Hiệu quả sử dụng vốn cố định * Bảo toàn và phát triển vốn cố định

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương (Trang 48 - 51)

II. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOAN HỞ CÔNG TY BIA NƯỚC GIẢI KHÁT HẢI DƯƠNG

2. Hiệu quả sử dụng vốn cố định * Bảo toàn và phát triển vốn cố định

* Bảo toàn và phát triển vốn cố định

Bảo toàn và phát triển vốn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho các doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất. Đối với doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm Nhà nước công bố rõ hệ số điều chỉnh giá TSCĐ cho phù hợp với đặc điểm và cơ cấu hình thành TSCĐ của từng ngành kinh tế kỹ thuật làm căn cứ để doanh nghiệp điều chỉnh giá trị TSCĐ, thực hiện bảo toàn và phát triển vốn.

BẢNG 17: TÌNH HÌNH BẢO TOÀN VÀ PHÁT TRIỂN VỐN CỐ ĐỊNH NĂM 2002 VỐN CỐ ĐỊNH NĂM 2002

Đơn vị: 1000 đồng

Chỉ tiêu Giá trị Nguồn vốn cố định

Ngân sách Tự cấp

1.Số vốn CĐ phải bảo toàn đầu năm 7423180 5880205 1642975 2.Số vốn CĐ cuối năm 6761187 5122840 1638347 3.Số vốn đã thu hồi bằng khấu hao 661993 757365 4628 4.Số vốn thực tế đã bảo toàn (4=2+3) 7423180 5880205 1642975 5.Chênh lệch giữa số vốn đã bảo toàn

và phải bảo toàn (5=4-1) 0 0 0

Số liệu thuyết minh báo cáo tài chính năm 2002

Bảng số liệu cho thấy số vốn cố định công ty phải bảo toàn đầu năm bằng với số vốn bảo toàn thực tế, tức Công ty đã bảo toàn được vốn cố định, vốn cố định được sử dụng ổn định. Trong giai đoạn tới công ty cần thực hiện tốt công tác bảo toàn vốn, phát triển vốn cố định góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

BẢNG 17: HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ

Chỉ tiêu Công thức Năm 2001 Năm 2002 So sánh C.lệch % 1. Doanh thu (TR) 35673 39630 3957 9,98 2. Lợi nhuận (π) 1278 1584 306 19,32 3. Nguyên giá TSCĐ bình quân (V) 10265 13565 3300 24,33 4. Giá trị còn lại bình quân (MF) 9843 10624 781 7.35 5. Hiệu suất sử dụng TSCĐ 3,475 2,921 -0,554 -

18,976. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 3,624 3,730 0,106 2,84 6. Hiệu suất sử dụng vốn cố định 3,624 3,730 0,106 2,84 7. Hàm lượng vốn cố định 0,275 0,268 - 0,007 - 2,61 8. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định (HVCĐ) 0,130 0,149 0,019 12,75 9. Sức sinh lợi của TSCĐ 0,125 0,117 - 0,008 - 6,84 10. Suất hao phí của TSCĐ 0,289 0,342 0,053 15,49 Hiệu suất sử dụng TSCĐ: phản ánh một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu. Năm 2001 một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại 3,475 đồng doanh thu nhưng năm 1999 chỉ đem lại 2,921 đồng, giảm 0,554 đồng tương ứng 18,97% Nguyên nhân là do tốc độ tăng doanh thu thấp hơn so vơi tốc độ tăng nguyên giá TSCĐ(doanh thu chỉ tăng có 9,98% trong khi đó nguyên giá TSCĐ tăng24,33%

- Hiệu suất sử dụng vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất kinh doanh đem lại mấy đồng doanh thu.

Năm 2001 là 3,624và năm 2002 là 3,730. Mức tăng là 0,106 tương ứng với tỷ lệ là 2,84.

Giả sử, hiệu suất sử dụng năm 2001 bằng năm 2002, để đạt mức doanh thu năm 2001 thì phải sử dụng một lượng TSCĐ có giá trị là:

39630 / 3,624= 10935,43 (triệu đồng)

Như vậy, thực tế công ty đã sử dụng tích kiệm là: 10935,43 - 10624= 311,43 (triệu đồng).

Điều này tưởng như mâu thuẫn ,nhưng do mức tăng giá trị còn lại của TSCĐ(7,35%) thấp hơn mức tăng doanh thu (9,98%)

- Hàm lượng vốn cố định: cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đưa vào bao nhiêu đồng vốn cố định.

Năm 2001 là 0,275và năm 2002 là 0,268. Mức giảm là 0,007 đồng, với tỷ lệ 2.61% Như vậy để tạo ra một đồng doanh thu năm 2002 so với năm 2001 Công ty đã tiết kiệm được 0,007 đồng

- Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: phản ánh một đồng giá trị còn lại của TSCĐ đưa vào sản xuất đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Năm 2001 là 0,130 và năm 2002 là 0,149. Mức tăng 0,019 đồng tương ứng tỷ lệ 12,75%

Giả sử, tỷ suất lợi nhuận vốn cố định năm 2002 bằng năm 2001 thì giá trị TSCĐ phải huy động vào sản xuất là: 1584 : 0,130= 12184,61 (triệu đồng)

Thực tế sử dụng TSCĐ đã phải chi thêm: 13565 - 12184,61 = 1380,39 (triệu đồng)

- Sức sinh lợi của TSCĐ: cho biệt một đồng nguyên giá TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận.

Năm 2001 là 0,125 và năm 2002 là 0,117. Mức giảm là 0,008 đồng, tỷ lệ là 6,84%

Như vậy nếu so với năm 2001 thì năm 2002 công ty phải sử dụng thêm TSCĐ có giá trị: 13565 - 1584 / 0,125 = 893(triệu đồng)

- Suất hao phí TSCĐ: cho biết để có một đồng doanh thu cần đưa vào sản xuất kinh doanh bao nhiêu đồng nguyên giá.

Năm 1998 là: 0,289 Năm 1999 là: 0,342

Mức tăng là 0,053 tương ứng tỷ lệ là 15,49%. Như vậy là để tạo ra một đồng doanh thu thì năm 1999 cần nhiều hơn so với năm 1998 là 0,053 đồng nguyên giá TSCĐ.

Kết luận

TSCĐ có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy vậy khả năng sinh lời của tài sản cố định của công ty lại tương đối thấp, không chỉ có thế nó lại có xu hướng giảm

xuống qua các năm. Vậy Công ty cần chú trọng đổi mới TSCĐ để đảm bảo sự hiện đại, đồng bộ, tăng năng lực sản xuất và có hiệu quả.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh ở Công ty Bia - Nước giải khát hải Dương (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w