Xu hướng phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 31)

Theo đánh giá của tổ chức thẻ quốc tế và các chuyên gia tài chính ngân hàng trong nước, thị trường thẻ Việt Nam đang còn quá rộng lớn và đầy tiềm năng cho các ngân hàng tiếp tục đầu tư và phát triển. Xu hướng phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam được biểu hiện bởi các yếu tố tác động tích cực đến cung và cầu thẻ thanh toán như sau:

a) Các yếu tố tác động đến cầu thẻ thanh toán:

- Việt Nam là đất nước với số dân trên 80 triệu người, đây là số lượng khách hàng tiềm năng sử dụng thẻ thanh toán trong tương lai. Trong những năm gần đây, thu nhập và trình độ các mặt của người dân ngày càng tăng. Nhu cầu tiếp cận và sử dụng công nghệ mới của người dân tăng lên. Chính các yếu tố đó sẽ thúc đẩy việc sử dụng phương tiện thanh toán hiện đại - thẻ thanh toán.

- Nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán trong xã hội ngày càng mở rộng. Do nhận thức được sự tiện lợi của thẻ thanh toán nên ngày càng có nhiều người đăng ký sử dụng. Những rủi ro và phiền phức khi sử dụng tiền mặt như tiền giả, tiền lẻ, tệ nạn trộm cướp, mất nhiều thời gian kiểm đếm… đang được người dân nhận thức ngày càng đúng đắn và sâu sắc hơn. Do đó, phương thức thanh toán hiện đại thay thế tiền mặt đang được người dân quan tâm và lựa chọn.

- Thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và nó thể hiện tính văn minh trong xã hội hiện đại. Tại Việt Nam, tâm lý đó đã bắt đầu được hình thành trong một số bộ phận dân cư và ngày càng nhân rộng hơn. Các tổ chức kinh tế lớn như Công ty Bưu Chính Viễn Thông, Công ty Điện Lực, Công ty Cấp

Nước … ngày càng quan tâm và khuyến khích khách hàng sử dụng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt. Chính các tác nhân này sẽ thúc đẩy việc sử dụng thẻ thanh toán trong xã hội.

- Khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu trao đổi hàng hóa, chi tiêu, đầu tư ngày càng nhiều, do đó khối lượng tiền cần thiết trong lưu thông cũng như số lượng phương tiện thanh toán trong nền kinh tế cũng tăng lên tương ứng. Trong những năm gần đây tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng tăng lên và trong các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt thì thẻ thanh toán có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Bảng 6: Tỷ trọng thanh toán không dùng tiền mặt so với tổng phương tiện thanh toán NĂM TỶ TRỌNG 1997 69,2% 1998 73,4% 1999 70,9% 2000 75,0% 2001 75,0% 2002 76,0% 2003 77,0%

(Nguồn: Tạp chí Thị Trường Tài Chính Tiền Tệ)

- Nhu cầu di chuyển để học tập, làm việc và tham quan ngày càng nhiều. Đây là yếu tố quan trọng tác động đến cầu thẻ thanh toán.

b) Các yếu tố tác động đến cung thẻ thanh toán:

- Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng cao và ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển của ngành ngân hàng. Trong nhiều năm qua, ngành ngân hàng không ngừng phát triển tương xứng với vai trò của nó đối với nền kinh tế cả về quy mô, tiềm lực tài chính và khả năng cung cấp đa dạng sản phẩm, dịch vụ để phục vụ khách hàng. Với tiềm lực đó, các NHTM Việt Nam có đủ khả năng để phát triển dịch vụ thẻ thanh toán.

- Trình độ kỹ thuật, công nghệ tại Việt Nam đang dần được nâng cao, các ngành công nghệ hỗ trợ cho hoạt động thẻ như ngành Công nghệ Thông tin, Bưu

chính Viễn thông cũng đang trên đà phát triển hòa nhập với trình độ phát triển của thế giới. Đó là những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam trong tương lai.

