II. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNGCAO HIỆU QUẢ KINH DOAN HỞ CÔNG TY BIA NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG.
1. Biện pháp giảm chi phí sản xuất.
1.4. Biện pháp nângcao sử dụng vốn.
1.4.1. Tận dụng tối đa dây truyền sản xuất.
Một thực tế tại Công ty là dây chuyền sản xuất bia chưa được huy động hết công suất. Công suất thiết kế là 13 triệu lít, trong đó thực tế mới huy động đến 12,3 triệu lít. Giá trị khấu hao hàng năm là 480 triệu đồng. Việc sản xuất thấp so với công suất làm cho giá thành sản phẩm tăng lên vì chi phí khấu hao toàn bộ máy móc. Bên cạnh đó Công ty vẫn phải trả lương cho công nhân theo thời gian, mặc dù số lao động này có thể không cần sử dụng. Từ thực tế đó Công ty cần tận dụng hết công suất của dây chuyền. Nếu dây chuyền hoạt động hết công suất thì sẽ đem lại các kết quả:
- Tăng lượng bia tiêu thụ, tăng thị phần của Công ty, uy tín với khách hàng sẽ được nâng cao.
- Tạo sự gắn bó giữa các hộ gia đình làm điểm tiêu thụ, khách hàng và Công ty - đây là điều quan trọng để tiếp nhận những thông tin phản hồi từ các cơ sở tiêu thụ và khách hàng.
- Tận dụng nguồn lao động sẵn có.
- Giảm chi phí tồn kho nguyên vật liệu, góp phần tăng nhanh vòng quay vốn lưu động.
- Chi phí khấu hao trong giá thành hạ xuống, nâng cao hiệu quả kinh doanh Với những ích lợi đem lại và thực tế sản xuất Công ty cần phải phát hết năng lực của dây chuyền sản xuất. Tuy nhiên vấn đề đặt ra lại là làm thế nào để tiêu thụ hết lượng sản xuất thêm. Hiện nay tốc độ gia tăng nhu cầu thị trường với sản phẩm bia hơi ngày một tăng, mặt khác với những biện pháp đưa ra trong phần đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm thì đảm bảo rằng khi công ty huy động hết công suất của dây truyền thì sản phẩm vẫn được tiêu thụ hết.
1.4.2 Cải tiến cơ cấu vốn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.
Hiệu quả sử dụng vốn không chỉ phụ thuộc vào khối lượng, quy mô của vốn đưa vào sản xuất kinh doanh mà còn phụ thuộc rất lớn vào
cơ cấu lượng vốn đó. Tuỳ thuộc vào đặc điểm kinh tế của từng ngành, từng doanh nghiệp mà từ đó xác định cơ cấu vốn cho hợp lý và tối ưu.
Hiện nay cơ cấu vốn của Công ty chưa hợp lý trong việc phân phối vào tài sản. Như đã phân tích, tài sản cố định của Công ty có khả năng sinh lời khá cao, nhưng việc đổi mới tài sản cố định chưa mạnh mẽ, các bộ phận thiếu đồng bộ, công suất thực tế vẫn chưa đạt mức thiết kế. Tốc độ luân chuyển chậm và bị ứ đọng. Trong khi đó vốn lưu động lại sử dụng kém hiệu quả, lãng phí trên 760 triệu đồng đồng. Do vậy cơ cấu vốn của Công ty phải dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng tài sản cố định, giảm tỷ trọng vốn lưu động.
Sản phẩm của Công ty được tiêu thụ khá mạnh, nhưng việc thu hồi các khoản bán hàng rất chậm dẫn đến tình trạng bị chiếm dụng vốn và để đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh Công ty lại phải đi vay hay chiếm dụng của các Công ty khác....Công ty bị chiếm dụng khoảng 553 triệu đồng, đây không phải là một con số nhỏ với Công ty có tổng số vốn kinh doanh 30,1 tỷ. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn bắt buộc Công ty phải tìm mọi cách thu hồi lại khoản vốn này.
Trước mắt Công ty cần phải phân khoản phải thu thành nợ có thể đòi và nợ khó đòi. Khoản nợ có thể đòi luôn được thì phải tiến hành xúc tiến để thu lại tiền, các khoản nợ khó đòi có thể nhờ các cơ quan có thẩm quyền can thiệp và giúp đỡ. Trong thời gian tới công ty nên bỏ phương pháp bán hàng trả chậm kéo dài, thay vào đó là thanh toán luôn hay chỉ chậm một vài ngày. Hình thức cấp tín dụng cho người mua tại thời điểm hiện nay không thích hợp với Công ty. Việc thanh toán chậm chỉ tiến hành với những khách hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh yêu cầu Công ty phải có một cơ cấu vốn hợp lý. Sau khi thực hiện các nghiệp vụ thu hồi các khoản nợ này công ty lên tiến hành đầu tư vào tài sản cố định. Tài sản cố định của Công ty có sức sịnh lời lớn nhất trong toàn bộ cơ sở vật chất. Một đồng vốn bỏ vào tài sản lưu động chỉ đem lại được 0,059 đồng tiền lãi, nhưng với tài sản cố định một đồng vốn đem lại 0,149 đồng. Với khoản phải thu
553 triệu đồng được đầu tư vào tài sản cố định sẽ đem lại 553 * 0,149 = 82,397 triệu đồng tiền lãi.
