Khả năng sinh lời : Chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro của BIDV liên
tục tăng qua các năm. Năm 2006 đạt 3.126 tỷ đồng, tăng 16,3% so với năm 2005 (2.688 tỷđồng). Chỉ số ROE 27 và ROA n28 ăm 2006 lần lượt là 16,03% và 0,44% (số liệu theo IFRS), cho thấy có sự cải thiện đáng kể so với năm 2005
Bảng 2.6 : Hệ số ROE và ROA của BIDV qua các năm 2005 - 2006
Tuy nhiên trên cơ sở số liệu năm 2005 thì so với mức bình quân chung của hệ thống NHTMQD thì tỷ lệ này vẫn còn ở mức rất thấp.
Bảng 2.7 : Hệ số ROE và ROA của khối NHTMQD năm 2005
Ngân hàng ROE ROA
Ngân hàng Công thương 7,95% 0,35%
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 11,86% 0,44% Ngân hàng Đầu tư và Phát triển 3,7% 0,11% Ngân hàng Ngoại thương 15,36% 0,95% Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL 7,85% 0,56%
Nguồn: NHNN; Báo cáo thường niên của các NHTMQD
Nguyên do là theo quy định của NHNN tại Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005, BIDV phải trích lập đủ dự phòng rủi ro trong vòng 5 năm (đến 2010); tuy nhiên, nhằm nâng cao năng lực tài chính, BIDV phấn đấu hoàn tất trích
26Vietnamnet ngày 07/05/2006 – Đánh giá tín nhiệm ngân hàng- việc nên làm
27ROE: Tỷ suất lợi nhuận trên vốn tự có. ROE cho biết một đồng vốn tự có tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROE càng cao thì khả năng cạnh tranh của ngân hàng càng mạnh. Thông lệ quốc tế > 15%
28
ROA: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản. ROA cho biết cứ một đồng tài sản thì ngân hàng tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. ROA đánh giá hiệu suất sử dụng tài sản của ngân hàng. Thông lệ quốc tế > 1%
– 46 –
dự phòng chỉ trong 3 năm (đến 31/12/2007). Bắt đầu từ năm 2005 là năm đầu tiên, BIDV đã tập trung dồn trích dự phòng là 2.392 tỷ đồng (chiếm 89% chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro của năm 2005) và năm 2006 trích dự phòng là 2.383 tỷ đồng (chiếm 76% chênh lệch thu chi trước dự phòng rủi ro của năm 2006). Do vậy, lợi nhuận sau thuế của BIDV chỉ còn là 115 tỷđồng (2005) và 613 tỷđồng (2006).
Với chỉ số sinh lời còn thấp do ảnh hưởng của nợ xấu như trên, để đạt được mục tiêu hoàn tất trích dự phòng trong khi năm 2007 thêm gần 4.000 tỷ đồng, (xấp xỉ mức trích dự phòng của cả hai năm 2005 và 2006) và đạt được mục tiêu chiến lược đến năm 2010 chỉ số ROA đạt trên 1%, chỉ số ROE đạt từ 12 – 15% tiến đến thông lệ quốc tế, chặng đường trước mắt của BIDV có thể thấy là rất khó khăn, nhất là trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay.
Cơ cấu thu nhập: Nguồn thu nhập năm 2006 của cả hệ thống BIDV tăng 10% so với năm 2005, đạt mức 4.301 tỷ đồng. Nhìn chung, chiếm tỷ trọng nhiều nhất trong cơ cấu thu nhập vẫn là thu từ hoạt động tín dụng, chiếm 79% và từ dịch vụ, chiếm 10%. 1 % 5 % 2 % 1 0 % 3 % 7 9 % T h u n hập th uần h oạt đ ộn g tín dụn g T h u n hập th uần từ p h í dịc h vụ T h u n hập th uần từ k in h d o a n h n g oại hối v à v à n g T h u n hập th uần từ k in h d o a n h c hứn g k h o á n T h u n hập từ g ó p vốn liê n d o a n h liê n kết T h u k h á c
Nguồn : Báo cáo thường niên 2006
Hình 2.3 : Cơ cấu thu nhập của BIDV năm 2006
Đồng thời với việc tăng trưởng trên tất cả các hoạt động nghiệp vụ, tỷ trọng hoạt động tín dụng / phi tín dụng chuyển dịch từ 91%/ 9% năm 2005 sang 79%/ 21% trong năm 2006, cho thấy cơ cấu thu nhập của BIDV có bước dịch chuyển tích cực. Bên cạnh những yếu tố tích cực thì vẫn còn những mặt hạn chế trong cơ cấu
– 47 –
Với những kết quả nêu trên cho thấy cơ cấu thu nhập của BIDV ngày càng phù hợp với xu hướng chung của các Ngân hàng hiện đại, tiên tiến trên thể giới, đó là giảm đầu tư lĩnh vực rủi ro cao, tăng đầu tưở những lĩnh vực có lợi nhuận cao và rủi ro thấp. Tuy nhiên, BIDV vẫn cần phải có những biện pháp tích cực để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và nâng cao hiệu quả hoạt động trước thời kỳ hội nhập.