Mối quan hệ giữa các chiến lược và chương trình

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 56 - 58)

2010

3.4.2. Mối quan hệ giữa các chiến lược và chương trình

Nhằm khái quát được toàn bộ nội dung chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống NHTM Việt Nam đến năm 2010 và các chương trình đã được trình bày, chúng ta có thể minh họa mối quan hệ khá tương đối của hai nhóm yếu này qua

Bảng 11 như sau:

Bảng 11: Tóm tắt các chiến lược và chương trình thực hiện

CÁC CHIẾN LƯỢC CÁC CHƯƠNG TRÌNH

1. Chiến lược đầu tư phát triển

2. Chiến lược phát triển sản phẩm

Chương trình 1: Mở rộng phạm vi hoạt động của thẻ thanh toán

Chương trình 2: Nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ, tạo nhiều tiện lợi để thu hút khách hàng

3. Chiến lược thâm nhập thị trường

4. Chiến lược phát triển thị trường

Chương trình 3: Đẩy mạnh hoạt động Marketing

Chương trình 4: Liên kết phát hành thẻ thanh toán

5. Chiến lược hội nhập theo hàng ngang

6. Chiến lược hội nhập về phía sau

Chương trình 5: Nâng cao năng lực tài chính, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

Chương trình 6: Kiểm soát đối với các nguồn đầu vào của hoạt động kinh doanh thẻ

Do các yếu tố liên quan đến quá trình phát triển thẻ thanh toán đều có mối quan hệ hữu cơ, tác động lẫn nhau cho nên các chương trình và giải pháp phải thực hiện đồng bộ nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên trong mỗi giai đoạn phát triển thì mức độ quan trọng của các chương trình là khác nhau, trên cơ sở đó các ngân hàng có thể tập trung nguồn lực để thúc đẩy tiến trình thực hiện chiến lược. Trong thời gian thực hiện chiến lược (từ đầu năm 2005 đến hết năm 2010), có thể chia làm 2 phân kỳ: phân kỳ 1 (từ đầu năm 2005 đến hết năm 2007); phân kỳ 2 (từ

đầu năm 2008 đến hết năm 2010). Trong phân kỳ 1, tập trung thực hiện chương trình 1, chương trình 2 chương trình 3. Ba chương trình này có ý nghĩa quan trọng, quyết định sự thành công của chiến lược phát triển thẻ thanh toán. Thực hiện tốt ba chương trình này sẽ nâng cao được chất lượng dịch vụ thẻ thanh toán, tạo tiền đề quan trọng để làm cho thẻ thanh toán trở thành một phương tiện thanh toán tiện lợi cho xã hội, đảm bảo thay thế tiền mặt trong thanh toán bởi tính nhanh chóng, an toàn, thuận tiện và hiện đại. Trong phân kỳ 2, khi chất lượng dịch vụ được tốt, tập trung đẩy mạnh chương trình 4, chương trình 5chương trình 6 để gia tăng nhanh chóng số lượng khách hàng và từng bước làm chủ được các nguồn đầu vào đối với hoạt động thẻ thanh toán.

Vận dụng sơ đồ GANTT, chúng ta có thẻ tóm tắt mối quan hệ giữa các chương trình và kết quả đạt được ở mỗi phân kỳ như sau:

Biểu đồ 6:Sơ đồ GANTT biểu thị mối quan hệ giữa các chương trình và kết quả ở mỗi phân kỳ Chương trình S1P1 S2P2 S3P3 S4P4 S5P5 S6P6 Kết quả phân kỳ 1 Kết quả phân kỳ 2 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Năm Kết quả phân kỳ 1:

- Đã hình thành hệ thống thống thanh toán chung, Trung Tâm Thanh Toán Liên Ngân Hàng đã đi vào hoạt động và kết nối được với hệ thống xử lý giao dịch

thẻ của các ngân hàng thành viên.

- Phạm vi sử dụng thẻ thanh toán đã được mở rộng ra tất cả các tỉnh thành trong cả nước, thẻ của ngân hàng này có thể sử dụng tại mạng lưới chấp nhận thẻ (ATM và ĐVCNT) của các ngân hàng khác.

- Thẻ thanh toán đang thu hút nhiều khách hàng sử dụng, thói quen sử dụng thẻ đang dần được hình thành.

Kết quả phân kỳ 2:

- Thẻ thanh toán trở thành phương tiện thanh toán phổ biến trong xã hội, số lượng khách hàng sử dụng thẻ gia tăng nhanh chóng, đạt khoảng 10 triệu chủ thẻ.

- Hệ thống xử lý thông tin của các ngân hàng đã được hoàn thiện, đảm bảo xử lý tốt giao dịch phát sinh với số lượng lớn, thuận tiện trong việc triển khai gia tăng các tiện ích mới.

- Hoạt động thẻ trở thành một trong những hoạt động chính tạo ra lợi nhuận và gia tăng khách hàng cho các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)