Các sản phẩm và dịch vụ Ngân hàng

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 47 - 50)

Hoạt động của BIDV có đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng và đặc biệt cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư các dự án trọng yếu của Nhà nước. Các sản phẩm dịch vụ của BIDV được phân thành 8 nhóm chính bao gồm : Nhóm Sản phẩm tiền gửi; Nhóm Sản phẩm tín dụng; Nhóm sản phẩm và dịch vụ kinh doanh tiền tệ; Nhóm Sản phẩm tài trợ thương mại; Nhóm Dịch vụ chuyển tiền; Nhóm E-Banking; Nhóm Dịch vụ Ngân quỹ và Nhóm Sản phẩm dịch vụ khác (xem Phụ lục 3)

Trong năm 2006, nhằm định hình, mở rộng, hoàn thiện cơ bản mạng lưới, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, BIDV đã triển khai thêm một số sản phẩm dịch vụ mới mang tính hổ trợ và tạo tiện ích cao :

+ Làm đại lý bán séc du lịch AMEX (Mỹ);

+ Thí điểm dịch vụ ngân hàng trên Internet (Internet-banking); + Làm đại lý phát hành thẻ VISA card và MASTER card; + Thanh toán hoá đơn với EVN HCM;

+ Thực hiện dịch vụ chuyển tiền Western Union;

– 48 –

+ Được SBV cấp phép để phát triển các sản phẩm phái sinh như quyền chọn ngoại tệ chéo, quyền chọn lãi suất (mà hiện nay chỉ mới có Teckcombank là được cấp phép thực hiện)

Bên cạnh những mặt tích cực trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ mới như trên thì sản phẩm của BIDV vẫn còn nhiều hạn chế :

+ Do hoạt động dịch vụ của BIDV chậm triển khai các sản phẩm mới tiện ích và hiện đại vì vậy thu dịch vụ ròng của Chi nhánh tuy đạt kế hoạch năm song chủ yếu vẫn từ các sản phẩm truyền thống, sức cạnh tranh về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại vẫn kém ưu thế hơn so với cả NHTMQD lẫn NHTMCP; cụ thể như :

Đối với các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm của BIDV, đa phần vẫn là những sản phẩm tiền gửi thông thường và kém linh hoạt bao gồm tiết kiệm không / có kỳ hạn (tối đa 36 tháng); không/ có dự thưởng; rút dần hay bậc thang (chỉ áp dụng cho kỳ hạn gửi tối thiểu là 13 tháng)…; trong khi đó NH VP còn cung cấp cho khách hàng sản phẩm tiết kiệm với thời gian gửi đến 20 năm; Agribank đưa ra bậc thang gửi từ 1 tháng đến 3 tháng nhằm đảm bảo tối đa lợi ích của người gửi khi có nhu cầu rút vốn đột xuất; NH Sài Gòn Thương Tín cung cấp cho khách hàng tới 7 loại hình tiết kiệm chủ yếu như tiết kiệm luỹ thưởng, tiết kiệm tích luỹ, tiết kiệm trung hạn linh hoạt, tiết kiệm vàng, .. đáp ứng nhu cầu riêng của từng nhóm khách hàng; NH TMCP Kỹ Thương đưa ra chương trình “Tiết kiệm theo thời gian thực gửi" với lãi suất được tính theo từng khung từ 1-29 ngày, 30-59 ngày..., 360-390 ngày và trên 390 ngày giúp khách hàng chủđộng được về kỳ hạn gửi nhưng được hưởng lãi suất cao hơn loại tiết kiệm không kỳ hạn…

Đối với Sản phẩm tín dụng cho vay cá nhân, nếu BIDV cho vay theo từng

mục đích như mua nhà, xe ôtô, du học… thì đối với sản phẩm "Gia đình trẻ" của NH TMCP Kỹ Thương, khách hàng vay vốn sẽ được phục vụ nhu cầu trọn gói tối đa là 800 triệu đồng với thời hạn cho vay tối đa 15 năm đối với mua nhà ở, 4 năm với mua ô tô, 2 năm mua trang bị đồ dùng sinh hoạt gia đình và tỷ lệ cho vay tối đa

– 49 –

+ Tiện ích của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại vẫn còn khá đơn điệu, chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng mở mức cao nhất, cụ thể như :

Đối với sản phẩm thẻ ATM của BIDV với các tiện ích thông thường như rút

tiền, vấn tin, in sao kê tài khoản, chuyển khoản (trong hệ thống BIDV) thì sản phẩm thẻ của NH Đông Á lại đã có hàng loạt tiện ích hấp dẫn như: gởi tiền tại máy ATM (mà hiện nay chỉ có máy ATM của của NH Đông Á mới có chức năng này), kiểm tra tài khoản bằng tin nhắn, chuyển khoản từđiện thoại di động...

+ Các sản phẩm dịch vụ mới triển khai trong năm 2006 của BIDV thì nhiều sản phẩm dịch vụ trong đó đã được nhiều ngân hàng triển khai từ rất lâu và đã trở thành một lợi thế của người đi trước như : NH Đông Á đã triển khai thanh toán cước điện thoại cố định, cước internet, trả tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp, phí bảo hiểm, mua thẻ nạp tiền điện thoại di động, đặt chỗ máy bay… từ giữa năm 2005, trong khi BIDV chỉ mới bắt đầu triển khai thanh toán tiền điện trong năm 2006. Thẻ Visa của BIDV chỉ mới bắt đầu phát hành trong năm 2006 thì thẻ Visa của ACB đã có từ năm 2003 và hiện đang được sử dụng tại hơn 220 quốc gia trên thế giới, được quyền tham gia chương trình Bảo hiểm cứu trợ y tế toàn cầu (ACB SOS) và hưởng nhiều dịch vụ hỗ trợ khác..

+ Phí và lãi của các sản phẩm dịch vụ không cạnh tranh hơn so với các ngân hàng trong hệ thống, nhất là với hệ thống NHTMCP, cụ thể như : phí nhận tin nhắn tựđộng qua điện thoại di động do ngân hàng gửi đến khách hàng thông báo thay đổi số dư tài khoản, NH Đông Á thu 400đ/1 tin nhắn thì BIDV thu 700đ/1 tin nhắn..

Như vậy trong các sản phẩm dịch vụ của BIDV đến nay - ngoài lợi thế trong lĩnh vực tín dụng trung và dài hạn, tài trợ cho dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do kinh nghiệm về quản lý vốn đầu tư trước đây và chiếm đến 79% thu nhập của BIDV trong năm 2006 - thì các sản phẩm dịch vụ như tiền gửi, E-banking.., BIDV hoàn toàn kém lợi thế so với các Ngân hàng trong hệ thống. Do vậy để đạt mục tiêu

– 50 –

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 47 - 50)