Cũng trong giai đoạn này, thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA chủ yếu tập trung vào phát triển hạ tầng và môi trường. Điều này được thể hiện với 2.119,89 triệu USD sử dụng cho hạ tầng và 1.714,96 triệu USD cho môi trường. Sở dĩ thành phồ Hồ Chí Minh tập trung vào phát triển hạ tầng và môi trường vì thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế của cả nước, việc đầu tư vào phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-kỹ thuật chính là động lực để phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển sẽ kéo theo những vấn đề về môi trường, ngoài ra do ý thức của người dân chưa được nâng cao đã dẫn đến ô nhiễm rất nhiều như khu vực kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, các bãi rác hầu như tồn tại giữa các khu đô thị của thành phố.
Tình trạng nghèo nàn của cơ sở hạ tầng công cộng là trở ngại chính đối với việc thu hút đầu tư, phát triển thương mại và tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố cũng như cả nước. Nguồn vốn ODA với lợi thế về số lượng vốn lớn và đa dạng, lãi suất thấp, thời gian vay nợ dài… nên Chính quyền Thành phố tập trung cho phát triển đầu tư các công trình hạ tầng kinh tế, kỹ thuật, xã hội cơ bản
Biểu đồ 2-4: Tình hình tiếp nhận và thực hiện ODA theo lĩnh vực 2.119,89 1.714,96 46,29 24,77 50,14 20,43 - 500,00 1.000,00 1.500,00 2.000,00 2.500,00
H¹ tÇng M«i tr−êng Y tÕ Gi¸o dơc Qu¶n lý N«ng nghiƯp
LÜnh vùc
§VT: TriƯu USD
N guồn: Đồ thị dựa trên số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư
(Số liệu chi tiết xin xem phụ lục 2)
Với định hướng sử dụng nguồn vốn ODA theo đúng quy hoạch chung của Thành phố sẽ giúp Thành phố cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân Thành phố. Tuy nhiên, cũng cần phải lưu ý đến vấn đề về quản lý và có mức đầu tư thỏa đáng cho lĩnh vực này vì hiện tại việc thu hút, thực hiện và quản lý nguồn vốn ODA phần lớn vướng mắc là ở cách quản lý thông qua việc nâng cao năng lực cán bộ quản lý, chính sách luật và các hệ thống văn bản dưới luật phải đồng bộ, đảm bảo nguồn vốn ODA được sử dụng mang lại hiệu quả thiết thực của nó.