- Nhà nước có nhiều chủ trương, chính sách để phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt trong đó có thẻ thanh toán. Mặt khác, thẻ thanh toán còn có điều kiện thuận lợi để phát triển do những áp lực của các NHTM trong việc hình thành và phát triển nghiệp vụ thẻ ngân hàng, bao gồm:

▪Áp lực về hiện đại hóa hệ thống công nghệ, đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ ngân hàng trở thành nhiệm vụ hết sức cấp bách trong bối cảnh hội nhập của hệ thống NHTM Việt Nam, trong đó dịch vụ thẻ yêu cầu các ngân hàng phải đẩy mạnh công nghệ ngân hàng ở một trình độ cao.

▪NHNN đặt ra mục tiêu là thu từ dịch vụ phải chiếm một tỷ lệ cao trong tổng thu của ngân hàng. Đến năm 2010 thu từ dịch vụ phải chiếm từ 15-20% trong tổng thu, hiện nay chỉ đạt dưới 5%. Hoạt động thẻ được coi là dịch vụ đem lại nguồn thu đáng kể cho ngân hàng và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu của hoạt động ngân hàng. Hơn nữa, dịch vụ thẻ tạo môi trường thuận lợi để thu hút nguồn vốn rất hiệu quả, mở rộng thị trường tín dụng, góp phần mở rộng quan hệ và hợp tác quốc tế.

▪ Áp lực từ việc chiếm lĩnh thị trường thẻ của các NHTM. Do nhận thức được vai trò và lợi ích to lớn của việc phát triển dịch vụ thẻ nên các NHTM đã và đang tập trung chuẩn bị nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này.

2.3. PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN TẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

Vận dụng lý thiết phổ biến về phân tích môi trường, chúng ta có thể phân nhóm các yếu tố tác động đến chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam theo bốn yếu tố trong ma trận SWOT như sau:

2.3.1.1. Các cơ hội (O)

a) Nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam đang tăng lên.

Thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam không năm ngoài xu thế đó. Lợi ích của thẻ thanh toán đang được người dân nhận thức đúng đắn và đầy đủ.

b) Nhà nước ủng hộ gia tăng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thẻ thanh toán.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẻ, Nhà nước đã không ngừng nghiên cứu, ban hành các quy chế hướng dẫn phục vụ cho quá trình hoạt động của thẻ thanh toán.

c) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam khá ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập. Điều này làm các nhà đầu tư an tâm mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy và mở rộng hoạt động thẻ thanh toán.

d) Môi trường đầu tư, thương mại thay đổi theo hướng có lợi cho việc phát triển thẻ thanh toán.

Các loại hình kinh doanh bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại… đang gia tăng số lượng, mở rộng phạm vi hoạt động và ngày càng thu hút nhiều khách hàng. Đây là những nơi rất thuận tiện để mở rộng thanh toán bằng thẻ.

Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều sẽ là môi trường thuận lợi để các NHTM đẩy mạnh hoạt động chi lương và thanh toán qua thẻ.

e) Việt Nam có dân số trẻ, số lượng thanh niên, sinh viên ngày càng nhiều. Đây là lực lượng có trình độ, năng động, thích tìm hiểu và tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại.

f) Công nghệ tin học ngày càng phát triển và hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thẻ thanh toán. Nhà nước Việt Nam coi công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng

dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

2.3.1.2. Các nguy cơ (T)

a) Tâm lý ưa chuộng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong các tầng lớp dân cư. Người dân chưa quen với các dịch vụ ngân hàng, không ít người dân vẫn chưa an tâm khi giao dịch với ngân hàng.

b) Gian lận trong quá trình sử dụng thẻ ngày càng tinh vi hơn, mức độ thiệt hại ngày càng lớn. Kỹ thuật gian lận và phòng chống gian lận đối với thẻ thanh toán luôn phải đuổi bắt nhau. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng khi sử dụng thẻ.

c) Thu nhập và tích lũy trong đa số dân cư vẫn còn thấp.