Việc đầu tư vào tài sản cố định mà cụ thể là máy móc thiết bị là cần thiết vì để đạt được mức sản lượng 15 triệu lít bia/năm vào năm 2005 công ty cần phải nâng công suất tối thiểu là 14,7 triệu lít. Hiện nay công suất máy móc thiết bị là 13 triệu lít/năm, do vậy Công ty phải đầu tư máy móc thiết bị nếu muốn thực hiện kế hoạch của mình.
Song song với áp dụng phương án sử dụng khoản tiền đòi nợ đầu tư vào tài sản cố định thì Công ty phải tiến hành huy động các nguồn vốn khác để hỗ trợ và có thể đầu tư vào tài sản cố định, nguồn vốn này có thể là huy động từ ngân hàng các doanh nghiệp liên doanh, hay từ ngân sách Nhà nước.
Một phương thức khác mà doanh nghiệp cũng có thể áp dụng là thuê tài sản cố định của các doanh nghiệp khác để tiến hành cân đối tài sản cố định và tài sản lưu động, nhằm đạt đựoc cơ cấu vốn hợp lý. Nhưng quan trọng hơn cả là Công ty sử dụng chúng mở rộng sản xuất kinh doanh.
1.4.3. Cải thiện công tác khấu hao TSCĐ .
Trong những năm qua Công ty thực hiện khấu hao theo quyết định 1065/TC/QĐ/CSTC, khấu hao đường thăng với tỷ lệ 10%- 12%/năm. Với tỷ lệ này Công ty phải mất 8-10 năm mới khấu hao hết tài sản cố định.
Thực tế hiện nay Công ty có những tài sản cố định, máy móc thiết bị lạc hậu cần phải đổi mới. Dưới sự tác động của tiến bộ kỹ thuật, sự biến động của giá cả, sự hư hỏng mất mát làm giảm công suất máy móc trước thời hạn là nguyên nhân làm cho quỹ khấu hao không thể bù đắp tái đầu tư vào tài sản cố định.
Trong thời gian tới Công ty cần có sự đổi mới công tác trích khấu hao, cụ thể là tăng tỷ lệ trích khấu hao tài sản cố định để đảm bảo tái đầu tư (do chi phí tài sản cố định cho một lít bia của công ty tương đối thấp 55 đ/lít). Công ty cần phải phân loại từng nhóm tài sản cố định và xác định tỷ lệ khấu hao cho mỗi nhóm cho phù hợp. Theo quy định về khấu hao hiện nay công ty có thể trích khấu hao với tỷ lệ 20%, do vậy để tăng
nguồn vốn tự có cho đổi mới công nghệ, tuỳ theo từng nhóm tài sản cố định công ty có thể trích khấu hao trên 10-12%/năm.
Ví dụ : nếu công ty áp dụng tỷ lệ khấu hao 20%/năm cho máy móc thiết bị thay vì 12%/năm thì chỉ sau 5 năm là công ty có thể thu hồi được vốn đầu tư, trong khi đó trước đây công ty phải mất hơn 8 năm mới thu hồi được vốn. Với tỷ lệ trích khấu hao mới Công ty rút ngắn được hơn 3 năm cho thời gian thu hồi vốn. Điều này thể hiện sự phù hợp với thực tế phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và sự rút ngắn của chu kỳ đổi mời máy móc thiết bị. Đồng thời nó hạn chế được sự ảnh hưởng của hao mòn vô hình. Tuy vậy việc áp dụng tỷ lệ khấu hao 20% sẽ làm tăng giá thành sản phẩm, tuy nhiên mức độ ảnh hưởng rất thấp.
Với mức khấu hao 55 đồng/lít bia hơi là điều kiện đảm bảo việc áp dụng tỷ lệ khấu hao cao trong thời gian tới không ảnh hưởng nhiều đến giá thành và giá bán sản phẩm của Công ty trên thị trường.
1.4.4. tăng hiệu xuất sử dụng TSLĐ.
Vấn đề khúc mắc lớn nhất trong sử dụng tài sản lưu động của Công ty là lượng hàng tồn kho quá lớn chiếm 34,52% vốn kinh doanh và 48,78% vốn lưu động (năm 2002). Để tăng hiệu suất sử dụng tài sản lưu động yêu cầu Công ty phải giảm lượng hàng tồn kho trong đó chủ yếu là nguyên vật liệu. Cụ thể là phải thực hiện các biện pháp sau:
Bán thanh lý, hạ giá để thu hồi vốn lưu động lượng hàng tồn kho quá lâu của Công ty. Trong lượng hàng tồn kho của Công ty có một số bộ phận tồn kho quá lâu, chuyển qua một số kỳ kinh doanh như Malt và đường gây ứ đọng vốn. Vì vậy lượng hàng này cần thiết phải được thanh lý để thu hồi vốn sử dụng vào các mục đích khác. Để thanh lý Công ty có thể liên hệ với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng Malt và đường.
Xây dựng kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu theo chu kỳ sản xuất. Đây là công việc hết sức khó khăn, yêu cầu Công ty phải cân đối lượng bán ra và mua vào. Căn cứ vào các định mức sử dụng nguyên vật liệu do phòng kỹ thuật thiết kế, cộng với dự đoán thị trường của phòng Marketing và kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty để đưa ra nhu cầu sử dụng nguyên vật. Căn cứ vào các thuộc tính tự nhiên, chu kỳ cung
ứng nguyên vật liệu là cơ sở đúng đắn nhất để công ty đưa ra mức dự trữ nguyên vật liệu tối ưu.
Với các khoản phải thu biện pháp xử lý đã được nêu trong phần cải tiến cơ cấu vốn phù hợp với quá trình sản xuất kinh doanh.