Đối với công tác quản lý các chương trình, dự án ODA

Một phần của tài liệu 566 Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 79)

Đối với công tác quản lý các chương trình, dự án ODA gồm 5 giải pháp cụ thể nhằm tăng cường công tác giám sát, tránh tình trạng đầu tư dàn đều, không hiệu quả đối với các dự án, đồng thời giúp các Doanh nghiệp của Thành phố tiếp nhận được công nghệ tiên tiến từ Nhà tài trợ (đối với các dự án tài trợ về kỹ thuật).

Công tác quản lý dự án ODA không phải là một công tác đơn giản chỉ một bộ phận hay một ban ngành có thể làm được, mà nó là sự phối hợp đồng bộ và thống nhất từ các Bộ, Sở, Ban, Ngành và cả của Ban QLDA. Để thực hiện được tốt công tác này, một số khuyến nghị được đề cập như sau:

- Tăng cường công tác giám sát việc sử dụng nguồn vốn ODA của Thành phố, tập trung chủ yếu vào tiến độ thực hiện dự án, hiệu quả trong thực hiện dự án. Bên cạnh đó, cần giám sát việc phối hợp của các ban, ngành trong

- Thông qua các dự án đã được thực hiện, Thành phố cần tổ chức và tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ Việt Nam tiếp thu các công nghệ tiên tiến, hiện đại, kỹ thuật tổ chức quản lý dự án của các nước và các Nhà tài trợ. Làm được như vậy sẽ đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng thực hiện các dự án đòi hỏi công nghệ cao mà không cần sự tư vấn của các tổ chức nước ngoài. Bên cạnh đó, Thành phố phải kiên quyết khắc phục tình trạng đầu tư dàn đều, thiếu tập trung dứt điểm đối với những dự án quan trọng, đây chính là chìa khóa cho sự phát triển với quy mô lớn.

- Sở KHĐT, với vai trò là cơ quan đầu mối theo dõi việc triển khai các dự án ODA tại địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cần phải xây dựng các kế hoạch phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên trách của mỗi dự án để có được những thông tin thống nhất và cần thiết về thực trạng triển khai của dự án, các vướng mắc, khó khăn phát sinh trong quá trình đó để có biện pháp phối hợp giải quyết và tháo gỡ triệt để. Ngoài ra, Sở cũng cần đào tạo các cán bộ QLDA ở các Ban QLDA để nâng cao trình độ nghiệp vụ. Tiếp tục hoàn thiện, bổ sung qui chế quản lý ODA của Thành phố. Bên cạnh đó, Sở KHĐT phải thành lập lại Phòng QLDA ODA độc lập không phải là bộ phận thuộc Phòng Hạ tầng nữa và chuyên viên của Phòng hoạt động độc lập, không kiêm nhiệm như trước đây.

Trưởng phòng

Phó Trưởng phòng

Hạ tầng Môi trường

Cải cách hành chính

Y tế Giáo dục Nông nghiệp

Thông tin phản hồi từ các bộ phận sẽ từ bộ phận đến Phó Trưởng phòng và cuối cùng là đến Trưởng phòng (trừ bộ phận về cải cách hành chính sẽ chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Trưởng phòng và mọi hoạt động của bộ phận này sẽ chỉ chịu sự quản lý của Trưởng Phòng). Thời gian đầu, các bộ phận này có thể sử dụng các chuyên viên của các Phòng khác để thực hiện và đào tạo các chuyên viên khác, đối với Bộ phận cải cách hành chính sẽ do Trưởng Phòng đảm nhiệm.

Về quy trình quản lý dự án, vẫn thực hiện theo quy trình nêu ở Chương 2, đồng thời phải đẩy mạnh công việc giám sát thực hiện và kết quả thực hiện của Ban QLDA. Bên cạnh đó, các bộ phận trong quá trình quản lý dự án sẽ cùng nhau họp, làm việc và chia sẻ các kỹ năng và kiến thức cần thiết với nhau (Knowledge Sharing) để khi cần thiết (trường hợp chuyên viên của 1 bộ phận nghỉ hoặc có việc bận đột xuất hoặc bộ phận nào đó có quá nhiều dự án) có thể sử dụng chuyên viên các bộ phận khác để thực hiện dự án mà vẫn đảm bảo dự án được quản lý một cách có hiệu quả và khoa học.

