Hiệu quả về mặt xã hội

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 61 - 67)

2010

3.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế, chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam đến năm 2010 còn mang lại những hiệu quả về mặt xã hội như:

- Cung cấp phương tiện thanh toán hiệu quả cho nền kinh tế, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội và cộng đồng, xây dựng hành vi văn minh trong thanh toán.

- Hạn chế các tội phạm liên quan đến tiền mặt trong xã hội như trộm, cướp, tiền giả... Giảm bớt thời gian kiểm điểm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt. - Giảm bớt lao động phổ thông, gia tăng lao động có trình độ chuyên môn cao,

góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và tiếp cận công nghệ mới của người dân.

KIẾN NGHỊ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam đến năm 2010 mang tính khả thi cao và đạt được hiệu quả, chúng tôi xin kiến nghị đến Nhà nước và các NHTM một số vấn đề sau:

1. Đối với Nhà nước

- Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thẻ. Cần nhanh chóng ban hành Luật thanh toán và các hình thức xử lý đối với các hành vi gian lận trong thanh toán điện tử, tội làm thẻ giả, cướp thẻ và uy hiếp người khác buộc phải khai mã số cá nhân… Xây dựng hành lang pháp lý cho thương mại điện tử cũng như các hình thức thanh toán qua mạng Internet bằng thẻ để áp dụng khi có sự cố và tranh chấp xẩy ra. Một văn bản pháp luật đầy đủ và chặt chẽ sẽ giúp cho doanh nghiệp cũng như người dân an tâm khi thực hiện giao dịch bằng thẻ.

- Nhà nước khuyến khích hình thức trả lương qua thẻ, đồng thời quy định các giao dịch thanh toán với giá trị quá lớn sẽ được thực hiện thông qua các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích các công ty điện lực, cấp nước sạch, điện thoại… hợp tác với các ngân hàng chấp nhận thanh toán bằng thẻ, đặc biệt là các hình thức thanh toán tự động để vừa nhanh chóng thu được tiền, vừa giảm được nhân công trong việc thu tiền hàng tháng, đồng thời tạo thói quen sử dụng thẻ trong dân chúng.

- Nhà nước nên giảm thuế cho các ngân hàng khi nhập khẩu các thiết bị phục vụ cho việc phát hành và giao dịch thẻ. Thực hiện nhiều chính sách khuyến khích gia tăng tỷ lệ nội địa hóa các thiết bị phục vụ hoạt động thẻ nhằm giảm chi ngoại tệ để nhập khẩu và kích thích sản xuất trong nước phát triển.

hướng tăng lên, phù hợp với tình hình phát triển của nền kinh tế và xu thế hội nhập. Ủng hộ các NHTM sát nhập, liên kết với nhau để hình thành các tập đoàn tài chính lớn. Đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa các NHTM quốc doanh.

- Các cơ quan báo chí, truyền hình cần phối hợp và hỗ trợ các ngân hàng nhiều hơn nữa trong việc chuyển tải thông tin về thẻ thanh toán đến người dân.

- Ngành Giao Thông Công Chính phối hợp với các ban, ngành liên quan hỗ trợ các ngân hàng trong việc giải quyết lấn chiếm lề đường, gây mất trật tự tại khu vực đặt ATM, tạo cho khách hàng cảm giác an toàn, thoải mái khi giao dịch thẻ. Các cơ quan an ninh cần nhanh chóng phối hợp với ngân hàng để hạn chế cũng như xử lý kịp thời các trường hợp gian lận trong thanh toán thẻ.

- NHNN nên định hướng và có chính sách đẩy mạnh việc phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, trong đó có thẻ thanh toán. Thường xuyên tổ chức các khóa học, hội thảo về thẻ thanh toán để các ngân hàng cùng tham gia, đóng góp ý kiến và trao đổi kinh nghiệm với nhau.

2. Đối với các NHTM

- Các ngân hàng cần nhận thức việc hiện đại hóa ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa sống còn trong xu thế hội nhập quốc tế và cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Trong đó, thẻ thanh toán là xu hướng phát triển tất yếu trong thời đại văn minh và là công cụ quan trọng để thu hút và giữ khách hàng.

- Dự đoán xu hướng phát triển thẻ trên thế giới, từ đó các ngân hàng có thể đón đầu công nghệ. Tránh tình trạng tập trung đầu tư vào công nghệ đã lỗi thời mà thế giới đang chuẩn bị thay thế. Hiện nay, ngoài thẻ băng từ các ngân hàng cần quan tâm đến việc nguyên cứu và phát triển thẻ chíp điện tử (thẻ thông minh), đây là xu hướng được nhiều nước trên thế giới thực hiện.

