Đối với nhà nước

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 73 - 78)

- Hoàn thiện môi trường pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luât cần có sự đồng bộ, thống nhất, tránh chồng chéo.

- Tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cũng như ngân hàng hoạt động trong một môi trường kinh doanh lành mạnh, bình đẳng cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật., cần chú ý tới việc thực hiện của các cơ quan pháp luật các cấp, nhằm xây dựng mội trường kinh doanh thông thoáng lành mạnh hơn, qua đó tạo điều kiện cho các Ngân hàng hoạt động ngày

càng có hiệu quả, an toàn và bền vững, ví dụ việc ký kết hợp đồng tín dụng đối với DNNN không có HĐ quản trị trực thuộc Bộ theo Quy định phải được sự chấp thuận của đơn vị chủ quản, trong trường hợp ký hợp đồng tín dụng vượt quá mức vốn điều lệ, thực tế đơn vị chủ quản không xác nhận do đó ách tắc trong việc vay vốn tại ngân hàng.

Kiến nghị : các Bộ có các DNNN trực thuộc Bộ mình quản lý, nên xây dựng chỉ tiêu đánh giá hiệu quả doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp mức doanh thu và lợi nhuận tăng trưởng cao hơn năm trước, các chỉ tiêu tài chính đạt mức an toàn, và năng lực quản trị điều hành của doanh nghiệp tốt… thì đồng ý chấp thuận cho các doanh nghiệp vay vốn ngân hàng, ngược lại các DNNN này kinh doanh không hiệu quả thì có quyền từ chối.

- Đối với đăng ký thế chấp quyền sử dụng đất của các DNNN, hiện nay Phòng công chứng yêu cầu xác định đất này không có nguồn gốc từ ngân sách, trong thực tế nhiều DN nhà nước sử dụng lợi nhuận để lại để mua quyền sử dụng đất, không có cơ quan nào xác nhận việc này.

Kiến nghị : Bộ tài chính, Bộ tư pháp nên phối hợp hường dẫn cụ thể thế nào là tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách, để các TCTD nhận tài sản đảm bảo.

- Tài sản hình thành trong tương lai đối với những dự án trong thời gian qua không chỉ riêng BIDV mà còn đối với tất cả các TCTD khác rất bức xúc , gần đây thông tư liên tịch 05/2005/TTLT - BTP - BTNMT ngày 16/06/2005 mới ra đời thay thế thông tư liên tịch 03/2005/TTLT/BTP - BTNMT mặc dù có điểm mới là cho phép TCTD đăng ký giao dịch đối với tài sản hình thành vốn vay, hồ sơ gửi Phòng đăng ký giao dịch đảm bảo là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chưa phù hợp với thực tế, bởi vì đối với những dự án đền bù giải tỏa hầu như chưa có giấy tờ, hoặc trường hợp dự án xây dựng nhà xưởng tại các khu công nghiệp khu chế xuất giấy tờ cũng chưa có, hồ sơ duy nhất tại các TCTD là hợp

đồng tín dụng, hồ sơ dự án hoàn toàn chưa có giấy tờ chứng nhận quyền sỡ hữu tài sản, như vậy thông tư mới ra đời mà các TCTD không thực hiện được, trong thời gian qua có những trường hợp TCTD cho vay dự án xây dựng nhà xưởng, khi tài sản đã hình thành, Doanh nghiệp không thực hiện đúng như đã cam kết phải thế chấp tài sản này cho TCTD đã cho vay, mà lại đem tài sản này đi thế chấp cho TCTD khác để vay vốn, như vậy vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho ngân hàng. Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho các TCTD.

Kiến nghị :Bộ tư pháp, Bộ tài nguyên môi trường nên nghiên cứu cho phép các TCTD được đăng ký giao dịch đảm bảo đối với tài sản hình thành vốn vay, hồ sơ để đăng ký giao dịch đảm bảo là hợp đồng tín dụng và hồ sơ dự án nhằm tránh trường hợp doanh nghiệp đem tài sản thế chấp cho các TCTD khác.

