Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường và marketing (R&D)

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 78 - 80)

Công tác nghiên cứu thị trường và marketing là vấn đề mà BIDV còn yếu trong thời gian vừa qua. Phần lớn các chi nhánh không có bộ phận R&D, bộ phận marketing. Một số Chi nhánh bổ sung thêm chức năng nhiệm vụ tìm hiểu thị trường cho Phòng Nguồn vốn không phát huy được hiệu quả, chưa đi sâu nghiên cứu thị trường một cách chuyên nghiệp. Do vậy để nâng cao được khả năng cạnh tranh, BIDV cần phải đưa công tác R&D và marketing lên hàng đầu trong nhận thức và

– 79 –

Công tác phát triển R&D nên tập trung chú ý làm theo 2 hướng:

Đối với R& D nghiên cứu thị trường và marketing : không làm theo hứơng tập

trung tại 1 chi nhánh riêng biệt mà phải thực hiện ở tất cả các chi nhánh hoặc có thể thành lập 1 đầu mối quản lý theo phân vùng (Nam, Trung , Bắc).

Công tác Marketing cụ thể : trong chiến lược phát triển của mình BIDV cần

phải xây dựng được một chính sách marketing hiệu quả cho riêng mình. Chính sách marketing phải làm làm nổi bật được hình ảnh của BIDV cũng như các sản phẩm dịch vụ do BIDV cung cấp. Có thể tiến hành dưới nhiều hình thức như tiến hành các chương trình quảng cáo trên Đài truyền hình, trên các panel tại các trục đường chính; lắp đặt tại phòng chờ khách hàng màn hình lớn giới thiệu về sản phẩm dịch vụ của BIDV, các thủ tục, mẫu biểu cần tiến hành của từng sản phẩm dịch vụ để khách hàng dễ dàng và nhanh chóng nắm bắt mà không cần đến sự hỗ trợ của bộ phận reception; liên kết với doanh nghiệp có mạng lưới bán lẻ rộng khắp (như hệ thống siêu thị Coop-mart, hệ thống cửa hàng của Công ty Kinh Đô, hệ thống các tiệm cà phê Trung Nguyên...) để đặt các điểm giao dịch vừa có nhiệm vụ quảng bá giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến khách hàng vừa cung cấp trực tiếp các sản phẩm dịch vụ này cho khách hàng có nhu cầu; thành lập bộ phận Marketing chuyên nghiệp có nhiệm vụ tiếp cận theo từng nhóm khách hàng hay nhóm ngành để giới thiệu và hỗ trợ các sản phẩm dịch vụ cần thiết… Ngoài ra, công tác marketing không chỉ thực hiện với thị trường trong nước mà còn phải mở rộng ra nước ngoài thông qua các phương tiện truyền thông, mạng internet, các văn phòng đại diện, hệ thống Ngân hàng đại lý của BIDV.

Đối với R&D liên quan đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật và phát triển sản phẩm

dịch vụ mới: không thành lập bộ phận R&D ở mỗi chi nhánh mà phải kiện toàn bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm mới ở cấp trung ương, tăng cường đầu tư hơn nữa để phát triển kịp thời các sản phẩm dịch vụđáp ứng nhu cầu thị trường. So sánh 2 phương án sau:

– 80 – R&D về sản phẩm và kỹ thuật Ưu điểm Khuyết điểm Phương án 1: Tập Trung ở Trung Ương + tiết giảm chi phí đáng kể + đảm bảo tính đồng bộ toàn hệ thống + tập trung dễ quản lý - Không kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường Phương án 2: Mỗi Chi nhánh có R&D phát triển sản phẩm - kỹ thuật + đáp ứng nhu cầu thị trường nhanh chóng - cồng kềnh bộ máy, chi phí nhân sự và quản lý tăng - không nhất quán, đồng bộ Giải pháp hạn chế khuyết điểm khi chọn Phương án 1 : tăng cường hệ thống lưu chuyển thông tin/báo cáo hiện có giữa các Chi nhánh – Trung Ương với bộ phận R&D nghiên cứu thị trường và marketing

Công tác R&D cụ thể : Chức năng nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận R&D : tổng hợp phân tích tình hình kinh tế trong nước; phân tích sự biến động của các chỉ tiêu tài chính như lãi suất, tỷ giá, chỉ số chứng khoán; thu thập các thông tin liên quan đến quá trình đầu tư công nghệ, việc triển khai các sản phẩm mới của các Ngân hàng khác và trên thế giới đồng thời đề xuất chiến lược sản phẩm dịch vụ mới phù hợp với tình hình hoạt động của BIDV hiện tại; phân tích điểm mạnh/ yếu của một sốđối thủ mạnh về từng mảng tín dụng, dịch vụ tại từng thời điểm nhất định để từđó xây dựng chính sách giá cả, chính sách khách hàng mang tính cạnh tranh; xây dựng và triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học gắn liền với thực tiễn hoạt động của BIDV bao gồm các đề tài liên quan đến việc phát triển dịch vụ mới, cải tiến quy trình, hoàn thiện cơ cấu tổ chức…

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 78 - 80)