Mặc dù trong những năm gần đây thu nhập bình quân trên đầu người có tăng nhưng so với các nước trên thế giới Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước nghèo. Thu nhập của phần lớn dân cư ở mức độ đủ chi tiêu cho cuộc sống, tích lũy còn thấp.

d) Một bộ phận không nhỏ có tâm lý không giao dịch với ngân hàng để dễ dàng trốn thuế. Các giao dịch cá nhân về mua bán nhà đất, tài sản … và nhiều khoản thu nhập thiếu minh bạch đều giao dịch bằng tiền mặt để lẩn tránh sự kiểm soát và tránh nộp thuế.

e) Dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện ngày càng phát triển và đang trở thành đối thủ rất lớn không chỉ đối với thẻ thanh toán mà còn các dịch vụ khác của NHTM.

Với dịch vụ ngày càng đa dạng và mạng lưới hoạt động rộng khắp (hơn 719 bưu cục trong cả nước), dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện sẽ cạnh tranh rất quyết liệt với thẻ thanh toán trong tương lai.

f) Hàng rào bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam dần dần bãi bỏ, các ngân hàng nước ngoài ngày càng được mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Với sức mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thẻ thanh toán của các ngân hàng nước ngoài sẽ là nguy cơ rất lớn đối với các

NHTM Việt Nam.

2.3.2. Các yếu tố của môi trường bên trong 2.3.2.1. Các điểm mạnh (S) 2.3.2.1. Các điểm mạnh (S)

a) Được sự tài trợ, giúp đỡ của các tổ chức tài chính quốc tế lớn trong việc hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam.

b) Do đi sau nên các NHTM Việt Nam tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong nghiệp vụ thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế.

c) Nguồn nhân lực Việt Nam nói chung và trong hệ thống NHTM nói riêng đảm bảo về số lượng và chất lượng sẵn sàng tiếp thu các kiến thức về khoa học, công nghệ, nghiệp vụ để hình thành và phát triển thanh toán thẻ.

d) Các NHTM Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng phải nhanh chóng đẩy mạnh phát triển thẻ thanh toán.

2.3.2.2. Các điểm yếu (W)

a) Hạ tầng kỹ thuật và công nghệ của các NHTM Việt Nam còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, cơ sở dữ liệu khác biệt, do đó hệ thống thông tin của các NHTM khó tích hợp được với nhau.

b) Tiện ích của thẻ thanh toán chưa nhiều.

c) Mạng lưới chấp nhận thẻ còn ít về số lượng, mỏng về mật độ, do đó chưa thu hút khách hàng sử dụng.

d) Nguồn vốn của các NHTM Việt Nam còn hạn chế, ảnh hưởng đến khả năng đầu tư nâng cao tiện ích cho người sử dụng.

Hầu hết các vật liệu, máy móc, thiết bị phục vụ cho hoạt động thẻ đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với giá rất cao. Điều này buộc các NHTM phải cân nhắc khi đầu tư phát triển thẻ thanh toán vì trong thời gian đầu hoạt động thẻ hầu như là lỗ, thời gian hoàn vốn lâu hơn đầu tư vào các sản phẩm, dịch vụ khác.

e) Chưa có hệ thống thanh toán chung giữa các ngân hàng do đó vừa hạn chế khả năng mở rộng phạm vi hoạt động của chủ thẻ vừa lãng phí trong đầu tư .

Gian lận liên quan đến thẻ thanh toán ngày càng tinh vi và lan rộng sang tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong khi đó, hầu hết các NHTM Việt Nam chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng hệ thống quản trị rủi ro phục vụ cho hoạt động thẻ thanh toán.

g) Hầu hết các nguồn đầu vào của hoạt động thẻ thanh toán đều phải nhập khẩu từ nước ngoài với chi phí cao.

h) Công tác Marketing chưa được quan tâm nhiều.

