Đối với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 78 - 82)

- Hoàn thiện hệ thống thông tin tín dụng có chất lượng đối với toàn ngành ngân hàng Việt Nam.

- Nắm bắt thông tin tốt, đặc biệt thông tin về DN, sẽ tạo điều kiện cho các TCTD có quyết định cho vay đúng, hạn chế rủi ro. Mặt khác, nắm bắt thông tin tốt, các TCTD sẽ phân tích đánh giá “định lượng” được rủi ro, có những dự báo, dự đoán được diễn biến của tình hình thị trường, của nền kinh tế. Dự báo được tính hiệu quả, khả thi của dự án trong tương lai, từ đó đưa ra quyết định đầu tư hay không đối với các dự án lớn, đây là giải pháp các TCTD cần đặc biệt quan tâm và thực hiện trong một môi trường mà thông tin trở thành tài nguyên, nguồn lực đối với sự phát triển của nền kinh tế, theo đó, cần xây dựng và tổ chức tốt hệ thống thông tin: bao gồm thông tin tín dụng, thông tin khách hàng và thông tin

kinh tế, thông tin pháp luật, thông tin thị trường với mức độ ứng dụng công nghệ cao, cho phép thu thập và xử lý thông tin nhanh, đảm bảo tính cập nhật và chính xác thực hiện trao đổi thông tin tốt giữa các TC tín dụng với nhau và với NHNN, với các TCKT.

Kiến nghị: trung tâm thông tin tín dụng nâng cao công nghệ mới, nghiên cứu tạo ra nhiều sản phẩm thông tin, cần đi sâu phân tích, đánh giá xếp loại tín dụng doanh nghiệp, kịp thời dự báo và cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng thông tin tín dụng.

- Để góp phần bảo đảm an toàn tín dụng, phục vụ công tác quản lý của Ngân hàng nhà nước, phòng ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng.

Kiến nghị : Ngân hàng nhà nước và trung tâm thông tin tín dụng cần phối hợp chặt chẽ trong việc đôn đốc các TCTD cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin và Ngân hàng nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra định kỳ có thể 6 tháng/ lần về việc thực hiện quy chế hoạt động thông tin tín dụng, có chế độ khen thưởng kịp thời những TCTD hoàn thành tốt trong việc hoạt động thông tin tín dụng, nguợc lại khiển trách các TCTD thực hiện không nghiêm vấn đề này.

- Có quy định bắt buộc đối với DN có quan hệ tín dụng với NH định kỳ phải gửi báo cáo tài chính quý, 6 tháng và năm nay đủ, kịp thời và chính xác.

- Tăng cường công tác kiểm tra việc chấp hành kỹ cương, kỷ luật trong điều hành hoạt động tín dụng tại các TCTD, trường hợp có sai phạm không chấn chỉnh kịp thời cần có biện pháp xử lý mạnh, thậm chí bồi thường trách nhiệm vật chất.

- Thường xuyên bồi dưỡng đội ngũ chuyên viên thực hiện công tác thanh tra của Ngân hàng nhà nước.

NHNN nên có quy định về việc quản lý vốn với đối với các doanh nghiệp vay nhiều ngân hàng : hiện nay rất nhiều doanh nghiệp vay vốn tại nhiều TCTD

trên cùng một địa bàn, có những trường hợp Doanh nghiệp đem một hợp đồng thi công vay cả 2 ngân hàng, hoặc thực hiện việc đảo nơ vay ngân hàng này trả ngân hàng khác gây khó khăn trong công tác quản lý, trong khi đó sự phối hợp và trao đổi thông tin cho nhau giữa các TCTD chưa tốt, các TCTD thường giữ bí mật, không cung cấp thông tin, có trường hợp khách hàng đang gặp khó khăn, có nợ quá hạn tại TCTD này, nhưng TCTD khác vẫn cho vay bình thường, nguồn thu của doanh nghiệp chuyển về nhiều TCTD, TCTD khó kiểm soát được nguồn thu do đó dễ gây ra rủi ro.

Kiến nghị: Ngân hàng nhà nuớc cần nghiêm khắc xử lý tình trạng doanh nghiệp lợi dụng việc vay vốn tại nhiều ngân hàng để thực hiện đảo nợ gây nên tình trạng lộn xộn không quản lý được vốn vay của các ngân hàng, nếu phát hiện doanh nghiệp có hành vi này nên thông báo cho các TCTD biết để hạn chế cung cấp tín dụng. Định kỳ hàng tháng tại cuộc giao ban giữa các Chi nhánh NHNN và các NHTM trên địa bàn, NHNN nên thông báo cho các TCTD biết tình hình các doanh nghiệp vay tại nhiều TCTD, để cùng trao đổi thông tin, qua đó có thể phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro và các TCTD có thể cùng nhau phối hợp trong việc quản lý vốn một cách có hiệu quả./.

KẾT LUẬN

Hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam và đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Để từng bứơc lành mạnh hoá tài chính, chuẩn bị tiền đề cho quá trình hội nhập, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam phải tăng cường kiểm soát chất lượng tín dụng. Do đó, vấn đề đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam thật sự là mối quan tâm hàng đầu. Xuất phát từ thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, người viết đã nghiên cứu những vấn đề lý luận về những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cũng như biện pháp phòng ngừa rủi ro và thực tế xảy ra rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam.

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và phân tích một cách sâu sắc nhóm nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, một số công cụ nhằm kiểm soát hoạt động tín dụng cũng như mặt hạn chế trong công tác quản lý rủi ro tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam. Qua đó thấy được sự cần thiết của việc phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng va øcần có giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phòng ngừa rủi ro tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt nam trong thời gian tới.

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một số kiến nghị với mong muốn góp phần hoàn thiện những giải pháp phòng ngừa rủi ro nhằm đảm

bảo cho hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được an toàn, hiệu quả và phát triển bền vững./.

Do thời gian nghiên cứu ngắn nên luận văn trên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô.

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 78 - 82)