Chuyển đổi cơ cấu khách hàng, giảm dần dư nợ khách hàng xây lắp

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 66 - 68)

lắp

- Muốn an toàn, hạn chế rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động, phát triển bền vững, đạt hiệu quả cao, BIDV phải giảm dần cho vay trung dài hạn, mở rộng cho vay ngoài quốc doanh, cho vay có tài sản đảm bảo, cho vay tư nhân cá thể.. tức là phải sàng lọc, phân loại lựa chọn khách hàng, cơ cấu lại khách hàng, đổi mới cách nghĩ, cách làm, cách tiếp thị, thái độ phục vụ, đưa ra các chính sách linh hoạt phù hợp.

- Đảng và nhà nước ta tiếp tục khẳng định quan điểm phát triển các DNVVN là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước. Các DNVVN đã có vai trò và vị trí hết sức quan trọng trong nền kinh tế, các doanh nghiệp này có mức đóng góp to lớn trong tăng trưởng GDP hàng năm, nộp ngân sách nhà nước, tạo công ăn việc làm, giải quyết thất nghiệp và nâng cao thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên , hiện nay các DNVVV còn gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh: thiếu vốn, thiết bị và công nghệ lạc hậu, khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, đặc biệt là thiếu vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh. Một thời gian dài BIDV chưa chú trọng đến nhóm khách hàng này do môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp này còn chứa đựng nhiều rủi ro, tổ chức quản lý, điều hành hoạt động còn chưa chuyên nghiệp, quản lý theo kiểu gia đình, ngoài ra hệ thống sổ sách và báo cáo tài chính chưa rõ ràng, rất đơn giản, thường báo cáo kinh doanh lỗ để khỏi đóng thuế, chưa nắm bắt được đầy đủ các quy chế cho vay của ngân hàng, thường đề

nghị ngân hàng cho vay dựa vào tài sản đảm bảo, không đồng ý cung cấp cho ngân hàng phương án kinh doanh thật sự, trong khi đó mối quan tâm của Ngân hàng là tính hiệu quả của phương án kinh doanh, khả năng hoàn trả vốn, do đó còn nhiều vướng mắc để tiếp cận được doanh nghiệp này.

Kiến nghị : Các Chi nhánh phối hợp hiệp hội doanh nghiệp và thường xuyên tổ chức hội nghị theo ngành nghề nhằm quảng cáo tuyên truyền rộng rãi, giải đáp trực tiếp những nhu cầu của khách hàng, có chính sách lãi suất, phí dịch vụ mang tính cạnh tranh, BIDV cần có chính sách riêng phù hợp với thực trạng các DNVVN , từ đó tạo một pháp lý cho các Chi nhánh thực hiện.

- Để rút ngắn thời gian định giá tài sản thế chấp đối với khách hàng cá nhân và DNVVN, do món vay không lớn, tỷ lệ cho vay có tài sản thế chấp tương đối an toàn, đề nghị chấp thuận cho Phòng QLTD tại các Chi nhánh định giá nhà đất theo phương pháp so sánh dựa trên khung giá đất được UBND Tỉnh, thành phố duyệt, nhân với hệ số điều chỉnh so với giá thị trường (xác định trên cơ sở thu thập thông tin về giá mua bán từ các nguồn giao dịch như trung tâm địa ốc, các công ty kinh doanh nhà đất, tạp chí thông tin mua bán, trang web..).

- Xếp loại khách hàng: Hiện nay bảng xếp loại doanh nghiệp được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp, căn cứ vào báo cáo tài chính để xếp loại các DNVVN thì hầu hết xếp loại B và C, ít có trường hợp xếp loại A do chỉ tiêu xếp loại căn cứ vào lợi nhuận, doanh thu tăng trưởng hàng năm, để xếp loại phù hợp đối vơi các doanh nghiệp loại này đề nghị thay đổi một số chỉ tiêu như : tăng điểm khoản vay có tài sản đảm bảo, điều chỉnh lại điểm lợi nhuận/ vốn chủ sỡ hữu, lợi nhuận trên doanh thu, từ đó mới có chính sách khách hàng phù hợp.

BIDV cần ban hành chỉ tiêu xếp loại cá nhân, hiện nay tiêu chuẩn xếp loại là khách hàng cá nhân chưa được BIDV ban hành.

- Đa dạng hoá sản phẩm tín dụng như: đẩy mạnh cho vay xuất khẩu, cho vay khách hàng có tiềm năng phát triển dịch vụ và huy động tiền gửi, đối với cá nhân mở rộng loại hình cho vay như: cho vay du học, cho vay người lao động ở nước ngoài, cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo, cho vay mua xe ô tô. BIDV nên có quy chế cho vay đối với các loại hình này. Các Chi nhánh cần có giải pháp tích cực cụ thể dựa trên các tiềm năng địa phương, từng loại khách hàng để có chính sách áp dụng linh hoạt.

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)