- Trong thực tế hiện nay không chỉ riêng BIDV mà tất cả các NHTM vẫn chưa thỏa đáng với cách xử lý của các Phòng công chứng, ví dụ : khi BIDV và khách hàng ký kết cầm cố thế chấp để đảm bảo cho Hợp đồng tín dụng ngắn hạn thường xuyên (hợp đồng này thường có hiệu lực trong vòng 1 năm), nhưng giả định sau 01 năm khách hàng có nhu cầu vay với số tiền nhiều hơn hợp đồng tín dụng đã ký, theo suy nghĩ của rất nhiều Ngân hàng thì chỉ cần ký thêm phụ lục hợp đồng và điều chỉnh số tiền đã ký trước đây và vẫn sử dụng tài sản đảm bảo cũ, nhưng Phòng công chứng không thực hiện và yêu cầu phải giải chấp tài sản và ký lại hợp đồng cần cố thế chấp mới, theo nguyên tắc để giải chấp tài sản thì khách hàng phải thanh toán hết nợ gốc và lãi, nhưng trường hợp như trên doanh nghiệp chưa trả hết nợ mà giải chấp tài sản không đúng theo quy định, để đảm bảo hoạt động kinh doanh của khách hàng và ngân hàng, thông thường các ngân hàng làm 02 động tác đồng thời, tức là vừa ký hợp đồng thế chấp mới vừa đánh công văn giải chấp tài sản, và đề nghị Phòng công chứng tiến hành đồng thời 02 thao tác cùng một lúc, giả sử Phòng công chứng giải chấp tài sản trước,

ngày sau mới ký hợp đồng thế chấp mới sẽ rủi ro cho ngân hàng đối với những khách hàng cố tình gian lận, dễ xảy ra tranh chấp.

Kiến nghị :Bộ tư pháp nghiên cứu và chỉ đạo các Phòng công chứng nhà nước thực hiện đúng chức năng công chứng, chứng thực như : cho phép các TCTD được thực hiện công chứng các phụ lục hợp đồng đã được công chứng nhằm tránh rủi ro cho ngân hàng.

- Đẩy nhanh tiến trình sắp xếp lại các doanh nghiệp nhà nước:

- Trước thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNN không hiệu quả, nợ đọng của các DNNN còn rất lớn, ngay bản thân doanh nghiệp cũng chưa có hướng giải quyết, việc này ảnh hưởng đến năng lực tài chính của Ngân hàng. Bởi vì hiệu quả hoạt động của hệ thống NHTM chính là bức tranh phản chiếu tình hình hoạt động của DN. Các NHTM sẽ không thể lành mạnh hoá tình hình tài chính nếu các DN là người đồng hành của họ làm ăn thua lỗ triền miên.

Kiến nghị : đẩy mạnh cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước, nhà nước chỉ nên giữ lại những doanh nghịêp có vai trò trọng yếu, có những lợi thế của độc quyền tự nhiên như dầu khí, điện, than, bưu chính viễn thông. Trường hợp các doanh nghiệp không thực hiện đúng lộ trình sắp xếp lại doanh nghiệp hoặc cổ phần hoá, kiên quyết dùng biện pháp mạnh là cách chức hoặc tạm ngừng điều hành, tránh trường hợp nhiều Doanh nghiệp cố tình trì hoãn.

- Để đảm bảo tính minh bạch, chính xác trong việc cung cấp các báo cáo tài chính của DN nhằm tạo cơ sở tin cậy cho các Ngân hàng trong khi cho vay được an toàn. Kiến nghị : Bộ tài chính nên quy định doanh nghiệp đã hoạt động 3 năm, yêu cầu báo cáo tài chính phải được kiểm toán, trường hợp các doanh nghiệp không chấp hành nghiêm túc xử phạt hành chánh, hoặc đối với những doanh nghiệp có vốn lớn , bắt buộc phải kiểm toán.

