c. Cơ cấu dư nợ theo mục đích vay.
2.2.1.2.6. Rủi ro tín dụng do khách hàng cố ý lừa đảo.
Đây là nỗi lo lớn của Techcombank và bản thân những người làm công tác tín dụng. Ngay cả khi cán bộ tín dụng không bị mua chuộc và móc ngoặc, rủi ro này vẫn có thể xảy ra. Tổng hợp các thông tin nội bộ Techcombank về các vụ án lừa đảo trong các năm qua , có thểđúc kết như sau :
(1). Các thủđoạn ngụy tạo uy tín, tín nhiệm để lợi dụng vay tiền ngân hàng.
Có ý đồ gây thanh thế, làm quen với những người có chức, có quyền và lợi dụng quan hệ, uy tín đó đểđi vay tiền.
Tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ
trong những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ. Khi đã tạo được tín nhiệm mới tìm cách vay những khoản lớn hoặc tạo ra các dự án khống để
vay khoản tiền lớn và trốn chạy.
Móc nối, hối lộ cán bộ ngân hàng để vay được tiền, để trì hoãn nợ, giãn nợ hoặc xóa nợ.
(2). Các mánh khóe lừa đảo, gian lận trong thế chấp tài sản để vay vốn. a. Dùng chính tài sản đảm bảo của khách hàng để lừa đảo ngân hàng
Một tài sản được đem thế chấp tại nhiều ngân hàng khác nhau.
Rút tài sản đã thế chấp đưa vào ngân hàng khác để vay vốn.
Tài sản đang bị giam giữ, hoặc có tranh chấp nhưng vẫn đem thế chấp vay vốn.
Sau khi thế chấp ngân hàng, thực hiện bán chui, bán lén tài sản.
Cầm cố hàng trong kho, sau đó đổi hàng kém chất lượng hơn, rút ruột hàng đi bán, không trả nợ.