Nhận thức về rủi ro

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 53 - 58)

Quan điểm: Thống nhất về quan điểm và nhận thức của mọi thành viên trong hệ thống BIDV để xây dựng văn hoá quản lý rủi ro từ cấp Hội đồng quản trị, các cấp điều hành, đến từng cán bộ tác nghiệp đều có trách nhiệm đảm bảo rằng quá trình quản lý rủi ro thường xuyên được thực hiện. Mỗi tác nghiệp của cán bộ, mỗi quyết định của các cấp quản lý và rộng hơn mỗi chính sách được hoạch định đều phải được cân nhắc kỹ lưỡng đến yếu tố rủi ro.

- Cần tập trung nhìn thẳng vào nợ xấu và coi việc xử lý nợ xấu là một vấn đề tất yếu, vì trong giai đoạn chuyển đổi của nền kinh tế, chúng ta vừa làm vừa thử nghiệm trong điều kiện các cơ chế chưa đồng bộ, những rủi ro tiềm ẩn là

điều không thể tránh khỏi, nếu không nhìn thẳng vào thực tế này thì rất khó có những giải pháp triệt để phù hợp nhằm giải quyết các khoản nợ xấu phát sinh.

- Cần đánh giá, phân tích, phân loại hợp lý tất cả các dư nợ nhằm thể hiện rõ bản chất các khoản nợ, nhất là các khoản nợ xấu. Các Chi nhánh phải chuyển quá hạn ngay các khoản nợ khó có khả năng thu hồi mà không đợi đến khi hết thời hạn gia hạn hoặc thậm chí các khoản vay đang còn trong hạn. Đây là cơ sở rất quan trọng để thấy rõ thực chất nợ xấu, trong trường hợp kéo dài thời gian trong hạn cho các khoản nợ này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn trong việc đánh giá, xếp loại, cũng như xử lý chúng.

-Việc xử lý, thu hồi các khoản nợ quá hạn, nợ xấu là rất khó khăn, đặc biệt các khoản nợ từ khu vực doanh nghiệp nhà nước, đòi hỏi phải có những nỗ lực rất lớn. Do đó, cần phải có lộ trình xử lý cụ thể đối với từng khoản nợ, từng nhóm nợ.

-Đối với những khoản nợ thực sự khó có khả năng thu hồi, các Chi nhánh cần đề xuất xử lý ngay từ quỹ dự phòng rủi ro, đủ để bù đắp các khoản nợ khó đòi, không có khả năng thu hồi hoặc thu hồi chậm. BIDV tích cực hỗ trợ cho các Chi nhánh xử lý nợ bằng quỹ dự phòng.

- Quan điểm xử lý nợ: Do chính sách tín dụng của BIDV trong thời gian qua chưa hợp lý, các Chi nhánh rất lúng túng trong việc áp dụng chính sách này cho khách hàng đang còn dư nợ tại các Chi nhánh, đặc biệt đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, như chúng ta đã biết các doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua không chỉ riêng BIDV mà tất cả các Ngân hàng thương mại quốc doanh đều được áp dụng chính sách ưu đãi, các món vay đều không có tài sản đảm bảo, hầu hết là tín chấp 100%, khi BIDV ban hành chính sách tín dụng mới, trong đó có quy định tùy theo loại khách hàng áp dụng tỷ lệ tài sản đảm bảo nhất định. Khi chính sách này có hiệu lực, các Chi nhánh trong

hệ thống tìm mọi cách thuyết phục khách hàng bằng nhiều hình thức cầm cố thế chấp như cầm cố các khoản phải thu, khối lượng xây lắp hoàn thành với mục đích nâng tỷ lệ tài sản theo quy định của BIDV. Đối với những doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện theo quy định của BIDV, mỗi chi nhánh có thái độ quan điểm xử lý khác nhau như :

Quan điểm thứ nhất: một số Chi nhánh cương quyết không tiếp tục quan hệ tín dụng, đối với các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, không có khả năng trả nợ ngân hàng, không đủ tài sản đảm bảo theo quy định.

Quan điểm thứ hai là các Chi nhánh sẽ tiếp tục hỗ trợ tín dụng để duy trì hoạt động doanh nghiệp, áp dụng chính sách cho vay 70-80% số tiền đã thu nợ, và từng bước giảm dần dư nợ cho đến khi đủ tài sản đảm bảo theo quy định, trường hợp không có tài sản sau khi thu hồi nợ xong sẽ chấm dứt quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp này.

- Nếu thực hiện theo quan điểm thứ nhất thì sẽ phát sinh nợ quá hạn hàng loạt, ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng, doanh nghiệp càng khó khăn. Mặt khác, nếu theo quan điểm thứ hai, thì đây chỉ là vấn đề kéo dài thời gian tồn tại của các DN yếu kém. Trường hợp đối với những món mới vay ra nếu các Chi nhánh không kiểm soát chặt chẽ rất dễ trở thành nợ xấu. Như vậy tổn thất sẽ còn lớn hơn rất nhiều.

- Để giải quyết vấn đề này và đạt mục tiêu giảm bớt tổn thất, thiệt hại cho BIDV, Kiến nghị:

* Đối với các khách hàng thật sự yếu kém, với số dư nợ không lớn, không thể tăng tài sản đảm bảo thì phải thực hiện các giải pháp xử lý một cách triệt để, kiên quyết chấm dứt quan hệ tín dụng.