2.3.3. Đánh giá các yếu tố tác động đến chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam

2.3.3.1. Đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE)

Từ những phân tích các yếu tố cơ hội và nguy cơ tác động đến quá trình phát triển thẻ thanh tại Việt Nam, vận dụng Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài (EFE) chúng ta có thể đánh giá các mức độ tác động của những nhân tố này đến môi trường kinh doanh thẻ thanh toán tại Việt Nam. Từ đó nhận định khả năng ứng phó của các NHTM Việt Nam trước những tác động này, nhằm có định hướng chiến lược phát triển phù hợp và hiệu quả.

Bảng 7:Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài

TT Các yếu tố chủ yếu bên ngoài

Mức độ quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Tính chất tác động

1 Nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán đang

tăng lên 0,18 3 0,54 +

2 Nhà nước ủng hộ gia tăng các phương

tiện thanh toán không dùng tiền mặt 0,08 4 0,32 + 3 Kinh tế, chính trị, xã hội ổn định; xu

hướng mở cửa và hội nhập, môi trường thuận lợi cho đầu tư

0,07 3 0,21 +

4 Môi trường đầu tư, thương mại thay đổi

theo hướng có lợi 0,09 3 0,27 +

5 Dân số trẻ, số lượng thanh niên và sinh

viên ngày càng nhiều 0,12 3 0,36 +

7 Tâm lý ưa chuộng tiền mặt vẫn còn phổ

biến 0,10 2 0,20 -

8 Gian lận trong quá trình sử dụng thẻ

ngày càng tinh vi 0,08 2 0,16 -

9 Thu nhập, tích lũy trong đa số dân cư vẫn

còn thấp 0,05 2 0,10 -

10 Tâm lý không giao dịch với ngân hàng

để dễ trốn thuế 0,04 1 0,04 -

11 Dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện ngày càng

phát triển 0,05 2 0,10 -

12 Hàng rào bảo hộ các NHTM Việt Nam

dần được bãi bỏ 0,06 2 0,12 -

TỔNG CỘNG 1,00 2,74

Qua phân tích ma trận EFE (Bảng 7), tổng số điểm quan trọng là 2,74 > 2,50 (điểm quan trọng trung bình), cho thấy khả năng ứng phó của các NHTM Việt Nam khá tốt với các yếu tố từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên các cơ hội vẫn chưa được khai thác tốt, do đó các NHTM Việt Nam cần tăng cường các chiến lược tấn công để nhanh chóng chiếm lĩnh và phát triển thị trường thẻ thanh toán.

2.3.3.2. Đánh giá các yếu tố môi trường bên trong (IFE)

Vận dụng “Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong” chúng ta có thể tóm tắt và đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng thông qua phân tích các yếu tố môi trường bên trong của lĩnh vực thẻ thanh toán tại Việt Nam.

Bảng 8:Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong

TT Các yếu tố bên trong chủ yếu

Mức quan trọng Phân loại Số điểm quan trọng Tính chất tác động

1 Được sự tài trợ và giúp đỡ của các tổ

chức tài chính quốc tế lớn 0,05 3 0,15 +

2 Tiếp thu được nhiều kinh nghiệm trong

nghiệp vụ thẻ 0,08 4 0,32 +

3 Nguồn nhân lực Việt Nam đảm bảo về số lượng và chất lượng để phát triển thẻ

thanh toán 0,12 4 0,48 +

4 Các NHTM Việt Nam nhận thức phải

nhanh chóng đẩy mạnh phát triển thẻ 0,12 4 0,48 + 5 Hạ tầng kỹ thuật, công nghệ của các

NHTM Việt Nam còn lạc hậu, thiếu

đồng bộ 0,12 1 0,12 -

6 Tiện ích của thẻ thanh toán chưa nhiều 0,10 2 0,20 - 7 Mạng lưới chấp nhận thẻ còn ít và mỏng 0,10 2 0,20 - 8 Nguồn vốn của các NHTM Việt Nam

còn hạn chế 0,06 2 0,12 -

9 Chưa có hệ thống thanh toán chung 0,10 1 0,10 - 10 Thiếu kinh nghiệm trong quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)