những năm qua.
2.1.3.1. Những mặt tích cực
Mặc dù thẻ thanh toán xuất hiện khá muộn tại Việt Nam nhưng với những nổ lực của các NHTM và sự ủng hộ của Nhà nước, quá trình phát triển thẻ thanh toán tại Việt Nam đạt được những mặt tích cực sau đây:
- Giới thiệu được một phương tiện thanh toán mới, văn minh, nhanh chóng, hiện đại đến dân chúng. Thẻ thanh toán đã giúp người dân quen dần với phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt đang được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới. Thông qua việc phát triển thẻ thanh toán các NHTM đã thu hút được nhiều khách hàng, bán được nhiều sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần làm cho ngân hàng gần gũi hơn với người dân.
- Tạo thuâän lợi cho khách hàng có nhu cầu chi tiêu ở nước ngoài. Trong thời gian qua, thẻ quốc tế đã giúp những người đi du lịch, công tác nước ngoài có được
phương tiện thanh toán thuận tiện ở nước ngoài. Thẻ quốc tế giúp các phụ huynh an tâm hơn đến túi tiền của con cháu hoặc người thân của mình khi học tập ở nước ngoài và việc chu cấp cũng như quản lý chi tiêu dễ dàng hơn.
- Tăng thu nhập cho các đối tượng tham gia hoạt động theû. Mặc dù cả nước chỉ mới có 9.000 ĐVCNT, còn ít so với nhu cầu sử dụng thẻ cũng như so sánh với các nước trong khu vực nhưng đã nói lên những nỗ lực không ngừng của các NHTM trong việc gia tăng tiện ích cho khách hàng. Việc chấp nhận thanh toán thẻ đã đem lại hiệu quả cho một số loại hình kinh doanh như du lịch, nhà hàng, khách sạn, cửa hàng lưu niệm… mà nếu không chấp nhận thẻ có thể bị mất một số lượng lớn khách hàng. Với việc làm đại lý ứng tiền mặt cho thẻ quốc tế, các ngân hàng, doanh nghiệp đã thu được nguồn phí đáng kể, góp phần gia tăng lợi nhuận của các bên tham gia.
- Tạo được tiền đề căn bản để phát triển mạnh dịch vụ thẻ sau này. Sau nhiều năm phát triển dịch vụ thẻ thanh toán (cả phát hành và làm đại lý thanh toán) các NHTM đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm, kiến thức trong lĩnh vực thẻ thanh toán. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phải kết nối chung hệ thống thanh toán để tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như tạo được nhiều tiện ích cho khách hàng, các NHTM đang ngồi vào bàn thương lượng với nhau để xây dựng mạng thanh toán chung. Mặc khác, do nhận thức được tầm quan trọng của dịch vụ thẻ, các NHTM đã và đang tập trung đầu tư, quan tâm và coi thẻ thanh toán là sản phẩm chiến lược để phát triển ngân hàng trong tương lai.
2.1.3.2. Những mặt hạn chế
- Đối tượng đăng ký và sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam còn ít, chủ yếu là các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam, một số quan chức, thương gia có thu nhập cao và gần đây là mở rộng sang đối tượng nhận lương qua thẻ nội địa. Số lượng chủ thẻ vẫn còn ít so với tiềm năng phát triển của nó.
- Người dân vẫn còn xa lạ với thẻ thanh toán và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Tâm lý người dân vẫn còn thích sử dụng tiền mặt trong các giao dịch
thanh toán. Công tác tiếp thị, giới thiệu thẻ thanh toán còn yếu, nhiều người thu nhận kiến thức về thẻ thông qua các nguồn không chính thức đã dẫn đến các thông tin bị sai lệch hoặc thắc mắc về thông tin không tự giải quyết được. Chính vì thế, thẻ thanh toán đã xuất hiện hơn 10 năm tại Việt Nam nhưng vẫn còn nhiều người chưa biết gì về thẻ thanh toán. Hơn nữa, sự sụp đổ của một số tổ chức tín dụng trước đây đã làm không ít người chưa tin tưởng giao dịch với ngân hàng.
- Phạm vi sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam còn hẹp. Khách hàng chỉ sử dụng trong phạm vi một ngân hàng phát hành thẻ. Các ngân hàng thực hiện dịch vụ thẻ thanh toán chưa kết nối mạng được với nhau, điều này làm ảnh hưởng đến việc gia tăng tiện ích cho khách hàng. Phạm vi sử dụng dịch vụ thẻ thanh toán tại Việt Nam chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và một số thành phố du lịch khác. Số lượng ĐVCNT và ATM chưa nhiều, khách hàng chưa thể sử dụng thẻ thanh toán ở mọi lúc, mọi nơi. Chính vì vậy mà số lượng chủ thẻ trong thời gian qua còn ít, khách hàng nhận thấy thẻ thanh toán chưa thật sự mang lại nhiều tiện ích cho họ.
- Hạ tầng kỹ thuật của các NHTM Việt Nam thực hiện dịch vụ thẻ thanh toán còn lạc hậu và thiếu đồng boä. Tại Việt Nam hầu hết các NHTM tự xây dựng hệ thống thẻ của riêng mình, chưa có hệ thống thanh toán chung giữa các ngân hàng. Do khác biệt về công nghệ và chi phí đầu tư nên hệ thống thẻ của các NHTM Việt Nam khác nhau nhiều. Điều này ảnh hưởng đến việc kết nối hệ thống thanh toán chung sau này. Bên cạnh một số ngân hàng có kinh nghiệm nhiều năm trong việc phát hành thẻ đã xây dựng được hệ thống thẻ khá mạnh thì cũng có nhiều ngân hàng mới bước chân vào lĩnh vực thẻ. Đó là những hạn chế rất lớn của hệ thống thanh toán thẻ tại Việt Nam.