Các chương trình và giải pháp thực hiện chiến lược hội nhập theo hàng ngang,

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 53)

2010

3.3.3. Các chương trình và giải pháp thực hiện chiến lược hội nhập theo hàng ngang,

hàng ngang, chiến lược hội nhập về phía sau.

Chương trình 5: Nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam hiện nay là điều đáng quan tâm trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mở rộng. Trong số 43 NHTM Việt Nam có đến 22 ngân hàng có vốn điều lệ dưới 100 tỷ, phần lớn còn lại dao động từ 200 đến 500 tỷ đồng, các NHTM quốc doanh có vốn tương đối cao (xem Phụ Lục 4). Điều này ảnh hưởng đến khả năng đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ phục vụ cho hoạt động thẻ cũng như gia tăng tiện ích đáp ứng nhu cầu khách hàng. Trong khi đó, các ngân hàng nước ngoài ngày càng được mở rộng phạm vi hoạt động tại Việt Nam. Với sức mạnh về tài chính, kỹ thuật công nghệ vượt trội và kinh nghiệm lâu năm của các ngân hàng nước ngoài sẽ là nguy cơ rất lớn đối với hệ thống NHTM Việt Nam. Trước tình hình đó, việc nâng cao năng lực tài chính, kỹ thuật công nghệ của các NHTM Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng đến sự tồn tại và phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Để thực hiện chương trình này phải có sự nhất trí, thống nhất xuyên suốt từ phía NHNN đến các NHTM, ý thức của lãnh đạo các ngân hàng, sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước trong việc đẩy mạnh phát triển ngành ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trước áp lực hội nhập quốc tế.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

- Thực hiện sát nhập các NHTM cổ phần nông thôn vào các NHTM cổ phần đô thị. Trong điều kiện hiện nay, với số vốn hạn chế thì bản thân các NHTM cổ phần nông thôn khó có khả năng phát triển sản phẩm, dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, cũng như tạo niềm tin đối với khách hàng. Trong khi đó nhu cầu của khách hàng đối với hoạt động ngân hàng ngày càng phức tạp và đa dạng. Thông qua sát nhập, các NHTM sẽ gia tăng được vốn điều lệ, mở rộng mạng lưới hoạt động, tạo điều kiện thuận lợi đầu tư theo chiều sâu, nâng cao hình ảnh hiện đại của các NHTM Việt Nam.

- Đẩy mạnh tiến độ cổ phần hóa các NHTM quốc doanh, khuyến khích các cổ đông nước ngoài tham gia góp vốn để nhanh chóng tăng vốn. Bên cạnh đó, thông qua các đối tác nước ngoài các NHTM Việt Nam tiếp thu được những công nghệ ngân hàng hiện đại trong đó có thẻ thanh toán, đồng thời có điều kiện để nâng cao các kỹ năng và kinh nghiệm quản lý.

Chương trình 6: Kiểm soát đối với các nguồn đầu vào của hoạt động thẻ thanh toán.

Chi phí đầu tư trang bị máy móc thiết bị, công nghệ liên quan đến hoạt động thẻ rất lớn, trong khi nguồn vốn của các NHTM Việt Nam còn hạn chế. Do đó việc tăng cường kiểm soát hoặc sở hữu các yếu tố đầu vào có ý nghĩa quan trọng đến việc giảm chi phí, tăng hiệu quả vốn đầu tư, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Thực hiện chương trình này nhằm hạn chế việc nhập khẩu các vật liệu, thiết bị mà trong nước có thể sản xuất được, gia tăng tỷ lệ nội địa hóa đối các trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thẻ.

CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

- Các ngân hàng phát hành thẻ liên kết với nhau thành lập công ty cổ phần có nhiệm vụ gia công, sản xuất các máy móc, thiết bị, vật liệu cần thiết cho hoạt động thẻ. Công ty này chuyên sản xuất thẻ trắng, thiết bị đọc thẻ, ATM phục vụ cho các ngân hàng trong nước và là đầu mối quan trọng trong việc ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực thẻ thanh toán.

