Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất

Một phần của tài liệu 573 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 95 - 98)

CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP KỸ THƯƠNG VIỆT

3.4.4.1. Đẩy mạnh và hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất

trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng đểđưa ra biện pháp chấn chỉnh

Hiện Techcombank đang áp dụng hệ thống kiểm soát nội bộ trực thuộc Ban Tổng Giám đốc và vừa mới thành lập ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Ban Kiểm soát và

HĐQT ngân hàng. Về năng lực hoạt động của ban kiểm soát nội bộ, cần phải hoàn thiện về nhiều mặt. Trong thời gian qua bộc lộ nhiều yếu kém, để xảy ra nhiều khoản nợ xấu có giá trị lớn, không phát hiện và chấn chỉnh kịp thời.

Hệ thống kiểm soát nội bộ có một vai trò quan trọng, quyết định sự thành bại của một doanh nghiệp nói chung và của một TCTD nói riêng. Cuối những năm 80, khi một loạt các công ty của Hoa Kỳ bị đổ vỡ, người ta đã xác minh được nguyên nhân chính của sự đổ vỡ là do hệ thống kiểm soát nội bộ của các công ty này yếu kém. Kể từ đó, khái niệm hệ thống kiểm soát nội bộ ra đời và tất cả các doanh nghiệp,

đặc biệt là các ngân hàng hiện đại trên thế giới ngày càng quan tâm đến mức độ đầy

đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.

Theo định nghĩa của Viện Kiểm toán quốc tế, “Hệ thống kiểm soát nội bộ” là tập hợp bao gồm các chính sách, quy trình, quy định nội bộ, các thông lệ, cơ cấu tổ

chức của ngân hàng, được thiết lập và được tổ chức thực hiện nhằm đạt được các mục tiêu của ngân hàng và đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời các rủi ro xảy ra.

Hệ thống kiểm soát nội bộđược thiết lập nhằm các mục tiêu:

ƒ Bảo đảm cho ngân hàng hoạt động tuân thủ pháp luật và các quy định, quy trình nội bộ về quản lý và hoạt động, và các chuẩn mực đạo đức do ngân hàng đặt ra.

ƒ Đảm bảo mức độ tin cậy và tính trung thực của các thông tin tài chính và phi tài chính.

ƒ Bảo vệ, quản lý và sử dụng tài sản và các nguồn lực một cách kinh tế và hiệu quả.

ƒ Hỗ trợ thực hiện các mục tiêu do Ban lãnh đạo ngân hàng đề ra.

Mô hình kiểm soát nội bộ theo Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ COSO (Committee of Sponsoring Organization) của Hội đồng quốc gia chống gian lận về

báo cáo tài chính -1992, bao gồm 5 cấu phần, cụ thể:

ƒ Môi trường Kiểm soát (Control Environment): là nền tảng cho toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ, bao gồm cơ cấu tổ chức, cơ chế

phân cấp, phân quyền, các chính sách, thông lệ về nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực, cách thức quản trị, điều hành của các cấp lãnh đạo.

ƒ Hệ thống quản lý và đánh giá rủi ro (Risk Assessment): là quy trình định dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của tổ chức tín dụng, cụ thể bao gồm (i) việc xác định mục tiêu, (ii) mức độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) việc định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá rủi ro, và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro.

ƒ Hoạt động kiểm soát (Control Activities): là các chính sách, quy trình, thông lệđược xây dựng nhằm đảm bảo thực hiện các kế hoạch, các yêu cầu do các cấp quản lý điều hành đặt ra và các quy trình giảm thiểu rủi ro liên quan.

ƒ Hệ thống thông tin và cơ chế trao đổi thông tin (Information and Communication): là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua việc đảm bảo các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng.

ƒ Cơ chế giám sát hoạt động kiểm soát (Monitoring): là quá trình đánh giá chất lượng của hệ thống kiểm soát nội bộ do Tổng giám đốc (Giám đốc) ngân hàng tổ chức thực hiện và do Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và/hoặc tổ chức kiểm toán độc lập bên ngoài thực hiện.

Hình 3-1 - Mô hình kiểm soát nội bộ theo Ủy ban các tổ chức đồng bảo trợ COSO

Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm cuối cùng về mức độ đầy

đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ thông qua một Bộ phận chuyên trách độc lập. Bộ phận này chính là Bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân

hàng. Chức năng cơ bản của Bộ phận kiểm toán nội bộ là thực hiện đánh giá độc lập về mức độđầy đủ, tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng, đồng thời đưa ra những khuyến nghị nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ.

Bên cạnh đó, hệ thống kiểm soát nội bộ còn được thường xuyên tự đánh giá. Công việc này do Tổng giám đốc của ngân hàng chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện. Tựđánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ có tác dụng phòng ngừa rủi ro và hỗ trợ đắc lực cho công tác quản lý rủi ro của ngân hàng.

Một phần của tài liệu 573 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 95 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(147 trang)