* Đối với những khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng, tình hình tài chính tạm thời yếu kém, mức dư nợ lớn, doanh nghiêp là các

Tổng công ty, không nên áp dụng biện pháp cứng nhắc là ngưng cấp tín dụng mà cần phải có những giải pháp linh hoạt cho từng trường hợp cụ thể, từng bước giảm dần dư nợ để doanh nghiệp có thời gian chấn chỉnh lại hoạt động kinh doanh của mình, hoặc chuyển dần hoạt động tín dụng sang ngân hàng khác. Cụ thể :

- Quản lý chặt chẽ khách hàng, tiếp tục cho vay, nhưng giảm dần dư nợ. Giải pháp này áp dụng đối với khách hàng xây lắp đang thi công dở dang các công trình nhưng đã có nguồn vốn thanh toán, chỉ cần một số vốn không lớn để hoàn thiện công trình, từ đó thu hồi được vốn.

- Đối với các khách hàng có nợ xấu hoặc tiềm ẩn phát sinh nợ xấu nhưng có tài sản với vị trí mặt bằng thuận lợi, có lợi thế thương mại thì ngân hàng có thể hỗ trợ khách hàng khai thác các vị trí mặt bằng có lợi thế thương mại này nhằm tạo ra các nguồn lợi nhuận mới để thu hồi các khoản nợ hiện tại của khách hàng.

- Thực hiện cho vay các dự án mới, có sự giám sát hoặc tham gia quản lý của Ngân hàng, với mục đích dùng lợi nhuận có được từ các dự án này để trả cho phần dư nợ hiện tại. Giải pháp này áp dụng đối với cho vay đầu tư thực hiện các dự án xây dựng chung cư, cao ốc văn phòng cho thuê…của các khách hàng có đất được nhà nước giao quản lý, nhưng không đủ thủ tục để thế chấp cho ngân hàng.

3.2.2 Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng :

3.2.2.1 BIDV cần xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức hoạt động tín dụng cho phù với yêu cầu của công tác quản lý vào chiến lược của mình.

- Quy mô và cơ cấu tổ chức của bộ máy hoạt động tín dụng được hiểu ở các góc độ khác nhau như: mạng lưới hoạt động, cơ cấu các Phòng ban, số

lượng CB nhân viên, khối lượng tài sản có, tài sản nợ… Trong thời gian qua BIDV đã mở rộng quy mô, tổ chức bộ máy, đặc biệt mở rộng mạng lưới hoạt động tín dụng. Các Chi nhánh cấp 1, Chi nhánh cấp 2, các Phòng giao dịnh, quỹ tiết kiệm.. nhiều nơi đã xuất hiện sự chồng chéo, cạnh tranh nội bộ giữa các Chi nhánh cùng hệ thống với nhau và vô hình chung tạo ra những chi phí bất hợp lý, kém hiệu quả. Nhiều Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng TD quá nhanh so với khả năng kiểm soát và quản lý tín dụng của họ và thực tế đã bộc lộ rủi ro, nợ quá hạn chiếm tỷ lệ cao.

Kiến nghị : BIDV cần tổ chức rà soát, đánh giá lại chất lượng và hiệu quả của việc mở rộng mạng lưới kinh doanh cũng như chất lượng tăng trưởng dư nợ tín dụng, trên cơ sở đó xác định lại quy mô, cơ cấu tổ chức bộ máy gắn liền với chất lượng quản lý một cách hợp lý. Hay nói cách khác quy mô và cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của các Chi nhánh phải phù hợp với khả năng quản lý và kiểm soát tín dụng của chính bản thân Chi nhánh.

3.2.2.2 Tách bộ phận quản lý giải ngân ra khỏi bộ phận tín dụng

- Theo quy định của BIDV hiện trong Phòng tín dụng có 2 bộ phận : nhóm CBTD (officer) trực tiếp tiếp xúc khách hàng, nhận hồ sơ, theo dõi, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp.., - nhóm CBTD theo dõi giải ngân (admin ), sau khi CBTD nhận hồ sơ từ khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ giải ngân cho CBTD quản lý giải ngân thực hiện, CBTD này có trách nhiệm kiểm tra tính đầy đủ hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn, trước khi thực hiện giải ngân, CBTD quản lý giải ngân phải xác nhận rằng các tài liệu và điều kiện đã được đáp ứng đầy đủ. Nếu phát hiện hồ sơ chưa đầy đủ CBTD giải ngân sẽ thông báo CBTD yêu cầu khách hàng bổ sung đầy đủ hồ sơ còn thiếu, khi bổ sung đầy đủ thì thực hiện giải ngân cho khách hàng. Quy định này thể hiện được tính chặt chẽ ,

khoản vay được kiểm tra qua 2 cán bộ tín dụng, hạn chế được rủi ro. Để đảm bảo tính khách quan, độc lập kiểm tra hồ sơ trước khi giải ngân.

Kiến nghị : Tách bộ phận CBTD quản lý giải ngân khỏi phòng tín dụng , tuỳ theo quy mô của từng Chi nhánh có thể thành lập 1 Phòng nếu Chi nhánh có dư nợ lớn hoặc 1 tổ nếu Chi nhánh có dư nợ thấp, điều này giúp cho CBTD quản lý giải ngân giảm được áp lực là có quyền từ chối những khoản vay không đủ điều kiện. Nếu không tách ra sẽ có trường hợp vì sợ lãnh đạo Phòng nên có thể CBTD quản lý giải ngân không dám mạnh dạn từ chối hồ sơ chưa đủ điều kiện.

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 53 - 58)