Nếu như các hoạt động đối ngoại hỗ trợ thiết thực và hiệu quả cho sự phát triển của nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế của một quốc gia thì năm 2006 được xem là một năm thành công của Việt Nam với nhiều thành tích vượt trội.
Về mặt chất lượng, Việt Nam là nước chủ nhà tổ chức thành công tuần lễ cấp cao APEC 2006 tại Hà Nội, là cơ hội quảng bá với bạn bè quốc tế hình ảnh một nền kinh tế năng động, an toàn và nhiều tiềm năng phát triển. Đặc biệt với sự kiện nước ta chính thức trở thành nước thứ 150 gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất toàn cầu WTO vào tháng 11/2006, đã đánh dấu một bước tiến lớn của Việt Nam trong quá trình hội nhập, là thành quả sau 11 năm nỗ lực đàm phán, là tấm giấy thông hành để Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới, hội nhập với thế giới. Bên cạnh đó, việc Hoa Kỳ đã thông qua Quy chế thương mại bình thường vĩnh viễn (PNTR) với Việt Nam cũng là minh chứng cho những cải thiện trong môi trường kinh doanh của
10Bắt đầu từ năm 2000, Cơ quan Tình báo Kinh tế (EIU) đã đưa ra Bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng điện tử (ICT Index)
của 65 quốc gia. Chỉ số này được xác định thông qua gần 100 chỉ tiêu, bao gồm các chỉ tiêu định lượng như số lượng các máy chủ, số lượng các website, số lượng điện thoại đang được sử dụng và các chỉ tiêu định tính như khả năng sử dụng thuần thục các công nghệ này của người dân, tính minh bạch của hệ thống pháp lý và hoạt động kinh doanh các công nghệ này, mức độ khuyến khích sử dụng công nghệ kỹ thuật số của Chính phủ...Chỉ số này năm 2004 và 2005 của Singapore là 7 và 11; Malaysia là 33 và 35; Thái Lan là 43 và 44; Philippin là 49 và 51; Indonesia là 59 và 60; Trung Quốc là 52 và 54.
– 32 –
Về mặt số lượng, hoạt động kinh tếđối ngoại năm 2006 được thể hiện qua kết quả cụ thể như sau :
+ Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài : tiếp tục có những chuyển biến tích cực với tổng số vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng k ý dự tính năm 2006 đạt 10,2 tỷ USD 11, đạt kỷ lục từ khi Luật Đầu tưđược ban hành vào năm 1987 và vượt 57% so với kế hoạch đề ra; vay tài trợ phát triển chính thức (ODA) đạt gần 4 tỷ USD cam kết, mức cao nhất kể từ năm 1993 đến nay và tăng 20% so với năm 2005.
+ Hoạt động xuất nhập khẩu : tổng mức lưu chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu năm 2006 đạt 84 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt gần 40 tỷ USD (tăng 22,1% so với 2005) và nhập khẩu đạt trên 44 tỷ USD (tăng 20% so với 2005) . Tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu cao hơn nhập khẩu đưa tỷ lệ nhập siêu năm 2006 chỉ là 12,1%- thấp nhất từ trước đến nay.12 Đáng chú ý là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như than đá, dệt may, da giày, sản phẩm gỗ, hàng điện tử máy tính, thủy sản…đều đạt được kim ngạch cao; giảm bớt sự phụ thuộc vào tăng trưởng xuất khẩu dầu thô và gia tăng tỷ trọng các mặt hàng chế biến.