c. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay.
2.2.1.2.4. Rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa sản xuất ra không bán được.
không bán được.
Do thay đổi của thị trường, doanh nghiệp vay vốn mua nguyên liệu đầu vào để
sản xuất hay kinh doanh, đến khi ra sản phẩm hay hàng đã nhập về kho rồi nhưng giá thị trường biến động giảm so với kế hoạch kinh doanh ban đầu làm cho doanh nghiệp bị thua lỗ. Có hai chọn lựa trong trường hợp này, một là doanh nghiệp sẽ
bán hàng ra chịu lỗ công với bổ sung vốn tự có để trả nợ ngân hàng, hai là giữ hàng lại chờ giá lên mới bán ra, điều này không xác định được thờ gian, nếu doanh nghiệp hết nguồn vốn tự có, sẽ dẫn đến nợ quá hạn. Đặc biệt là các lô hàng hình
thành từ vốn vay thường có giá trị lớn. Khó có thể xoay chuyển trong thời gian ngắn
để hoàn nợ ngân hàng.
Điển hình cho tình huống này tại Techcombank là các doanh nghiệp kinh doanh
điều, năm 2005 thua lỗ khá nặng, tài sản đảm bảo là kho điều khô nguyên liệu hình thành từ vốn vay, trung bình 1000 tấn điều vay nợ Techcombank 10 tỷ đồng, mỗi doanh nghiệp thường dự trữ vài ngàn tấn điều khô nguyên liệu, tổng dư nợ mỗi doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng đến vài chục tỷ đồng. Khi giá điều nhân xuất khẩu giảm, do các doanh nghiệp cạnh tranh mua điều khô nguyên liệu với giá cao, cộng với chi phí nhân công sản xuất và yếu tố trúng mùa nên giá thành sản phẩm xuất kho cao hơn giá bán xuất khẩu. Hàng bị ứđọng hoặc phải bán lỗ, rất khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng.
Nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ tư theo kết quả khảo sát.
Bảng 2-15 : Kết quả khảo sát về rủi ro do khách hàng kinh doanh thua lỗ. Thang trả lời
Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít
Tỷ lệ chọn
14% 57% 29% 0 0 77,14%