Đẩy mạnh công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 77 - 78)

Để tiếp tục giữ vững sựổn định và phát triển nguồn vốn của BIDV một cách vững chắc và hiệu quả, các giải pháp đề xuất là :

– 78 –

- Chuyển đổi mô hình Quỹ tiết kiệm như hiện nay thành các điểm giao dịch, trong đó đẩy mạnh các dịch vụ ngân hàng như thanh toán thẻ, séc du lịch, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền trong nước và quốc tế, cho vay cá nhân... để tạo thành những “điểm bán lẻ trọn gói” hấp dẫn, vừa đem lại kết quả thiết thực về thu dịch vụ phí vừa huy động tốt nguồn tiền gửi dân cư.

- Có chính sách hỗ trợ về cả nhân lực lẫn tài lực đối với những chi nhánh có lượng khách hàng với nguồn vốn lớn, để các chi nhánh có điều kiện chủ động chăm sóc, tiếp thị cũng như có những triển khai những kế hoạch gắn bó lâu dài với những khách hàng này.

- Các Phòng Tín dụng bên cạnh nhiệm vụđầu tư cho vay truyền thống nên bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ quan trọng là khai thác nguồn vốn; hay nói cách khác, chuyên viên tín dụng không chỉ biết nghiệp vụ cho vay mà phải biết nghiệp vụ huy động vốn cũng hết sức quan trọng, là nhiệm vụ chung của các phòng/ ban trong khối tín dụng – là khối tiếp xúc trực tiếp với khách hàng – không phải chỉ là nhiệm vụ của phòng/ ban nguồn vốn. Điều này sẽ vừa đổi mới được tư duy, hành động của cán bộ tín dụng theo đúng nghĩa, vừa làm cho hoạt động của các phòng/ ban tín dụng đa dạng hơn và đạt hiệu quả cao hơn.

- Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực cho công tác nguồn vốn thông qua việc mở ngay các lớp học nhận biết ngoại tệ, séc du lịch thật giả, học thêm ngoại ngữ với những tình huống cụ thể, sát thực; áp dụng phương pháp đào tạo theo kiểu cầm tay chỉ việc hoặc lan toả từ người này sang người khác.

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 77 - 78)