- Chính phủ nên quan tâm xử lý nợ tồn đọng của các DNNN, để các doanh nghiệp này có vốn trả nợ cho ngân hàng .

Kiến nghị :Soát xét tất cả các khối lượng xây dựng hoàn thành chưa được nghiệm thu thanh toán thuộc nguồn vốn ngân sách trung ương và địa phương, từ đó có kế hoạch bố trí vốn để thanh toán nợ đọng cho doanh nghiệp. Cụ thể: đối với công trình còn dở dang ưu tiên bố trí kế hoạch vốn để doanh nghiệp tiếp tục thi công sớm đưa công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, tránh lãng phí gây thiệt hại. Đối với những công trình hoàn thành chưa quyết toán, tiến hành kiểm toán lại toàn bộ, nếu công trình đạt chất lượng, thi công đúng dự toán được duyệt, cần có kế hoạch bố trí nguồn vốn thanh toán cho doanh nghiệp, nếu vượt quyết toán không được cơ quan thẩm duyệt thì tạm ngưng chưa bố trí vốn.

Trường hợp ngân sách chưa bố trí kịp vốn cho phép Bộ tài chính cho các Bộ, Ban ngành vay ứng trước để thanh toán cho doanh nghiệp.

Kiên quyết không cho khởi công những công trình chưa có kế hoạch vốn, công trình mang lại hiệu quả kinh tế xã hội thấp.

Nguyên nhân gây rủi ro cho BIDV trong thời gian qua: khi doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn để thi công các công trình, trước khi cho vay BIDV căn cứ vào hợp đồng kinh tế được ký kết giữa nhà thầu và Chủ đầu tư, trên hợp đồng có ghi tài khoản thanh toán về BIDV, nhưng thực tế có những trường hợp một số doanh nghiệp khi Chủ đầu tư thanh toán tiền khối lượng thì Doanh nghiệp đề nghị Chủ đầu tư không thanh toán qua BIDV mà chuyển về ngân hàng khác, do đó BIDV không thu hồi được nợ.

Kiến nghị: để hạn chế rủi ro cho BIDV cũng như các TCTD khi đã tài trợ vốn cho Doanh nghiệp để thi công công trình, đề nghị đối với những công trình thuộc nguồn vốn ngân sách Bộ tài chính nên quy định khi Doanh nghiệp đề nghị chuyển tiền về tài khoản ngân hàng khác với hợp đồng đã ký, yêu cầu doanh

nghiệp phải có xác nhận của TCTD ghi trên hợp đồng là không cho vay vốn, nhằm hạn chế đối với những doanh nghiệp không trung thực trong quan hệ vay vốn, và tránh thiệt hại cho các TCTD. Mặt khác đề nghị Kho bạc nhà nước của các Tỉnh, Thành phố, nên quan tâm đến việc này nhằm hỗ trợ cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

- Nợ xấu và xử lý nợ xấu là vấn đề rất khó khăn đối với NH, nói riêng, hệ thống tài chính NH và nền kinh tế nói chung. Nếu không có các giải pháp triệt để và hữu hiệu để giải quyết nợ xấu tại các NH thì rất khó có thể xây dựng một hệ thống mạnh đóng vai trò tích cực trong tiến trình CNH HĐH. Để giải quyết vấn đề này.

Kiến nghị : Nên cắt đứt ngay mối quan hệ ràng buộc giữa nhà nước và các DN. Chính mối quan hệ, sự bao bọc, bảo vệ của nhà nước đã tạo ra tâm lý ỷ lại, dẫn đến hậu quả một số DNNN hoạt động ngày càng thua lỗ, mất vốn của nhà nước.

Một phần của tài liệu 574 Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – thực trạng và giải pháp phòng ngừa (Trang 73 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)