LẬP DỰ ÁN THỰC HIỆN DỰ ÁN VẬN HÀNH DỰ ÁN ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN XÁC ĐỊNH DỰ ÁN CHIA SẺ KIẾN THỨC (Knowledge Sharing)

Sau khi hoàn thành mô hình quản lý theo sơ đồ 3-1 và khi các chuyên viên trong Phòng ODA đã có thể đảm đương các công việc chung của phòng thông qua sơ đồ 3-2, Với sơ đồ tổ chức như vậy, Phòng ODA sẽ quản lý các chương trình, dự án ODA theo các Nhà tài trợ cụ thể: (1) Tổ chức TC Quốc tế (WB, IMF); (2) Tổ chức TC khu vực (ADB, EC...); (3) Nhật Bản (do Nhật Bản là nhà tài trợ lớn nhất cho Việt Nam nói chung và Thành phố nói riêng nên cần tách riêng để quản lý) và (4) Các quốc gia khác (Hà Lan, Bỉ, Pháp, Đan Mạch, Tây Ban Nha...). Trong quá trình quản lý dự án, các bộ phận của từng nhóm nhà tài trợ sẽ lập báo cáo và chuyển về Bộ phận tổng hợp để tổng hợp và trình Trưởng phòng để giải quyết cũng như báo cáo với Ban Giám đốc Sở để từ đó có hướng tham mưu cho UBND Thành phố.

Trưởng phòng Phó Trưởng phòng Dự án của các tổ chức TC Quốc tế Dự án của tổ chức TC khu vực Bộ phận Tổng hợp Dự án của các quốc gia khác Dự án của Nhật Bản Báo cáo Báo cáo tình hình dự án

- Tăng cường quản lý Nhà nước về sử dụng các khoản vay ODA, phải có cơ chế quản lý chặt chẽ để nguồn vốn vay được sử dụng một cách có hiệu quả, tránh tình trạng lãng phí, tạo ra gánh nặng nợ nước ngoài. Trong quá trình đàm phán với các Nhà tài trợ, Thành phố nên cố gắng vận động, thuyết phục các nhà sản xuất, cung cấp dịnh vụ trong nước tham gia thực hiện dự án. Cố gắng chỉ thuê nước ngoài hoặc các chuyên gia tư vấn đối với những công việc đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao mà Việt Nam chưa thể đáp ứng. Trong quá trình thực hiện dự án, Thành phố nên tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam (có thể đáp ứng được yêu cầu của dự án hoặc một phần công việc của dự án) được phép tham gia và đồng thời giúp các doanh nghiệp này có cơ hội để học hỏi những bí quyết và công nghệ nước ngoài.

- Sau khi hoàn thành các chương trình, dự án ODA, trên cơ sở báo cáo về quá trình của dự án và tính hiệu quả mà các chương trình, dự án mang lại, UBND TP, Sở KHĐT TP nên cùng Ban QLDA và các Nhà tài trợ tiến hành đánh giá tổng thể lại dự án để thấy được những thành công và những điểm còn bất cập của mỗi dự án để từ đó có cái nhìn tổng thể cũng như kế hoạch, chiến lược cho các chương trình, dự án tiếp theo. Việc đánh giá phải dựa trên việc phân

tích, so sánh các số liệu, chỉ tiêu, thời gian thực hiện thực tế của các chương trình, dự án với kế hoạch ban đầu của chương trình, dự án.

Thực hiện tốt các vấn đề trên, một mặt Thành phố nâng cao năng lực quản lý của mình nhất là trong công tác giám sát một cách sát sao quá trình thực hiện dự án nhằm đảm bảo dự án được thực hiện đúng tiến độ, mặt khác tạo điều kiện cho các Doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu được những công nghệ tiên tiến của các nhà tài trợ.

3.2.2. Các biện pháp hỗ trợ cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA ở thành phố Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu 566 Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)