Về khả năng thanh khoả n

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 41 - 42)

Một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của NHTM là phải đảm bảo khả năng thanh khoản đầy đủ. Một NHTM được xem là có khả năng thanh khoản nếu nó tiếp cận dễ dàng các nguồn vốn khả dụng với chi phí hợp lý và đúng lúc.

Về chính sách quản l ý thanh khoản : BIDV thực hiện quản l ý thanh

khoản hàng ngày dựa trên chiến lược đã được Hội đồng quản trị phê duyệt cũng như các hạn mức và giới hạn thanh khoản được Ban lãnh đạo thông qua. Đồng thời để đề phòng khủng khoảng xảy ra thực tế, BIDV cũng thường xuyên mô phỏng tình huống và tập huấn các biện pháp đối phó với khủng hoảng thanh khoản.

Về tỷ lệ dự trữ : Năm 2005, tỷ lệ dự trữ /tổng nguồn vốn huy động đạt 30%; trong đó tỷ lệ dự trữ tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn / tổng nguồn vốn huy động ở mức 7% nhằm tăng khả năng sinh lời nhưng vẫn duy trì ở mức hợp lý theo thông lệ đểđảm bảo khả năng sẵn sàng thanh toán khi khách hàng có nhu cầu.22

Về kỳ hạn huy động vốn và cho vay : để tăng tính ổn định của nguồn vốn huy động và giảm thiểu rủi ro kỳ hạn, BIDV luôn duy trì tỷ trọng có kỳ hạn ở mức cao. Năm 2006, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn đạt 73% tổng tiền gửi khách hàng. Cùng với việc tăng huy động tiền gửi thanh toán và tiền gửi có kỳ hạn dài, BIDV cũng thực hiện việc giảm tỷ trọng cho vay trung dài hạn và tăng tỷ trọng cho vay ngắn hạn. Năm 2006, tỷ trọng tín dụng trung dài hạn / tổng dư nợ là 41,1%, đạt kế hoạch đề ra (<43%), góp phần nâng cao khả năng thanh khoản.

Qua phân tích trên, mặc dù khả năng thanh khoản của BIDV được nâng cao, tuy nhiên do đây là chỉ tiêu có mức độ biến động hàng ngày, ảnh hưởng nhiều bởi sự ổn định của nền kinh tế, sự ổn định của thị trường tiền tệ lẫn cả niềm tin của công chúng; và đứng trên quan điểm không ngân hàng nào có thể đảm bảo rằng

22Theo QĐ 796/2004/QĐ-NHNN, từ kỳ thực hiện dự trữ bắt buộc tháng 7-2004, tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi

đồng Việt Nam của các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước, NHTM cổ phần đô thị, Ngân hàng liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty tài chính tăng từ 2% lên 5%; tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng ngoại tệ

– 42 –

23), do vậy cần phải có những biện pháp lâu dài vừa đảm bảo duy trì khả năng thanh khoản vừa đem lại được lợi nhuận cao và giảm thiểu được rủi ro ở mức thấp nhất, chỉ có như vậy BIDV mới nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trong sự phát triển ngày càng lớn mạnh của thị trường tài chính hiện nay.

Một phần của tài liệu 440 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong quá trình hội nhập (Trang 41 - 42)