Các yếu tố của môi trường bên ngoài

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 33 - 36)

2.3.1.1. Các cơ hội (O)

a) Nhu cầu sử dụng thẻ thanh toán tại Việt Nam đang tăng lên.

Thẻ thanh toán được sử dụng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới và trong bối cảnh hội nhập quốc tế Việt Nam không năm ngoài xu thế đó. Lợi ích của thẻ thanh toán đang được người dân nhận thức đúng đắn và đầy đủ.

b) Nhà nước ủng hộ gia tăng các phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt và tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thẻ thanh toán.

Bên cạnh việc ban hành các văn bản pháp luật tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thẻ, Nhà nước đã không ngừng nghiên cứu, ban hành các quy chế hướng dẫn phục vụ cho quá trình hoạt động của thẻ thanh toán.

c) Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam khá ổn định, nền kinh tế phát triển theo xu hướng mở cửa và hội nhập. Điều này làm các nhà đầu tư an tâm mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh tại Việt Nam. Đây là điều kiện thuận lợi để phát huy và mở rộng hoạt động thẻ thanh toán.

d) Môi trường đầu tư, thương mại thay đổi theo hướng có lợi cho việc phát triển thẻ thanh toán.

Các loại hình kinh doanh bán lẻ như siêu thị, trung tâm thương mại… đang gia tăng số lượng, mở rộng phạm vi hoạt động và ngày càng thu hút nhiều khách hàng. Đây là những nơi rất thuận tiện để mở rộng thanh toán bằng thẻ.

Các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều sẽ là môi trường thuận lợi để các NHTM đẩy mạnh hoạt động chi lương và thanh toán qua thẻ.

e) Việt Nam có dân số trẻ, số lượng thanh niên, sinh viên ngày càng nhiều. Đây là lực lượng có trình độ, năng động, thích tìm hiểu và tiếp cận các công nghệ mới, hiện đại.

f) Công nghệ tin học ngày càng phát triển và hỗ trợ đắc lực cho việc phát triển thẻ thanh toán. Nhà nước Việt Nam coi công nghệ thông tin là một trong những ngành mũi nhọn được ưu tiên phát triển và tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng

dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, đặc biệt là trong lĩnh vực ngân hàng.

2.3.1.2. Các nguy cơ (T)

a) Tâm lý ưa chuộng tiền mặt vẫn còn rất phổ biến trong các tầng lớp dân cư. Người dân chưa quen với các dịch vụ ngân hàng, không ít người dân vẫn chưa an tâm khi giao dịch với ngân hàng.

b) Gian lận trong quá trình sử dụng thẻ ngày càng tinh vi hơn, mức độ thiệt hại ngày càng lớn. Kỹ thuật gian lận và phòng chống gian lận đối với thẻ thanh toán luôn phải đuổi bắt nhau. Điều này ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng khi sử dụng thẻ.

c) Thu nhập và tích lũy trong đa số dân cư vẫn còn thấp.

Mặc dù trong những năm gần đây thu nhập bình quân trên đầu người có tăng nhưng so với các nước trên thế giới Việt Nam vẫn nằm trong danh sách các nước nghèo. Thu nhập của phần lớn dân cư ở mức độ đủ chi tiêu cho cuộc sống, tích lũy còn thấp.

d) Một bộ phận không nhỏ có tâm lý không giao dịch với ngân hàng để dễ dàng trốn thuế. Các giao dịch cá nhân về mua bán nhà đất, tài sản … và nhiều khoản thu nhập thiếu minh bạch đều giao dịch bằng tiền mặt để lẩn tránh sự kiểm soát và tránh nộp thuế.

e) Dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện ngày càng phát triển và đang trở thành đối thủ rất lớn không chỉ đối với thẻ thanh toán mà còn các dịch vụ khác của NHTM.

Với dịch vụ ngày càng đa dạng và mạng lưới hoạt động rộng khắp (hơn 719 bưu cục trong cả nước), dịch vụ Tiết kiệm Bưu Điện sẽ cạnh tranh rất quyết liệt với thẻ thanh toán trong tương lai.

f) Hàng rào bảo hộ đối với các NHTM Việt Nam dần dần bãi bỏ, các ngân hàng nước ngoài ngày càng được mở rộng hoạt động tại Việt Nam.

Với sức mạnh về tài chính, công nghệ và kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thẻ thanh toán của các ngân hàng nước ngoài sẽ là nguy cơ rất lớn đối với các

NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu 205 Chiến lược phát triển thẻ thanh toán của hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam đến năm 2010 (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)