- Yếu tố con người và tổ chức có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của ngân hàng nói chung và hoạt động thanh toán nói riêng, trong đó có hoạt động thanh toán thẻ. Các ngân hàng cần nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân viên trong việc

phát triển dịch vụ thẻ. Không ngừng nâng cao nghiệp vụ thẻ cho nhân viên, thường xuyên tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, các kỹ năng cần thiết và ngoại ngữ để phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng.

- Cần lựa chọn các hình thức quảng cáo phù hợp với từng đối tượng khách hàng mục tiêu. Đối với hình thức quảng cáo bằng cách in và phát trực tiếp cho khách hàng thì nội dung thể hiện phải ngắn gọn, rõ ràng, xúc tích, dễ hiểu để lôi cuốn khách hàng. Để tạo cảm giác gần gũi giữa người dân với các dịch vụ ngân hàng thì văn phong quảng cáo phải nên trách sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành ngân hàng gây khó hiểu cho khách hàng.

- Cải cách chế độ tiền lương để giữ và thu hút nhân sự có tài, tránh tình trạng chảy máu chất xám tại chỗ. Các NHTM nên sẵn sàng trả lương cao và nhiều ưu đãi khác để mời chuyên gia nước ngoài cộng tác xây dựng và phát triển hệ thống thẻ.

- Các NHTM cần phải tạo lập và duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, tránh cạnh tranh về phí dẫn đến sự thiệt hại cho tất cả ngân hàng tham gia lĩnh vực thẻ. Các ngân hàng cần tăng khả năng cạnh tranh bằng cách phát triển sản phẩm và nâng cao chất lượng dịch vụ. Chỉ bằng cách đó, thị trường thẻ Việt Nam mới có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng và phát triển bền vững.

- Trong điều kiện Việt Nam hiện nay cũng xu hướng hội nhập quốc tế trong tương lai, không phải ngân hàng nào cũng có đầy đủ điều kiện về hệ thống kỹ thuật, nghiệp vụ và nhân sự để đẩy mạnh hoạt động thẻ. Chính vì vậy, bên cạnh sự nỗ lực và quyết tâm của mỗi ngân hàng cần có sự hợp tác, liên minh của các NHTM Việt Nam theo tinh thần “hợp tác vì sự phát triển của thị trường”, giúp nhiều ngân hàng đưa thẻ thanh toán đến với khách hàng, từng bước xã hội hóa dịch vụ thẻ, làm cho người dân quen với thanh toán không dùng tiền mặt, đặt nền móng hình thành văn minh trong thanh toán tại Việt Nam.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu và phân tích cho thấy thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán mang lại lợi ích rất lớn cho các đối tượng tham gia. Mặc dù thẻ thanh toán chưa được sử dụng nhiều tại Việt Nam nhưng sự xuất hiện của nó đã đánh dấu sự chuyển biến đáng kể hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, hiện đại hóa công nghệ. Bên cạnh những mặt tích cực thì quá trình phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam còn bọc lộ nhiều hạn chế cần khắc phục. Việc xây dựng chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đến năm 2010 là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn quan trọng trong việc mở rộng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam. Qua luận văn này, chúng tôi rút ra các kết luận quan trọng sau đây:

1. Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt đang được sử dụng rất phổ biến ở nhiều nước vì lợi ích mà nó mang lại là rất lớn:

- Đối với ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán: gia tăng doanh thu, lợi nhuận, tăng khách hàng.

- Đối với khách hàng sử dụng thẻ: có được phương tiện thanh toán nhanh chóng, an toàn, hiện đại, hiệu quả

- Đối với các ĐVCNT: thu hút khách hàng, gia tăng doanh số, lợi nhuận. 2. Mặc dù thẻ thanh toán mang lại lợi ích cho nhiều đối tượng tham gia nhưng nó luôn chứa đựng rủi ro cho cả ngân hàng phát hành, ngân hàng thanh toán, ĐVCNT và người sử dụng thẻ. Tệ nạn giả mạo thẻ và gian lận trong thanh toán thẻ ngày càng tinh vi, phức tạp hơn. Rủi ro của thẻ ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin của khách hàng khi sử dụng phương tiện thanh toán này. Để hạn chế tình trạng trên không chỉ mỗi nỗ lực của các ngân hàng thương mại mà còn là sự phối hợp của các ban, ngành, chỉ đạo của Chính Phủ và ý thức của người dân trong việc sử dụng thẻ thanh toán.

