Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 89 - 91)

– 90 –

Để thực hiện cam kết về gia nhập WTO trong lĩnh vực ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý của NHNN và năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng, cần triển khai thực hiện những giải pháp mang tính toàn diện như sau:

– Hoàn thiện hệ thống pháp luật ngân hàng nhằm tạo lập môi trường pháp lý hoàn chỉnh, đảm bảo tính thống nhất và đồng bộ, phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế nhằm tăng sức cạnh tranh của hệ thống Ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính trong nước và ngoài nước thông qua :

+ Xây dựng mới Luật Bảo hiểm Tiền gửi, Luật Giám sát An toàn Hoạt động Ngân hàng... để đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống ngân hàng; xây dựng;

+ Bổ sung và hoàn chỉnh các luật lệ liên quan đến các dịch vụ tài chính - ngân hàng đã được các ngân hàng nước ngoài triển khai nhưng chưa được thực hiện tại Việt Nam một cách kịp thời nhằm đảm bảo các tổ chức tín dụng trong nước có cơ sở thực hiện đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng theo thông lệ quốc tế, đảm bảo khả năng cạnh tranh bình đẳng;

+ Xây dựng khung pháp lý cho các tổ chức mới hoạt động mang tính chất hỗ trợ cho hoạt động của các tổ chức tín dụng như Công ty thu hồi nợ thuê.... Việc thành lập công ty thu hồi nợ thuê với những nhân viên được đào tạo bài bản trong việc thu hồi nợ, với những công cụ hỗ trợ đầy đủ, có nhiệm vụ thu hồi nợ theo đơn đặt hàng của các NHTM sẽ là biện pháp hữu hiệu trong việc thu hồi nợ từ các khách hàng cố tình chây ì, không có thiện chí trả nợ, là một trong những nguyên nhân gây ra nợ xấu của các NHTM.

+ Hoàn thiện các quy định về thanh toán không dùng tiền mặt và các quy định về các nghiệp vụ và dịch vụ ngân hàng mới (quản lý ngân quỹ, quản lý danh mục đầu tư, các dịch vụ uỷ thác, các sản phẩm phái sinh, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch vụ thuê mua tài chính…)...

– Việc CPH các DNNN trong thời gian qua tuy đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn tồn đọng rất lớn số lượng các DNNN chậm cổ phần hóa hoặc cố tình trì hoãn CPH, mà việc bảo hộ cho khu vực DNNN cũng là một trong những nguyên nhân chính làm nợ khó đòi, nợ quá hạn, nợ xấu tại các NHTMNN tăng cao. Chính

– 91 –

– Chính phủ cũng phải xem xét lại cơ chế chính sách và tình hình xử lý nợ đọng chuyển sang cho Ngân hàng được CPH kế thừa. Hiện nay, những con nợ lớn nhất của NHTM NN nói chung và của BIDV nói riêng chính là khu vực Doanh nghiệp Nhà nước, các dự án đầu tư phát triển, các dự án cho vay theo chỉ định của Chính phủ mà khả năng thu hồi rất khó khăn do có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả, tình hình tài chính thiếu lành mạnh nhưng khoản vay lại chưa đến hạn trả, hoặc thuộc diện giải thể, phá sản nhưng không thể giải thể phá sản. Đây cũng là gánh nặng mà Ngân hàng sẽ phải kế thừa sau CPH. Do vậy một cơ chế bù đắp cho các Ngân hàng để xử lý các khoản nợ khó đòi trước khi tiến hành CPH sẽ có tác dụng tốt nhằm nâng cao giá trị của các NHTM trước khi cổ phần, giảm bớt gánh nặng cho các NHTM trong công tác xử lý nợ xấu và đồng thời cũng tạo tâm lý tốt đối với các nhà đầu tư.

– Mở cửa thị trường trong nước trên cơ sở xóa bỏ dần các giới hạn về số lượng đơn vị, loại hình tổ chức, phạm vi hoạt động, tỉ lệ góp vốn của bên nước ngoài, mức huy động vốn VND, các loại hình dịch vụ, bảo đảm quyền kinh doanh của các Ngân hàng và tổ chức Tài chính nước ngoài theo các cam kết song phương và đa phương. – Tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế nhằm tìm kiếm và tận dụng các nguồn vốn, công nghệ hỗ trợ từ các nước và các tổ chức quốc tế cho việc cơ cấu và hiện đại hoá hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 89 - 91)