông nghiệp năm 1993, Phổ Yên chưa có hộ sản xuất nào đạt tiêu chí của kinh tế trang trại. Tuy nhiên, đến năm 2001 tổng số trang trại qua thực tế điều tra là 53 trang trại và đến 2006 là 63 trang trại trong toàn huyện.
Cơ cấu các loại hình trang trại và tình hình phát triển trong giai đoạn 2001 - 2006 được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5: Số lượng và cơ cấu các loại trang trại của Phổ Yên
Đơn v ị tính: Trang trại
Các loại hình trang trại
Năm 2001 Năm 2006 Tăng(+) giảm(-) Số
lƣợng
Cơ cấu
%
Số lƣợng
Cơ cấu
%
Trang trại cây Lâu năm 9 17,0 6 9,5 -3
Trang trại Chăn nuôi 2 3,8 27 42,9 +25
Trang trại Lâm nghiệp 12 22,6 14 22,2 +2
Trang trại Tổng hợp 30 56,6 16 25,4 -14
Tổng cộng 53 100,0 63 100 +10
Nguồn: Phòng Thống kê huyện Phổ yên.
Bảng trên cho thấy số trang trại năm 2006 so với năm 2001 tăng 18,9%, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm tăng 3,5%, cơ cấu các loại hình trang trại cũng có
sự chuyển dịch đáng kể. Trong đó đáng chú ý là trang trại chăn nuôi tăng từ 3,8%
năm 2001 lên 42,9% năm 2006; trang trại lâm nghiệp tăng từ 12 lên 14 trang trại , còn trang trại tổng hợp, trang trại trồng cây lâu năm giảm xuống còn 16 trang trại do địa phương thực hiện rà soát, loại trừ các trang trại chưa đủ tiêu chí xác định là kinh tế trang trại.
Bốn loại hình trang trại nêu trên chủ yếu được hình thành và phát triển từ cơ sở của kinh tế hộ nông dân địa phương, có điểm chung là đi lên từ các mô hình kinh tế VAC - VACR. Trong đó trang trại trồng cây lâu năm có 6 trang trại, chủ yếu là các trang trại trồng Chè, cây ăn quả kết hợp với chăn nuôi. Các trang trại chăn nuôi có 27 trang trại, chủ yếu là các trang trại chăn nuôi Lợn, Gà, trong đó phổ biến hiện nay là chăn nuôi Lợn hướng nạc cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở giết mổ ngoại tỉnh. Các trang trại lâm nghiệp có 14 trang trại, chủ yếu là các trang trại trồng, chăm sóc rừng, khai thác gỗ cung cấp nguyên liệu cho các cơ sở chế biến gỗ. Trang trại tổng hợp có 16 trang trại, là các trang trại sản xuất kinh doanh đa dạng các loại cây trồng vật nuôi kết hợp với các ngành nghề, dịch vụ. Cụ thể theo tiêu chí quy định tại thông tư liên tịch số 69/2000/TTLB ngày 23/6/2000 của Liên Bộ Nông nghiệp và PTNN và Tổng cục Thống kê thì ngoài tiêu chí về giá trị sản lượng hàng hoá Dịch vụ bình quân hàng năm phải đạt trên 40 triệu đồng thì:
- Các trang trại trồng cây lâu năm phải đạt tiêu chí về quy mô diện tích cây lâu năm từ 3 ha trở lên.
- Các trang trại lâm nghiệp phải đạt tiêu chí về quy mô diện tích từ 10 Ha trở lên.
- Các trang trại chăn nuôi: Lợn sinh sản từ 50 con trở lên; Lợn thịt từ 100 con trở lên; gia cầm từ 2.000 con trở lên.
- Các trang trại tổng hợp thì dựa vào giá trị sản xuất hàng hoá từ 40 triệu đồng/năm trở lên.
2.2.3. Tình hình phân bố các trang trại trên địa bàn
Tính đến thời điểm cuối năm 2006, toàn huyện có 63 trang trại, phân bố tập trung nhiều nhất ở 2 xã miền núi phía Tây của huyện là: xã Thành Công 21 trang trại; Xã Phúc Thuận 18 Trang trại, số còn lại nằm rải rác ở các xã như Tiên Phong 5; Hồng Tiến 5; Phúc Tân 3, Tân Hương 3; Đồng Tiến 2; Trung Thành 2, còn lại Đắc Sơn, Ba Hàng, Minh Đức và Bãi Bông mỗi xã, thị trấn chỉ có 1 trang trại.
Bảng 2.6 : Các loại hình trang trại phân theo vùng trong huyện
Loại hình trang trại
Số lƣợng
(TT)
Cơ cấu (%)
Phân bố Vùng
Miền núi phía tây
Tỷ lệ
%
Vùng trung du phía
Đông
Tỷ lệ
% Trang trại trồng cây lâu năm 6 9,5 6 100
Trang trại Chăn nuôi 27 42,9 9 33,3 18 66,7
Trang trại Lâm nghiệp 14 22,2 14 100 0
Trang trại tổng hợp 16 25,4 14 87,5 2 12,5
Tổng cộng 63 100 43 68,3 20 31,7
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra.
Xuất phát từ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp của huyện, đó xỏc định thành hai vựng rừ rệt, dựa trờn đặc điểm tự nhiờn đú là: vựng phía Tây của huyện là vùng miền núi có quỹ đất nông, lâm nghiệp dồi dào với lợi thế trồng cây lâu năm như Chè, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc. Vùng phía Đông là vùng trung du, có lợi thế thâm canh cây ngắn ngày, chăn nuôi gia súc, gia cầm; việc phân bố các trang trại của huyện cũng đã phản ánh phần nào đặc điểm đó. Cụ thể, trong 63 trang trại thì được phân bố nhiều hơn ở các xã phía Tây của huyện (chiếm 68,3%). Các xã phía Đông của huyện chỉ chiếm ưu thế phát triển trang trại chăn nuôi (Lợn, gia cầm),
còn các loại hình trang trại cây lâu năm, trang trại lâm nghiệp và trang trại kinh doanh tổng hợp thì các xã phía Tây chiếm ưu thế gần như tuyệt đối.