Một số cơ cấu tín dụng

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 52 - 53)

- Dư nợ cho vay trung dài hạn /tổng dư nợ : Năm 2005: 45%

Năm 2010: 40%

- Tỷ lệ dư nợ ngoài quốc doanh/ tổng dư nợ: Năm 2005: 40%

Năm 2010: 55%

- Tỷ lệ nợ quá hạn <5%, trong đó tỷ lệ nợ xấu <1% tổng dư nợ.

3.1.4 Mục tiêu trọng tâm xuyên suốt trong chiến lược chung:

- Xây dựng BIDV là Ngân hàng hàng đầu trong nước và tương xứng trong khu vực. Muốn vậy cần phải chuyển đổi cơ cấu hoạt động, đổi mới cách thức quản lý, quản trị kinh doanh để hướng tới các chuẩn mực và thông lệ quốc tế của một ngân hàng thương mại hiện đại. Trước tiên là đổi mới cơ cấu tỷ trọng tín dụng và dịch vụ theo hướng đột phá để đẩy mạnh dịch vụ, tập trung vào các dịch vụ phi tín dụng, dịch vụ tài chính, đưa vào khai thác các sản phẩm dịch vụ mới.

- Để thực hiện mục tiêu phát triển an toàn – hiệu quả – bền vững, BIDV phải thiết lập hệ thống các công cụ quản lý, tuân thủ các giới hạn, các cơ cấu theo chuẩn mực và thông lệ, cụ thể là: xây dựng và hoàn thiện các cẩm nang - sổ tay, các qui chế qui trình, chính sách cho các lĩnh vực hoạt động. Đổi mới mô hình tổ chức và hoạt động theo hướng đổi mới hệ thống công nghệ phù hợp với cấu trúc phương thức quản lý của một ngân hàng thương mại hiện đại.

- Trọng tâm xuyên suốt là quản trị tốt các rủi ro theo các chính sách, các cơ cấu hiệu quả và hợp lý cho các hoạt động. Tăng trưởng quy mô phải phù hợp với khả năng, năng lực tài chính và vốn tự có, xử lý dứt điểm nợ xấu, trích đủ dự phòng rủi ro hoạt động và kiểm soát được rủi ro trong giới hạn và thông lệ

chung, quản lý tài sản nợ –tài sản có hữu hiệu để đạt được hiệu quả kinh doanh cao.

- Mục tiêu hoạt động của BIDV là hiệu quả, hiệu quả thiết thực cuối cùng là lợi nhuận và lợi nhuận có được là từ khách hàng, vì vậy khách hàng là mục tiêu. Mọi hoạt động phải hướng tới khách hàng, tức là phải phục vụ tốt, chăm sóc tốt, quan tâm quản lý các khách hàng có như vậy mới tạo ra nhiều lợi nhuận cho BIDV; Tức là phải có được nhiều sản phẩm dịch vụ tiện ích đáp ứng các nhu cầu của khách hàng; phải có chính sách phân loại, đánh giá khách hàng hợp lý, tiếp thị, quảng bá sản phẩm dịch vụ rộng rãi đến khách hàng về BIDV.

- Trong cơ cấu lợi nhuận của BIDV, hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng lớn, hoạt động tín dụng hiện nay đang tiềm ẩn rủi ro lớn, nhất là tín dụng đầu tư (trung –dài hạn), tín dụng xây lắp và các Tổng công ty (doanh nghiệp nhà nước). Để hạn chế rủi ro, BIDV phải từng bước chuyển dịch cơ cấu khách hàng DNNN sang các doanh nghiệp ngoài quốc doanh.

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 52 - 53)