- Các NHTM phải tiến đến xây dựng và làm chủ được hệ thống công nghệ thông tin của mình, không phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà cung cấp kỹ thuật công nghệ. Trên cơ sở đó có thể tiếp nhận nhanh chóng các công nghệ mới vào hoạt động thẻ và có điều kiện để phát triển các tính năng mới cho thẻ thanh toán. Khi hệ thống công nghệ thông tin đủ mạnh và làm chủ được thì các NHTM mới có thể hạn chế rủi ro liên quan đến hoạt động thẻ, kịp thời xử lý nếu sự cố kỹ thuật xẩy ra.

3.4. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN - MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CHIẾN LƯỢC VÀ CHƯƠNG TRÌNH

3.4.1. Tiến độ thực hiện các chương trình

Để chiến lược và các chương trình đề ra đạt tính khả thi cao cần phải sắp xếp trình tự thực hiện các chương trình sao cho phù hợp tình hình thực tế, mục tiêu phát triển và khả năng thực hiện của các NHTM Việt Nam. Căn cứ vào tính cấp thiết và tầm quan trọng của các chương trình, chúng ta có thể hệ thống tiến độ thực hiện các chương trình như sau:

Bảng 10: Tiến độ thực hiện các chương trình THỜI GIAN THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC VÀ

CHƯƠNG TRÌNH

HIỆU Thời điểm

bắt đầu Độ dài

TÍNH CHẤT Chiến lược đầu tư phát triển

Chương trình 1: Mở rộng phạm vi hoạt động của thẻ thanh toán

S1P1 2005 Lâu dài Quyết định

Chiến lược phát triển sản phẩm

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tạo nhiều tiện lợi cho người sử dụng

S2P2 2005 Lâu dài Thường xuyên, quyết định

Chiến lược thâm nhập thị trường

Chương trình 3: Đẩy mạnh hoạt động Marketing

S3P3 2005 Lâu dài Thường xuyên

Chiến lược phát triển thị trường

Chương trình 4: Liên kết phát hành thẻ thanh toán

S4P4 2006 Lâu dài Bổ sung, hỗ trợ

Chiến lược hội nhập theo hàng ngang

Chương trình 5: Nâng cao năng lực

tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Chiến lược hội nhập về phía sau

Chương trình 6: Kiểm soát đối với các nguồn đầu vào của hoạt động kinh doanh thẻ

S6P6 2007 Lâu dài Bổ sung, hỗ trợ

Từ “lâu dài” trong Bảng 10 được hiểu là chương trình được thực hiện xuyên suốt thời kỳ chiến lược này và có thể kéo dài sang thời kỳ chiến lược kế tiếp.

3.4.2. Mối quan hệ giữa các chiến lược và chương trình

Nhằm khái quát được toàn bộ nội dung chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2010 và các chương trình đã được trình bày, chúng ta có thể minh họa mối quan hệ khá tương đối của hai nhóm yếu này qua

Bảng 11 như sau:

Bảng 11: Tóm tắt các chiến lược và chương trình thực hiện

CÁC CHIẾN LƯỢC CÁC CHƯƠNG TRÌNH

1. Chiến lược đầu tư phát triển

2. Chiến lược phát triển sản phẩm

Chương trình 1: Mở rộng phạm vi hoạt động của thẻ thanh toán

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tạo nhiều tiện lợi để thu hút khách hàng

3. Chiến lược thâm nhập thị trường

4. Chiến lược phát triển thị trường

Chương trình 3: Đẩy mạnh hoạt động Marketing

Chương trình 4: Liên kết phát hành thẻ thanh toán

5. Chiến lược hội nhập theo hàng ngang

6. Chiến lược hội nhập về phía sau

Chương trình 5: Nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Chương trình 6: Kiểm soát đối với các nguồn đầu vào của hoạt động kinh doanh thẻ

Do các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển thẻ thanh toán đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau cho nên các chương trình và giải pháp phải thực hiện đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển thì mức độ quan trọng của các chương trình là khác nhau, trên cơ sở đó các ngân hàng có thể tập trung nguồn lực để thúc đẩy tiến trình thực hiện chiến lược. Trong thời gian thực hiện chiến lược (từ đầu năm 2005 đến hết năm 2010), có thể chia làm 2 phân kỳ: phân kỳ 1 (từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007); phân kỳ 2 (từ

