PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 76 - 80)

C ải cách hành chính nhằm sắp xếp, tinh giản bộ máy, chống quan liêu cửa quyền, nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy hành chính ải cách hành chính

PHẦN KẾT LUẬN

-77-

Cùng với xu thế phát triển chung của nền kinh tế thế giới, cũng như các nước trong khu vực, Việt Nam đang nỗ lực vươn lên hòa chung vào tiến trình phát triển. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IIIV, thứ IX đã nhấn mạnh: Đường lối kinh tế của Đảng ta là đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp, ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng một nền kinh tế mở hướng ra bên ngoài…

Để phấn đấu đến năm 2020 trở thành một nước công nghiệp thì việc tập trung xây dựng nền tảng cho nó trở thành yêu cầu cấp thiết và là nhiệm vụ trọng tâm trong thời kỳ Chiến lược 10 năm (2001-2010), đó chính là: Xây dựng tiềm lực kinh tế và cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại hóa. Trong đó bao gồm: kết cấu hạ tầng kinh tế, kết cấu hạ tầng xã hội, phát triển công nghiệp tư liệu sản xuất quan trọng, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp quốc phòng, nền nông nghiệp hàng hóa lớn, các dịch vụ cơ bản và tiềm lực khoa học công nghệ.

Quán triệt được đường lối trên Đảng và Nhà nước ta đã tích cực chú trọng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ và từng bước hiện đại hóa hệ thống kết cấu hạ tầng: giao thông, điện lực, thông tin, thủy lợi… trong đó năng lượng phải đi trước một bước đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo an toàn năng lượng quốc gia; Cung cấp đủ nước sạch cho đô thị, khu công nghiệp và cho trên 90% dân cư nông thôn; Giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước và xử lý chất thải đô thị.

Thực hiện đường lối phát triển kinh tế xã hội của Đảng, hoạt động đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và xây dựng kết cấu hạ tầng của tỉnh Bình Thuận cũng ngày càng được quan tâm rất lớn thể hiện qua tỷ trọng chi trong tổng chi ngân sách, mức chi năm sau luôn cao hơn năm trước, phần tăng thu ngân sách hàng năm luôn ưu tiên bổ sung chi cho đầu tư, nhiều công trình đã hoàn thành và phát huy tác dụng…

Từ cơ sở lý luận, và thực tiễn phát triển hoạt động đầu tư tỉnh Bình Thuận, luận văn đã đề xuất các giải pháp chiến lược theo nhóm giải pháp thích hợp, mong được kịp thời góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư một cách hợp lý và khoa học.

-78-

Với khả năng và thời gian có hạn, tác giả đã tiếp cận và thực hiện phân tích khối lượng thông tin rất lớn thuộc nhiều lĩnh vực. Do đó luận văn sẽ khó tránh khỏi những sai sót, tác giả với tất cả những cố gắng và nhiệt tình mong muốn góp một phần nhỏ vào việc thúc đẩy hoạt động đầu tư xây dựng của tỉnh Bỉnh Thuận ngày càng tốt hơn.

Kính mong được Quý Thầy Cô, các nhà nghiên cứu và các bạn học viên góp ý để bản luận văn được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành bày tỏ sự biết ơn đối với PGS.TS Nguyễn Thị Diễm Châu, người đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này./.

Ph lc 1

SƠ ĐỒ MỐI QUAN HỆ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA DÀN TRẢI , KÉO DÀI, KÉM HIỆU QUẢ, THẤT THOÁT, LÃNG PHÍ VÀ TỔN THẤT

-79-

(GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân)

1.Quản lý vĩ mô vốn và ngân sách nhà nước 2.Chất lượng qui hoạch

3.Cơ chế xin cho + qui hoạch kém → qui hoạch sai mục tiêu

4.Cập rập, hoàn thành vào giờ chót

5.Xuống cấp do thiếu dự trù vốn để bảo trì 1.Khi đưa công trình vào sử dụng điều kiện

KT-XH khác với luận chứng kinh tế kỹ thuật

2.Tính năng kỹ thuật các thiết bị lỗi thời

1.Qui trình, thủ tục nặng nề 1.Giá đất và GPMB tăng nhưng nhiều khe hở 2.Thất thoát vật tư, thiết bị 2.Không đủ vốn thực hiện 3.Giá thiết bị so với tính 3.Giải ngân chậm năng kỹ thuật trở nên lạc hậu 4.Tổng dự toán công trình tăng

