Những bài học thất bại

Một phần của tài liệu 566 Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

Việc tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA đều có tính hai mặt: nếu sử dụng có hiệu quả, nguồn vốn này sẽ giúp nước tiếp nhận giải quyết được những vấn đề về mặt kinh tế-xã hội cần thiết và đồng thời giúp nền kinh tế-xã hội phát triển. Tuy nhiên, sử dụng không có hiệu quả hoặc không đúng mục đích thì nó không những không thúc đẩy được nền kinh tế-xã hội tăng trưởng và phát triển mà còn tạo ra gánh nặng về nợ nước ngoài cho các nước tiếp nhận. Điều này được thể hiện cụ thể ở những nước thuộc khu vực Châu Mỹ La tinh và Châu Phi:

- Bài học kinh nghiệm thứ nhất: Đối với Châu Mỹ La tinh, có những nước sử dụng nguồn vốn ODA vào mục đích phi sản xuất, chủ yếu dùng để nhập khẩu hàng tiêu dùng. Bên cạnh đó, nạn tham nhũng, hối lộ trong các quan chức Chính phủ của các nước này đã khiến cho nền kinh tế không được cải thiện mà còn rơi vào tình trạng bi đát hơn trước. Một số nước còn xem nhẹ hoặc bỏ qua nguyên tắc đấu thầu cạnh tranh đã dẫn đến việc mua máy móc thiết bị cao hơn rất nhiều so với giá thị trường.

- Bài học kinh nghiệm thứ hai là: Về cơ cấu đầu tư bất hợp lý: Điều này được biểu hiện cụ thể ở Brazil vào những năm thuộc thập niên 90 của thế kỷ 20 khi nước này tiến hành xây các công trình hạ tầng với lượng vốn đầu tư rất lớn (chiếm đến khoảng ¾ lượng vốn cho đầu tư phát triển), cụ thể: (1) Xây dựng nhiều nhà máy thủy điện hiện đại với số vốn đầu tư cho 01 nhà máy đã cao gấp 10 lần số vốn đầu tư vào thủy lợi ở vùng Đông Bắc; và (2) Xây dựng tổ hợp

công-nông nghiệp gang thép ở vùng Đông Bắc với tổng vốn đầu tư quá lớn là 62 tỷ USD... Chính điều này đã làm cho Brazil trở thành con nợ lớn nhất thế giới với tổng nợ là 108 tỷ USD vào năm 1986.

- Bài học kinh nghiệm thứ ba: Như chúng ta đã biết, Châu Phi là khu vực nghèo nhất thế giới. Để giúp cho các nước trong khu vực này thoát khỏi tình cảnh đói nghèo, các tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ đã tiến hành viện trợ rất lớn cho khu vực này. Tuy nhiên, thay vì đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp (lĩnh vực chính để thúc đẩy nền kinh tế phát triển và giải quyết được nạn đói của những nước này), thì Chính phủ các nước lại tập trung vào việc phát triển thành thị và xây dựng các biệt thự lớn. Đây chính là nguyên nhân để đưa các nước này ngày càng lâm vào tình trạng đói nghèo hơn do việc đầu tư không đúng mục đích.

Từ những kinh nghiệm thành công và những bài học thất bại của các nước trên thế giới, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung nhìn nhận và thấy rõ những vấn đề sau:

- Bài học 1: Nhận thức rõ về vai trò và bản chất nguồn vốn ODA không phải là nguồn vốn cho không và đó là một khoản vay nước ngoài (ngay cả đối với những khoản viện trợ không hoàn lại) để có chính sách và mục tiêu đúng đắn.

- Bài học 2: Khi tiến hành thu hút nguồn vốn ODA các chương trình dự án ODA phải được xây dựng dựa trên cơ cấu và quy hoạch hợp lý của từng ngành, từng vùng đảm bảo việc thực hiện các chương trình, dự án này là đúng hướng đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng có hiệu quả.

- Bài học 3: Khi thực hiện dự án phải đảm bảo dự án luôn được thực hiện đúng tiến độ để không làm ảnh hưởng đến vấn đề giải ngân của các Nhà tài trợ cũng như đảm bảo vấn đề trả nợ vay đúng hạn và đầy đủ cho Nhà tài trợ.

Một phần của tài liệu 566 Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)