Câu khẩu hiệu

Một phần của tài liệu Phát triển và quản trị thương hiệu tại tổng công ty LILAMA (Trang 38 - 39)

- Giá cả/lợi nhuận biên Mở rộng th−ơng hiệu

1.3.4.4. Câu khẩu hiệu

Câu khẩu hiệu là một đoạn văn ngắn chứa đựng và truyền tải những thông tin mang tính mô tả và thuyết phục về th−ơng hiệu. Câu khẩu hiệu th−ờng xuất hiện trên các mục quảng cáo, có thể trên truyền hình, đài phát thanh, pa-nô, áp-phích … và nó cũng đóng một vị trí quan trọng trên các bao bì và các công cụ marketing khác. Câu khẩu hiệu đ−ợc xem nh− một cách thức quảng bá th−ơng hiệu rất tốt. Bởi giống nh− tên th−ơng hiệu, nó là một công cụ ngắn gọn, súc tích và cực kỳ hiệu quả trong việc tạo dựng giá trị th−ơng hiệu. Câu khẩu hiệu có thể giúp khách hàng hiểu một cách nhanh chóng th−ơng hiệu đó là gì và nó khác biệt với các th−ơng hiệu khác nh− thế nào?

1.3.4.5.Nhạc hiệu

Nhạc hiệu là một yếu tố cấu thành th−ơng hiệu đ−ợc thể hiện bằng âm nhạc, thông th−ờng thông điệp này đ−ợc sáng tác và biên soạn bởi các nhạc sỹ chuyên nghiệp. Nhạc hiệu th−ờng có sức thu hút và lôi cuốn ng−ời nghe và làm cho mục quảng cáo trở nên hấp dẫn và sinh động. Nhạc hiệu có thể là một đoạn nhạc nền hoặc là một bài hát ngắn, thực chất đây là một hình thức mở rộng của câu khẩu hiệu. Có rất nhiều đoạn nhạc đã rất thành công đến mức chỉ cần nghe đoạn nhạc họ đã biết đó là th−ơng hiệu gì. Nh− vậy, đoạn nhạc đã trở thành một đặc điểm nhận biết của một th−ơng hiệu. Nhạc hiệu có thể tăng c−ờng nhận thức của khách hàng về tên th−ơng hiệu bằng cách lặp đi lặp lại một cách khéo léo tên th−ơng hiệu trong đoạn nhạc hát. Đoạn nhạc hát này nếu đ−ợc biên soạn có vần điệu, ngắn gọn với ý nghĩa vui nhộn, hóm hỉnh, nó rất dễ trở thành những bài hát giống nh− khúc đồng giao đ−ợc l−u truyền rất nhanh và rộng trong công chúng.

Tuy nhiên, do thuộc tính vốn có của nó, nhạc hiệu không có tính chuyển giao cao nh− các yếu tố khác. Nhạc hiệu cũng có thể truyền tải những lợi ích của th−ơng hiệu nh−ng chỉ có thể d−ới hình thức gián tiếp và trừu t−ợng. Hơn nữa, nó cũng không thể bổ

sung cho logo hay biểu t−ợng, nó cũng không thể gắn lên các bao bì sản phẩm hay các pa-nô, áp-phích quảng cáo.

1.3.4.6.Bao bì sản phẩm

Bao gói sản phẩm là hoạt động nghiên cứu, thiết kế và sản xuất (hoặc đặt hàng) các loại bao bì cho sản phẩm. Đối với cả ng−ời tiêu dùng và ng−ời sản xuất, bao bì phải đáp ứng đ−ợc các yêu cầu sau:

- Phải xác định và thể hiện đ−ợc th−ơng hiệu

- Truyền tải những thông tin mô tả và thuyết phục về sản phẩm - Thuận tiện trong việc chuyên chở và bảo quản sản phẩm - Thuận tiện trong tiêu dùng và bảo quản sản phẩm tại nhà.

Để đạt đ−ợc các mục tiêu marketing th−ơng hiệu và thỏa mãn tối đa các yêu cầu của khách hàng, việc bao gói sản phẩm phải đ−ợc cân nhắc và lựa chọn kỹ l−ỡng cả về mặt chức năng sử dụng và yếu tố thẩm mỹ. Ng−ời thiết kế bao bì cần phải cân nhắc kỹ về kiểu dáng đồ họa, màu sắc, kích cỡ của bao bì.

Bao bì ngày nay đ−ợc xem nh− “P” thứ năm trong Marketing Mix (Product - Sản phẩm, Price - Giá, Place - Phân phối, Promotion - Xúc tiến bán hàng, Packing - Bao bì). Bao gói sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng giá trị th−ơng hiệu. Với những điểm khác biệt về chức năng và tính thẩm mỹ, bao bì có thể tăng c−ờng sự nhận biết và gợi nhớ đến th−ơng hiệu.

Một phần của tài liệu Phát triển và quản trị thương hiệu tại tổng công ty LILAMA (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)