Đối với quá trình sử dụng ODA

Một phần của tài liệu 566 Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 74)

Đối với quá trình sử dụng ODA bao gồm 2 giải pháp cụ thể với mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA, đặt ra nguyên tắc để Thành phố thấy rõ trách nhiệm của mình trong quá trình sử dụng nguồn vốn ODA

Chính phủ đã chỉ đạo Bộ TC và Bộ KHĐT là 2 cơ quan chịu trách nhiệm về nguồn vốn ODA và đảm bảo cân đối nguồn vốn đối ứng, đồng thời thực hiện nguyên tắc “ai vay người ấy trả” trong khu vực kinh tế nhà nước. Vì vậy, thành phố Hồ Chí Minh khi sử dụng nguồn vốn ODA cần lưu ý những vấn đề sau:

- Xác định khả năng trả nợ cả gốc và lãi vay trong tương lai để xây dựng kế hoạch trả nợ: các khoản viện trợ, đặc biệt là tín dụng ưu đãi trong những năm đầu mới đưa vào sử dụng chưa bộc lộ khó khăn cho người sử dụng. Cùng với thời gian, các khoản nợ đến hạn phải trả sẽ là gánh nặng cho đơn vị vay nếu hiệu quả đầu tư không cao. Do đó, khi Chính phủ áp dụng những cơ chế tài trợ khác nhau cho những lĩnh vực khác nhau, cùng đồng nghĩa với Thành phố phải tự xác định lại hiệu quả sử dụng vốn để có các khoản tích lũy trả nợ vay sau này cho Nhà tài trợ nước ngoài. Cụ thể: Nguồn vốn ODA do Chính phủ vay của Nhà tài trợ, sau đó sẽ chuyển cho Thành phố (Chủ dự án); lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ của dự án do Chính phủ đặt ra đối với Chủ dự án và những chỉ

tiêu này không bao giờ đồng nhất với chỉ tiêu do Nhà tài trợ đàm phán với Chính phủ. Việc tính toán nguồn vốn và khả năng trả nợ của Chủ dự án ở đây chính là dựa trên yêu cầu của Chính phủ.

- Cập nhật các thông tin trong và ngoài nước về biến động của các nhân tố có khả năng tác động đến nguồn vốn vay như giá cả các yếu tố đầu vào cho sản xuất, giá cả thị trường, biến động của thị trường tài chính... để xử lý kịp thời và có những quyết định thích hợp, linh hoạt tránh tình trạng lỗ lã do tác động của những nhân tố khách quan khi dự án đã đi vào hoạt động.

Làm tốt vấn đề trên sẽ giúp Thành phố dự trù và có kế hoạch đối với các khoản vay, đồng thời có kế hoạch trả nợ đúng thời hạn tránh tình trạng khó khăn cho Chính phủ trong vấn đề trả các khoản vay. Việc cập nhật các thông tin thị trường một cách thường xuyên giúp Thành phố có kế hoạch ứng phó với tình hình thị trường để có những điều chỉnh trong dự án, tránh được những khó khăn về vốn cho Thành phố và cho Chính phủ.

Một phần của tài liệu 566 Quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại TP.HCM - Thực trạng và giải pháp (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)