Trách nhiệm đối với chất lượng tín dụng

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 60 - 62)

- Trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng, công tác tín dụng là một hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng và mang lại lợi nhuận lớn nhất, xong cũng là hoạt động có độ phức tạp nhất, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Để đảm bảo quyền lợi, đồng thời gắn liền với trách nhiệm, nghĩa vụ đối với cán bộ làm công tác tín dụng trong toàn hệ thống BIDV, BIDV cần có chế độ, chính sách khuyến khích đối với cán bộ tín dụng nhằm nâng cao chất lượng và kiểm soát chặt chẽ sự tuân thủ pháp luật, quy trình nghiệp vụ trong hoạt động tín dụng, Muốn vậy BIDV phải thực sự tạo ra động lực khuyến khích cán bộ làm việc hết mình, hết trách nhiệm, đảm bảo an toàn, hiệu quả trong kinh doanh. BIDV cần xây dựng tiêu chuẩn chấm điểm và xếp loại CBTD để có các hình thức kỷ luật cho những vi phạm và khuyến khích cho nhân viên làm việc tốt, chấp nhận trách nhiệm và hành động có trách nhiệm chính là chế độ thưởng phạt và hệ thống đánh giá nhân sự. Hiện nay BIDV chưa xây dựng tiêu chuẩn để đánh giá cán bộ, Kiến nghị BIDV phải xây dựng tiêu chuẩn chấm điểm và xếp loại CBTD và lãnh đạo như sau:

* Tiêu chuẩn chấm điểm và xếp loại CBTD:

1. Thâm niên công tác :

2. Quy mô dư nợ, quy mô khách hàng (đối với các Chi nhánh có quy mô dư nợ từ 1000 tỷ đồng trở lên, được tính trên tổng dư nợ được phân công quản lý theo bình quân hàng tháng, ví dụ CBTD quản lý từ 10 tỷ trở xuống điểm ít hơn CBTD quản lý dư nợ 20 tỷ đồng, đối với Chi nhánh có mức dư nợ dưới 1.000 tỷ, tính điểm theo cách tỷ lệ % dư nợ mà CBTD quản lý so với dư nợ toàn Chi nhánh) 3. Tiếp thị khách hàng mới:

4.Tăng trưởng tín dụng: nếu tăng trưởng âm không giải thích được nguyên nhân khách quan sẽ bị trừ điểm.

5.Chất lượng tăng trưởng trong số dư nợ vay tăng trưởng thêm nếu để phát sinh nợ quá hạn bị trừ điểm, thay đổi cơ cấu tín dụng : tỷ trọng nợ ngắn hạn/ dư nợ , tỷ trọng dư nợ có tài sản đảm bảo, tỷ lệ cho vay ngoài quốc doanh/ dư nợ, tuỳ mức độ cho điểm phù hợp.

6. Chất lượng tín dụng: tỷ lệ nợ gia hạn, nợ quá hạn/ tổng dư nợ.

7.Chất lượng khách hàng: tỷ lệ khách hàng mà CBTD phân công quản lý được nâng loại từ B lên A, hoặc khách hàng bị hạ hạng xếp loại.

8. Chất lượng khoản vay: tỷ lệ khách hàng được phân công quản lý được nâng nhóm nợ từ nhóm 3 lên nhóm 2, hoặc khách hàng bị hạ nhóm .

9.Tuân thủ chế độ, quy trình nghiệp vụ, uỷ quyền và uỷ nhiệm của BIDV : tuân thủ đúng, đủ chế độ, quy trình tín dụng, thẩm định bảo lãnh, tuân thủ đúng nội dung ủy quyền, uỷ nhiệm của Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam hoặc các vi phạm như vi phạm về quy trình cho vay, bảo lãnh, không chuyển nợ quá hạn, gia hạn nợ không đúng quy định, giải ngân vuợt mức ủy quyền của trung ương, những vi phạm này nếu do các bộ phận kiểm tra nội bộ, của Ngân hàng Trung ương, Ngân hàng nhà nước… phát hiện thì bị trừ điểm.

10. Phong cách giao dịch, chấp hành kỹ luật lao động, học tập nâng cao trình độ.

* Tiêu chuẩn chấm điểm đối với trưởng phó phòng tín dụng

Do lãnh đạo Phòng không trực tiếp quản lý hồ sơ, ngoài tiêu chuẩn tính theo CBTD trong Phòng đạt được, bổ sung thêm chỉ tiêu: chỉ đạo điều hành, tuân thủ chế độ, quy trình tín dụng, uỷ quyền, uỷ nhiệm của Ngân hàng trung ương. Chất lượng tham mưu cho ban lãnh đạo trong việc xây dựng và triển khai cơ chế, chính sách, chiến lược kinh doanh.

Căn cứ vào tiêu chuẩn trên, tổng số điểm tối đa là 100 điểm, từ đó và xếp loại như sau :

Từ 80 điểm đến 100 điểm đạt loại A. Từ 60 điểm đến dưới 80 điểm loại B. Từ 40 điểm đến dưới 60 điểm loại C. Dưới 40 điểm không xếp loại.

- Thời điểm xếp loại theo quý hoặc hàng năm. Căn cứ vào xếp loại BIDV xây dựng chế độ thưởng phù hợp và cũng là căn cứ để đề bạt cán bộ chủ chốt sau này.

- Hàng năm hoặc quý, trích quỹ khen thưởng phúc lợi để chi thưởng, loại A trích thưởng 30% tổng lương CBTD đã nhận trong quý hoặc năm, loại B 15%, loại C không thưởng.CBTD không được xếp loại có thể bố trí công việc khác cho phù hợp.

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)