1.Qui trình qui hoạch-kế hoạch-dự án khép kín

2.Chất lượng khảo sát, thiết kế

3.Tư vấn thiết kế (khi có tiêu cực) 4.Thẩm định, trình phê duyệt 1.QH, kế hoạch không tính đến hiệu quả 5.Cơ chếđấu thầu bị lợi dụng

tư duy bao cấp nặng 6.Thi công (mua vật tư / giá /chủng loại / tiêu cực)

2.Cơ chế xin – cho → công trình ngoài 7.Giám sát thi công hình thức / thông đồng qui hoạch, kế hoạch 8.Nghiệm thu hình thức / tiêu cực

3.Bất cập giữa khả năng ngân sách nhà 9.Giải ngân chậm, có tiêu cực nước và số lượng công trình 10.Thanh quyết toán chậm, tiêu cực 4.Giao cho các địa phương chỉ tiêu tốc 11.Năng lực chủđầu tư và ban quản lý dự

án Tn tht ngun E. Lãng phí vốn nhà nước trong xây dựng cơ bản C. Kém hiệu Chất lượng và tuổi thọ công trình gi m B.Kéo A. Dàn trải D. Thất thoát vốn xây dựng công trình

-80-

độ phát triển dẫn đến phát triển theo 12.Ngân sách nhà nước phải trả lãi phần giải ngân

chiều rộng chậm ODA, trái phiếu và công trái chính phủ

Qua sơ đồ trên, GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân đã đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong xây dựng cơ bản như sau:

• Cần quản lý vĩ mô tốt hơn việc sử dụng nguồn vốn nhà nước đầu tư cho xây dựng cơ bản vì sự phát triển có chất lượng và bền vững; sử dụng vốn đúng trọng tâm trọng điểm hơn, có lộ trình thực hiện theo thứ tự ưu tiên. Cần quy

định việc đánh giá hiệu quả của mỗi dự án đầu tư xây dựng cơ bản là khâu cuối cùng của việc thực hiện dự án đó.

• Sử dụng tối ưu nguồn vốn ngân sách nhà nước còn có nghĩa cần và biết huy

động các nguồn vốn khác, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn ODA, vốn của các thành phần kinh tế khác vào các công trình kết cấu hạ tầng thích hợp bằng các chính sách và hình thức thích hợp.

• Cần làm rõ trách nhiệm và quyền hạn của tập thể và cá nhân trong công tác quy hoạch, thẩm định và quyết định phê duyệt dự án công trình. Phân cấp nhiều hơn cho địa phương là đúng, nhưng kèm theo là kỷ cương, tinh thần liên kết, phối hợp, tránh nếp tư duy sản xuất nhỏ, cá thể. Khen thưởng và kỷ

luật nghiêm minh.

• Cần đổi mới những cơ chế quản lý làm phát sinh tư tưởng cục bộ trong quy hoạch, khiến các địa phương - cho dù không có cơ sở - vẫn xin trung ương cơ

chế chính sách “đặc thù” cho mình, thay vì khuyến khích các địa phương liên kết, hợp tác với nhau để phát huy thế mạnh của vùng và để cùng phát triển. Chính các cơ chế này là nhân tố nội sinh của sự dàn trải trong đầu tư xây dựng cơ bản.

• Trước mắt, mọi dự án phải đưa ra đấu thầu công khai và ngay từ khâu lựa chọn công ty tư vấn khảo sát thiết kế lập dự án; hạn chế tối đa sự khép kín trong cùng một bộ ngành chủ quản. Mọi công trình đều phải được nghiệm thu từng giai đoạn và nghiệm thu cuối cùng với đầy đủ trách nhiệm của các bên, và mọi sai phạm phải bị chế tài nghiêm minh theo pháp luật.

• Chính phủ cần chỉđạo Bộ Kế hoạch - Đầu tư và Bộ Tài chính thực hiện đúng Luật ngân sách, cụ thể là hai dòng ngân sách đầu tư xây dựng cơ bản và chi thường xuyên cần được quản lý thống nhất, quy định rõ bộ nào chịu trách nhiệm cuối cùng trước Chính phủ và trước Quốc hội về hiệu quả sử dụng vốn nhà nước chi cho xây dựng cơ bản./.

Ph lc 2

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)