đầu năm 2008 đến hết năm 2010). Trong phân kỳ 1, tập trung thực hiện chương trình 1, chương trình 2 chương trình 3. Ba chương trình này có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của chiến lược phát triển thẻ thanh toán. Thực hiện tốt ba chương trình này sẽ nâng cao được chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán, tạo tiền đề quan trọng để làm cho thẻ thanh toán trở thành một phương tiện thanh toán tiện lợi cho xã hội, đảm bảo thay thế tiền mặt trong thanh toán bởi tính nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hiện đại. Trong phân kỳ 2, khi chất lượng dịch vụ được tốt, tập trung đẩy mạnh chương trình 4, chương trình 5chương trình 6 để gia tăng nhanh chóng số lượng khách hàng và từng bước làm chủ được các nguồn đầu vào đối với hoạt động thẻ thanh toán.

Vận dụng sơ đồ GANTT, chúng ta có thẻ tóm tắt mối quan hệ giữa các chương trình và kết quả đạt được ở mỗi phân kỳ như sau:

Biểu đồ 6:Sơ đồ GANTT biểu thị mối quan hệ giữa các chương trình và kết quả ở mỗi phân kỳ Chương trình S1P1 S2P2 S3P3 S4P4 S5P5 S6P6 Kết quả phân kỳ 1 Kết quả phân kỳ 2 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Kết quả phân kỳ 1:

- Đã hình thành hệ thống thống thanh toán chung, Trung Tâm Thanh Toán Liên Ngân Hàng đã đi vào hoạt động và kết nối được với hệ thống xử lý giao dịch

thẻ của các ngân hàng thành viên.

- Phạm vi sử dụng thẻ thanh toán đã được mở rộng ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước, thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng tại mạng lưới chấp nhận thẻ (ATM và ĐVCNT) của các ngân hàng khác.

- Thẻ thanh toán đang thu hút nhiều khách hàng sử dụng, thói quen sử dụng thẻ đang dần được hình thành.

Kết quả phân kỳ 2:

- Thẻ thanh toán trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội, số lượng khách hàng sử dụng thẻ gia tăng nhanh chóng, đạt khoảng 10 triệu chủ thẻ.

- Hệ thống xử lý thông tin của các ngân hàng đã được hoàn thiện, đảm bảo xử lý tốt giao dịch phát sinh với số lượng lớn, thuận tiện trong việc triển khai gia tăng các tiện ích mới.

- Hoạt động thẻ trở thành một trong những hoạt động chính tạo ra lợi nhuận và gia tăng khách hàng cho các NHTM Việt Nam.

3.5. DỰ BÁO CHI PHÍ VÀ ĐÁNH GIÁ NGUỒN LỰC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC CHIẾN LƯỢC

Để chiến lược mang tính khả thi cần phải dự báo chi phí và đánh giá nguồn lực để thực hiện chiến lược. Trên cơ sở đó các NHTM thấy được tổng thể về quá trình phát triển thẻ thanh toán và có kế hoạch chuẩn bị các nguồn lực thực hiện.

3.5.1. Dự báo chi phí thực hiện

Căn cứ vào chi phí đầu tư phát triển thẻ thanh toán của một số NHTM Việt Nam trong thời gian qua và dự báo trong nhưng năm tới, chúng tôi ước tính tổng chi phí thực hiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán đến năm 2010 như sau:

Tổng chi phí thực hiện: 3.002 tỷ đồng (được diễn giải trong Phụ Lục 3), trong đó: + Chi phí phát hành thẻ: 150 tỷ đồng

+ Chi phí quảng cáo: 60 tỷ đồng + Chi phí chuyển tải thông tin đến chủ thẻ : 672 tỷ đồng + Chi phí phần mềm xử lý: 160 tỷ đồng

+ Chi phí đào tạo và sử dụng nhân lực : 54 tỷ + Chi phí sử dụng vốn: 606 tỷ đồng

+ Chi phí khác: 20 tỷ

Các số liệu trên chỉ mang tính tương đối để có thể thấy được tổng thể các chi phí đầu tư phát sinh trong quá trình thực hiện chiến lược.

