Đặc điểm tổ chức kế toán công ty 1 Đặc điểm bộ máy kế toán

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty may 40 (Trang 38 - 39)

I ĐẶC ĐỂM SẢN XUẤT KNH DOANH VÀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY

4. Đặc điểm tổ chức kế toán công ty 1 Đặc điểm bộ máy kế toán

4.1 Đặc điểm bộ máy kế toán

Bộ máy kế toán của công ty gồm 7 người, có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh, trên cơ sở đó tham mưu cho giám đốc phương thức sản xuất kinh doanh đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Bộ máy kế toán được chia thành các bộ phận sau:

Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng: Chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy kế toán, thông tin kinh tế, chịu trách nhiệm trước Nhà Nước về các chế độ kế toán.

Một phó phòng kế toán phụ trách về tài sản cố định, đầu tư dài hạn và kế toán nguồn thanh toán.

Ba kế toán viên gồm: 01 kế toán tiền lương và BHXH, 01 kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm, 01 kế toán nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ.

Một thủ quỹ làm nhiệm vụ bảo quản, cấp phát tiền mặt.

4.2 Tổ chức công tác kế toán

Công ty may 40 Hà Nội là doanh nghiệp Nhà Nước, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty là sản xuất gia công hàng may dệt thêu xuất khẩu và bán tại các cửa hàng, đại lý trong nước.

Niên độ kế toán: Bắt đầu 1/1 và kết thúc ngày 31/12 năm dương lịch Đơn vị tiền tệ: Việt Nam Đồng (VND)

Nguyên tắc ngoại tệ: Theo tỷ giá quy đôỉ của ngân hàng Nhà nước.

Phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho cuối kỳ: Giá thực tế đích danh. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.

Công ty may 40 là đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

Công ty may 40 đã tuân thủ đúng nguyên tắc tổ chức công tác kế toán, đảm bảo phù hợp và đáp ứng các yêu cầu của cơ chế quản lý trong nền kinh tế thị trường, phù hợp với yêu cầu quản lý vĩ mô của Nhà nước, phù hợp với sản xuất kinh doanh, qui mô và địa bàn hoạt động của công ty; phù hợp với yêu cầu và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kế toán, đảm bảo được nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả.

* Phương pháp ghi sổ kế toán:

Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ gốc đã được kiểm tra lấy số liệu ghi trực tiếp vào các Nhật ký chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên quan.

Đối với Nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán, bảng kê, sổ chi tiết, cuối tháng phải chuyển số liệu tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào Nhật ký chứng từ.

Đối với các chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại trong các bảng phân bổ, sau đó lấy số liệu kết quả của bảng phân bổ ghi vào bảng kê và Nhật ký chứng từ có liên quan.

Cuối tháng khoá sổ, cộng số liệu trên các Nhật ký chứng từ, kiểm tra, đối chiếu số liệu trên các Nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết, Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các Nhật ký chứng từ để ghi trực tiếp vào Sổ cái.

Đối với các chứng từ có liên quan đến các sổ và thẻ kế toán chi tiết thì đựơc ghi trực tiếp vào các sổ, thẻ có liên quan. Cuối tháng, cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết và căn cứ vào các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết lập các Bảng tổng hợp chi tiết theo từng tài khoản để đối chiếu với Sổ cái.

Số liệu tổng hợp ở Sổ cái và một số chỉ tiêu chi tiết trong Nhật ký chứng từ, Bảng kê và các bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo Tài chính.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác kế toán thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp tại Công ty may 40 (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w