3. Bên cạnh những thành quả đáng khích lệ đạt được trong những năm đầu mới hình thành thị trường thẻ tại Việt Nam, các ngân hàng Việt Nam còn nhiều điểm yếu quan trọng cần khắc phục như chưa hình thành hệ thống thanh toán chung, tiện ích của thẻ chưa nhiều, phạm vi sử dụng còn hạn chế, hoạt động Marketing còn yếu. 4. Thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam là thị trường rất tiềm năng. Bên cạnh dân số đông, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định, tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt đang có xu hướng tăng lên và thẻ thanh toán là phương tiện mang lại nhiều tiện lợi đang được nhiều người quan tâm sử dụng. Các ngành phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân như điện, nước, viễn thông … cũng đang hướng khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt để thực hiện

chi trả chi phí hàng tháng.

5. Thị trường thẻ Việt Nam còn nhiều cơ hội và thách thức đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam. Qua dự báo chi phí và đánh giá nguồn lực thực hiện chiến lược cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam có đủ điều kiện để thực hiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán.

6. Qua phân tích tình hình thực tế và ứng dụng lý thuyết về quản trị chiến lược, chúng tôi đã xây dựng chiến lược phát thẻ thanh toán với 6 nội dung. Bên cạnh đó chúng tôi đã đề xuất 6 chương trình và các giải pháp để thực hiện chiến lược. Các chương trình và giải pháp trên được thực hiện đồng bộ đan xen nhau để tạo thuận lợi cho việc phát trển thẻ thanh toán tại Việt Nam.

7. Thông qua luận văn, chúng tôi dự báo khái quát chi phí đầu tư và đánh giá các nguồn lực để thực hiện chiến lược. Qua đó, xem xét tính khả thi của chiến lược và đánh giá hiệu quả kinh tế – xã hội của chiến lược phát triển thẻ thanh toán.

8. Trong phạm vi luận văn này, các chương trình và giải pháp chỉ dừng lại ở mức độ định hướng nhằm phát triển thị trường thẻ thanh toán. Hướng nghiên cứu tiếp theo của luận văn là triển khai cụ thể từng chương trình với các dự án và xem xét mức độ tác động của từng chương trình, dự án đến toàn bộ quá trình phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam.

* Mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt là phù hợp với sự phát triển của thế giới, trong đó thẻ thanh toán là phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến của xã hội hiện đại. Trong quá trình phát triển và hội nhập của mình, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Thẻ thanh toán tất yếu sẽ phát triển tại Việt Nam, vấn đề chỉ còn là thời gian và sự nổ lực của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Fred R.David, Khái Luận Về Quản Trị Chiến Lược , người dịch Trương Công Minh, NXB Thống Kê, TpHCM 2000

2. Lê Văn Tề, Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, NXB Thống Kê, TpHCM 2003

3. Michael E.Porter, Chiến Lược Cạnh Tranh, người dịch Phạm Thủy Chi, NXB Khoa Học Và Kỹ Thuật, Hà Nội 1996

4. Nguyễn Đăng Dờn, Tiền Tệ Ngân Hàng II, NXB Thống Kê, TpHCM 2003 5. Philip Kotler, Quản Trị Marketing, người dịch Vũ Trọng Hùng, NXB Thống

Kê, Hà Nội 1997

6. Trương Thị Hồng, Các Giải Pháp Nhằm Mở Rộng Sử Dụng Thẻ Thanh Toán Tại Việt Nam, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ kinh tế, TpHCM 2002

7. Võ Xuân Tâm, Vấn Đề Cân Đối Kế Hoạch Trong Nền Kinh Tế Thị Trường, Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh, luận án tiến sĩ kinh tế, TpHCM 1993

8. Hội Thẻ Ngân Hàng Việt Nam, Báo Cáo Tình Hình Hoạt Động Năm 2001, 2002, 2003

9. Tạp chí Ngân Hàng

10. Tạp chí Phát Triển Kinh Tế 11. Tạp chí Tin Học Ngân Hàng

12. Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ

13.Website Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, www.sbv.org.vn 14. Website Ngân Hàng Thế Giới, www.worldbank.org.vn

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 61 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)