Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương (Trang 55 - 59)

II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOAN HỞ CÔNG TY BIA NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG

5.Chất lượng sản phẩm và khả năng cạnh tranh của sản phẩm

5.1. Chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm đuơc thẻ hiện ỏ bảng tiêu chuẩn sản phẩm đã trình bày ở phân đặc điểm sản phẩm Bia hơi của công ty .Nhưng để đánh giá chính xác và liên quan đến tính hiệu quả của quá trình sản xuất kinh doanh thì chúng ta cần phải xem xét tỉ lệ sai hỏng của quá trình sản xuất

BẢNG 21:TỶ LỆ SAI HỎNG TRONG SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY Đơn vị: triệu đồng Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu Công thức 2001 2002 So sánh Chênh lệch % 1.Giá thành (Z) 18054 21341 2.Chi phí S.P hỏng (ZU) 289 257 3.Tỷ lệ sai hỏng (%) 1,6 1,2 - 0,4 - 33,33 4.Tỷ lệ đạt C.L (%) 98,4 98,8 0,4 0,40

Tỷ lệ sai hỏng của Công ty năm 2001là 1,6% năm 2002 giảm xuống còn 1,2%, điều này làm cho sản phẩm đạt chất lượng tăng thêm 0,4% đạt mức 98,8%. Đây là con số chưa phải là cao so với tinh hình sản xuất bia , cho thấy khả năng sản xuất của Công ty chưa tốt , nhưng tình hình năm 2002 là rất khả quan so với năm 2001, sự chính xác về kỹ thuật và quản lý ngày càng được nâng cao. Góp phần làm giảm những chi phí không cần thiết, hạ giá thành sản xuất, tăng lợi nhuận thu được, đó là hướng mà công ty cần thực hiện trong thời gian tới.

5.2. Thị trường và tính cạnh tranh của sản phẩm

Đặc điểm về thị trường của công ty đã được trình bày ở phần đặc điểm tình hình tiêu thụ.Những đối thủ cạnh tranh của Công ty trên địa bàn tỉnh là Công ty Bia hơi Chợ mát, công ty bia hơi Kim Thành và công ty bia hơi Quang Liên, đó là các công ty tư nhân nhưng với dây truyền nhỏ lẻ, công nghệ lạc hậu nên chất lượng sản phẩm kém, nhưng với mức giá rẻ hơn đó vẫn là những điều đáng ngại của công ty. Sản phẩm của các công ty này chủ yếu tiêu thụ ở các huyện trong tỉnh. Ngoài ra công ty còn phải đối mặt với các sản phẩm chất lượng cao của các công ty bia lớn trên địa bàn lân cận, đó là các sản phẩm bia hơi của Hà Nội và bia lon các loại có mặt trên thị trường của công ty. Năm 1999, thị phần của Công ty Bia - nước giải khát Hải Dương trên địa bàn tỉnh chiếm 61,4% .Nhưng đến năm 2002 thị phần Công ty cũng chỉ tăng lên 67,2% Điều này chứng tỏ khả năng cạnh tranh của sản phẩm Bia hơi do Công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương sản xuất ngày một tăng và đang dần chiếm lĩnh thị trường.Nhưng công ty

vẫn đang để mất thị trương của sản phẩm bia hơi chất lượng cao lên ty lệ nay cũng đang bị de doạ

Về hình thức tiêu thụ

Có thể thấy hình thức tiêu thụ của công ty qua sơ đồ kênh phân phối sau

Cụng ty éại lý bao tiờu

éại lý hợp đồng mua bỏn Người bỏn lẻ Người tiờu dựng

Với hình thức tiêu thụ này công ty đã nhanh chóng chiếm lĩnh đựơc thị trường và nhận được những thông tin phản hồi từ phía khách hàng. Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Xác định trong thời gian trước mắt sản phẩm của công ty chưa thể vươn tới các vùng quá xa, do yêu cầu về vốn kinh doanh lớn, hơn nữa. Công ty đã tập trung toàn bộ sức mạnh của mình vào địa bàn TP

Hải Dương và các thi trấn của các huyện trong tỉnh, xem đây là mục tiêu trọng tâm. Hướng tới vươn ra các khu vục lân cận

