Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội:

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 60 - 61)

III. Bưu chính viễn thông 1 Sốđiện thoại /100 dân máy 3.103.784.59 5.217.17 8

CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƯ TỈNH BÌNH THUẬN–THỜI KỲ 2005-

3.1.5. Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội:

Xây dựng kết cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, hiện đại. Quy hoạch kết cấu hạ tầng với tầm nhìn 15-20 năm, kịp thời bổ sung và điều chỉnh quy hoạch trong từng giai đoạn. Đa dạng hóa các chính sách thu hút đầu tư, các hình thức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh xã hội hóa nguồn lực đầu tư, kể cả thu hút tư nhân, người nước ngoài đầu tư các công trình dịch vụ, công trình phúc lợi (cơ sở đào tạo nghề, bệnh viện, các thiết chế văn hóa, thể thao).

Huy động tốt hơn các nguồn lực xã hội cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội. Xây dựng cụ thể danh mục các công trình quan trọng, chủ yếu để tập trung đầu tư. Chuyển dịch cơ cấu đầu tư theo hướng phục vụ tốt

-61-

các ngành, lĩnh vực phát triển trọng tâm của tỉnh; chú ý các công trình phục vụ sản xuất nông nghiệp, phát triển du lịch và hạ tầng nông thôn, miền núi, hải đảo.

Tập trung đầu tư hệ thống các công trình lớn một cách đồng bộ, đạt chuẩn cấp quốc gia, có ý nghĩa cho sự phát triển của nền kinh tế như: các công trình thủy lợi lớn, hoàn thiện hệ thống đường giao thông, điện, cấp nước, bưu chính viễn thông ven biển, ga đường sắt Phan Thiết, cảng dịch vụ dầu khí, hệ thống cấp thoát nước đô thị, các dự án xử lý chất thải, phát triển các khu công nghiệp lớn, các khu dân cư… sử dụng có hiệu quả nguồn lực đầu tư. Phấn đấu trong 5 năm huy động các nguồn vốn cho đầu tư phát triển 33.000 tỷ đồng, trong đó vốn NSNN chiếm khoảng 20%, vốn các nhà đầu tư trong nước và dân cư khoảng 70-72%, vốn nước ngoài khoảng 8-10%.

Một phần của tài liệu 231 Các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư Bình Thuận thời kỳ 2005 - 2010 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)