- Ngành chăn nuôi: tỷ trọng ngành chăn nuôi của Phổ Yên khá cao (34,97%), cao hơn mức trung bình toàn tỉnh (29,40%) Đây là một tỷ trọng tiến
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRANG TRẠI HUYỆN PHỔ YÊN 1 Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở
2.2.1. Quá trình hình thành và phát triển kinh tế trang trại ở huyện Phổ Yên
Trước cách mạng tháng tám và trong thời kỳ chống Pháp, Phổ Yên cũng đã xuất hiện một số trang trại dưới hình thức đồn điền của tư bản nước ngoài và địa chủ như đồn điền Chã, đồn điền Thác Nhái ... Sau cách mạng Tháng Tám, Nhà nước thực hiện cải cách ruộng đất và tiến hành phong trào hợp tác hoá trong nông nghiệp, các trang trại này được xoá bỏ và đi vào sản xuất tập thể dưới hình thức hợp tác xã.
Từ khi Nhà nước có chủ trương mới về giao đất giao rừng, đặc biệt Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI và Nghị quyết Trung ương 5 khoá VII cũng như luật đất đai năm 1993 đã mở đường cho kinh tế trang trại phát triển trong cả nước nói chung và ở Phổ Yên nói riêng.
Kinh tế trang trại có vị trí, vai trò ngày càng quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động trong nông nghiệp nông thôn. Nhận thức được tính chất, vị trí, vai trò của kinh tế trang trại. Đại hội lần thứ 26 huyện Đảng bộ nhiệm kỳ 2001-2005 đã có chủ trương:
Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để kinh tế trang trại phát triển nhằm khai thác tiềm năng của địa phương, phát huy vai trò tự chủ của kinh tế hộ, phát
triển kinh tế trang trại đi đôi với phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn.
Thực hiện chủ trương đó, trong những năm gần đây, kinh tế trang trại của Phổ Yên đã có bước phát triển khá và tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn. Điều đó chứng tỏ phát triển kinh tế trang trại là một hướng đi đúng đắn, một hình thức tổ chức sản xuất phù hợp và hiệu quả.