Do vẫn tồn tại phong cách quản trị cũ lên công ty vẫn chưa thực sự chú ý các hoạt động quảng bá khuếch trương hình ảnh của công ty cũng như các chương trình tiếp thị xúc tiến bán hàng mạnh mẽ.Công ty cho đến nay vẫn chỉ dừng lại ở viêc quảng cáo trên Báo Hải Dương và ở một số trương trình truyền hình địa phương. Đó cũng là đặc điểm chung cuả các doanh nghiệp nhà nước địa phương

Hỗ trợ tiêu thụ

Trong thời gian dài, tất cả các công ty, các hãng kinh doanh đều nhận thấy rằng: tiến hành công tác hỗ trợ bán hàng (chiêu thị, chiêu hàng, quảng cáo) là biện pháp quan trọng thu hút sự chú ý của khách hàng, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Về mặt này công ty đã thực hiện một số công việc sau:

Nghiên cứu địa bàn quảng cáo trọng tâm: Xác định trong thời gian trước mắt sản phẩm của công ty chưa thể vươn tới các vùng quá xa, do yêu cầu về vốn kinh doanh lớn hơn nữa. Công ty đã tập trung toàn bộ sức mạnh của mình vào địa bàn TP Hải Dương và các thi trấn trong huyện, xem đây là mục tiêu trọng tâm.

Xác định ngân sách cho hoạt động quảng cáo: Căn cứ vào tiềm năng và mục tiêu của mình, công ty xây dựng ngân sách dành riêng cho quảng cáo bằng cách xác định một số phần trăm nhất định trên doanh thu, các năm trước hầu như công ty không có phần chi cho quảng cáo. Tới năm 2000, nhận thức rõ vai trò của công tác này công ty đã dành khoảng 0,4% doanh thu cho các hoạt động quảng cáo.

Hiệu suất chi phí quảng cáo của Công ty chưa theo một xu thế xác định, 1 đồng chi phí quảng cáo năm 2000 tạo ra 249,88 đồng doanh thu, năm 2002 chỉ tạo ra 199,14 đồng doanh thu. Tuy không làm tăng doanh thu nhưng một đồng quảng cáo đã làm tăng lợi nhuận. Năm 2000 một đồng quảng cáo tạo ra 6,5 đồng lãi, năm 2002 tạo ra 7,95 đồng lãi. Chứng tỏ hiệu quả hoạt động quảng cáo tăng lên vì chỉ tiêu đánh giá hiệu quả cuối cùng chính là lợi nhuận.

Hình thức quảng cão của Công ty chủ yếu là băng rôn khẩu hiệu ở các đậi lý chính và nhờ vào quảng cáo của khách hàng. Qua nghiện cứu và đánh giá thì đây là các hình thức quảng cáo phù hợp nhất cho doanh nghiệp sản xuất Bia hơi, đặc biệt là nhờ vào quảng cáo của khách hàng.

Bảng 22: Chi phí quảng cáo cho công ty Bia - Nước giải khát Hải Dương

Chỉ tiêu Đơn vị 2000 2001 2002

1.Doanh thu Triệu đồng 33485 35673 39630

2. lợi nhuận Triệu đồng 871 1278 1584

3.Chi phí quảng cáo Triệu đồng 134 189 199

4.C.P quảng cáo/D.T % 0,4 0,53 0,5

5.Hiệu suất C.P.Q.C (5)=(1)/(3) 249,88 188,74 199,14 6.Lợi nhuận so với C.P.Q.C

(6)=(2)/(3) 6,5 6,76 7,95

Nhìn chung, tình hình tiêu thụ sản phẩm và giải quyết vấn đề thị trường của Công ty rất tốt điều này phản ánh hiệu quả đạt được đó là sự tăng lên của mức tiêu thụ. Tuy nhiên quy mô sản xuất của công ty còn rất nhỏ so nhu cầu đang ngày càng gia tăng của thị trường. Lượng bia mà công ty cung cấp còn ít, do đó vãn còn khá nhiều các phần thị trường bỏ ngỏ khiến cho một số doanh nghiệp khác chớp lấy thời cơ xâm nhập thị trường. Để tăng năng lực sản xuất đòi hỏi công ty huy động một lượng vốn lớn để đổi mới công nghệ, mở rộng quy mô sản xuất.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương (Trang 55 - 59)