Trong suốt 30 năm phát triển đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã không ngừng có những bước chuyển biến và thay đổi theo xu hướng phát triển của thế giới đối với nền kinh tế-xã hội của mình. Trong quá trình phát triển này, nguồn vốn ODA đã đóng một vai trò rất quan trọng, các chương trình, dự án ODA đã góp phần phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật-kinh tế-xã hội, giúp nền kinh tế phát triển và tạo khả năng thu hút nguồn vốn FDI của các nhà đầu tư nước ngoài, góp phần một cách gián tiếp vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Trong số các quốc gia cung cấp ODA cho Việt Nam và thành phố Hồ Chí Minh, Nhật Bản là quốc gia cung cấp nhiều nhất và tập trung chủ yếu vào phát triển hạ tầng kỹ thuật-kinh tế, cải thiện môi trường Thành phố. Thông qua Nhà
tài trợ này, Thành phố đã phát triển được cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường của Thành phố, tạo điều kiện thu hút nguồn vốn đầu tư FDI.
Bên cạnh những thành tựu đạt được như: phát triển và hoàn thiện hệ thống hạ tầng kinh tế-xã hội, phát triển giáo dục, y tế, cải tạo môi trường, nâng cao đời sống của người dân Thành phố..., vẫn còn những hạn chế nhất định như: (1) Chính sách luật để thực thi trong việc thu hút, tiếp nhận, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA còn chưa đồng bộ; (2) Vấn đề sử dụng nguồn vốn ODA chưa hiện quả; (3) Các chính sách về thuế chưa đồng bộ làm cho việc hoàn thuế gặp nhiều khó khăn, gây nhiều trở ngại cho nhà tài trợ; (4) Vấn đề quy hoạch, đền bù và giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án còn thể hiện nhiều yếu kém đã dẫn đến việc giải ngân và thời gian tiến hành dự án chậm...
CHƯƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA TẠI THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH