Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập.

Một phần của tài liệu 573 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 39 - 41)

c. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay.

2.2.1.1.5. Rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập.

Hiện nay ở Việt Nam chưa có một cơ chế công bố thông tin đầy đủ về doanh nghiệp và ngân hàng. Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về doanh nghiệp sẽ

tạo điều kiện cho các ngân hàng có quyết định cho vay đúng, giảm thiểu một phần rủi ro, giúp cho ngân hàng biết được những khoản vay có vấn đề để đánh giá đúng mức độ rủi ro.

Trung tâm thông tin tín dụng (CIC) là đơn vị sự nghiệp thuộc bộ máy của Ngân hàng Nhà nước, được thành lập theo Quyết định số 68/1999/QĐ-NHNN9 ngày

27/2/1999 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, trên cơ sở tổ chức lại CIC thuộc Vụ Tín dụng. CIC được tổ chức và hoạt động theo Quy chế ban hành kèm theo Quyết định số 162/1999/QĐ-NHNN9 ngày 8/5/1999 và Quyết định số

584/2002/QĐ-NHNN ngày 10/6/2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

CIC có chức năng thu nhận, phân tích, dự báo, khai thác và cung ứng dịch vụ

thông tin doanh nghiệp và các thông tin khác có liên quan đến hoạt động tiền tệ, ngân hàng cho NHNN, các TCTD, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. CIC

đã đạt được những kết quả bước đầu rất đáng khích lệ trong việc cung cấp thông tin kịp thời về tình hình hoạt động tín dụng nhưng chưa phải là cơ quan định mức tín nhiệm doanh nghiệp một cách độc lập và hiệu quả. Thông tin cung cấp còn đơn

điệu, thiếu cập nhật do toàn bộ dữ liệu đầu vào của khách hàng do các TCTD khai báo, nếu không khai báo không có số liệu cung cấp.

Năm 2006 lượng hỏi tin từ các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp gửi tới CIC đã tăng tới gần 150% so với năm 2005, bình quân mỗi ngày nhận hơn 300 yêu cầu hỏi tin Thống kê của CIC cho thấy, lượng nhu cầu tập trung lớn nhất ở khối ngân hàng thương mại cổ phần. Đáng chú ý là lượng hỏi tin của chính Ngân hàng Nhà nước cũng đã tăng gấp 3 lần, từ 900 yêu cầu lên đên gần 3.000. Nhu cầu từ các ngân hàng quốc doanh cũng tăng gấp hai lần, từ 8.679 lượt hỏi lên 16.809 lượt.

Nhu cầu thông tin tín dụng cũng đã bắt đầu tăng mạnh ở khối ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam : như Korea Exehange Bank, Natexis Bank, ANZ, City Bank… Ngoài các ngân hàng thương mại, nhu cầu từ các công ty tài chính, quỹ hỗ trợ phát triển… cũng đã tăng gấp 10 lần, từ 52 lượt hỏi lên 610 lượt. Các doanh nghiệp ngoài ngạch tín dụng cũng đã có trên 1.000 yêu cầu cung cấp thông tin. ("Nguồn : www.vneconomy.com.vn- 2006").

CIC cho biết nhu cầu thông tin tín dụng đang trong xu hướng tăng. Nguyên nhân chính là từ nhu cầu mở rộng tín dụng của các ngân hàng. Sự cạnh tranh, thu hút những khách hàng mới buộc phải có những nguồn thông tin tương ứng để hạn chế

rủi ro có thểđến trong các quyết định đầu tư, cho vay hoặc liên doanh, liên kết. Đó cũng là thách thức cho hệ thống ngân hàng trong việc mở rộng và kiểm soát tín

dụng cho nền kinh tế trong điều kiện thiếu một hệ thống thông tin tương xứng. Nếu các ngân hàng cố gắng chạy theo thành tích, mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin không cân xứng thì sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng.

Theo kết quả khảo sát, nguyên nhân này chiếm tỷ lệ thứ năm.

Bảng 2-8 : Kết quả khảo sát về rủi ro do hệ thống thông tin quản lý còn bất cập. Thang trả lời

Rất nhiều Nhiều Trung bình Ít Rất ít

Tỷ lệ chọn

0 72% 14% 14% 0 71,43%

2.2.1.1.6. Rủi ro do môi trường kinh tế không ổn định, sự biến động quá nhanh và không dựđoán được của thị trường thế giới.

Một phần của tài liệu 573 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, Thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 39 - 41)