3.5.2. Đánh giá nguồn lực thực hiện - Về tài chính: - Về tài chính:

Từ nguồn tài trợ bên ngoài:

Với cam kết giúp đỡ Việt Nam thực hiện hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, Ngân Hàng Thế Giới tiếp tục tài trợ cho Việt Nam thực hiện Dự Án Hiện Đại Hóa Ngân Hàng Và Hệ Thống Thanh Toán Việt Nam 1.2 (VN-Payment System and Bank Modernization Project 1.2) với số tiền 100 triệu đô la Mỹ. Dự án này sẽ tạo điều kiện thuận để các ngân hàng Việt Nam triển khai hiện đại hóa hệ thống thanh toán. Dự án này hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam.

Từ bản thân các ngân hàng:

Tổng số vốn điều lệ của các NHTM Việt Nam hiện nay trên 24.500 tỷ đồng, số vốn này luôn tăng qua các năm do được Nhà Nước cung cấp thêm vốn (đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh) và tự huy động tăng vốn điều lệ (đối với các ngân hàng thương mại cổ phần). Với chi phí đầu tư ước tính như trên, các NHTM Việt Nam có đủ khả năng tài chính để thực hiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán.

- Về nhân lực:

Hiện nay, số lượng nhân sự làm việc tại các NHTM Việt Nam trên 30.000 người, hơn 50% nhân viên có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên. Ngoài kiến thức chuyên môn, nhân viên còn được trang bị kỹ năng ngoại ngữ, tin học và các kỹ năng

khác. Với lực lượng khá hùng hậu như vậy, các NHTM Việt Nam có đủ nguồn lực về nhân sự để thực hiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán.

Bên cạnh đó, Nhà nước luôn ủng hộ và giúp đỡ các ngân hàng phát triển các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, các NHTM Việt Nam có đủ nguồn lực để phát triển thẻ thanh toán. Vấn đề còn lại là tổ chức thực hiện và sự quyết tâm thực hiện chiến lược của các ngân hàng Việt Nam.

3.6. HIỆU QUẢ KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THẺ THANH TOÁN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI THẺ THANH TOÁN CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

3.5.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Có thể đánh giá hiệu quả kinh tế của chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam đến năm 2010 là sẽ đẩy mạnh hoạt động thẻ thanh toán phát triển mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu, góp phần đưa thẻ thanh toán trở thành phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt phổ biến trong xã hội.

Với định hướng phát triển đúng hướng và các chương trình thực hiện cụ thể, các NHTM Việt Nam sẽ đưa thẻ thanh toán gần gũi hơn với công chúng, tạo nhiều tiện ích cho người sử dụng, phát huy được vai trò trung tâm thanh toán của nền kinh tế. Thực hiện chiến lược trên, chúng ta có thể khái quát những hiệu quả kinh tế nhất định mà các NHTM Việt Nam sẽ đạt được đến năm 2010 như sau:

- Số lượng người sử dụng thẻ thanh toán là 10 triệu người. - Huy động vốn bình quân từ hoạt động thẻ là 30.000 tỷ đồng.

- Tỷ trọng thu nhập từ các hoạt động liên quan đến thẻ thanh toán chiếm 20% tổng thu nhập của các ngân hàng.

- Tỷ trọng thanh toán không bằng tiền mặt tăng lên 80% trong tổng các phương tiện thanh toán.

- Nâng cao vị thế cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong xu thế hội nhập quốc tế.

3.5.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Bên cạnh những hiệu quả về mặt kinh tế, chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam đến năm 2010 còn mang lại những hiệu quả về mặt xã hội như:

- Cung cấp phương tiện thanh toán hiệu quả cho nền kinh tế, thỏa mãn nhu cầu đa dạng của xã hội và cộng đồng, xây dựng hành vi văn minh trong thanh toán.

- Hạn chế các tội phạm liên quan đến tiền mặt trong xã hội như trộm, cướp, tiền giả... Giảm bớt thời gian kiểm điểm, vận chuyển, bảo quản tiền mặt. - Giảm bớt lao động phổ thông, gia tăng lao động có trình độ chuyên môn cao,

góp phần nâng cao trình độ hiểu biết và tiếp cận công nghệ mới của người dân.

KIẾN NGHỊ

Để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam đến năm 2010 mang tính khả thi cao và đạt được hiệu quả, chúng tôi xin kiến nghị đến Nhà nước và các NHTM một số vấn đề sau:

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)